Ý kiến cộng đồng cần được tham vấn bao gồm:
- Các hộ dân sống trong khu vực dự án, đặc biệt các hộ dân gần khu vực khai trường, các hộ dân phải di dời.
- UBND xã phường có khu vực dự án.
- UBMTTQ xã phường có khu vực dự án, các văn bản tham vấn cần đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên, nếu là cơ quan phải đóng dấu. Việc tham vấn cần đầy đủ họ tên, chữ ký của các thành phần hội nghị.
Các ý kiến tham vấn cần được trình bày khách quan rõ ràng, đầy đủ. Những ý kiến không thỏa đáng thì chủ dự án cần lý giải, phân tích làm rõ nguyên nhân. Các phiếu điều tra đưa về phụ lục.
PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ-XÃ HỘI
Địa chỉđiều tra: ……….. Người cung cấp: ………. Ngày điều tra: ...
Số liệu điều tra:
STT Nội dung Đơn vị Số lượng Ghi chú
1 Khoảng cách từ căn hộ đến biên giới mỏ m 2 Số nhân khẩu trong hộ Người 3 Dân tộc
4 Ngành nghề sinh sống
5 Số người trong độ tuổi lao động Người 6 Số người đang đi học Người
7 Diện tích đất ở m2
8 Diện tích đất nuôi trồng m2
9 Thu nhập bình quân đ/hộ/năm
10 Số người mắc bệnh mãn tính Người
Ý kiến riêng của người cung cấp điều tra:
1. Đối với dự án - Mong muốn dự án đi vào hoạt động - Phản đổi tự án đi vào hoạt động 2. Đối với vấn đềđền bù, di dời (nếu có) - Vui lòng di dời - Không vui lòng di dời 3. Ý kiến đề xuất ……… 4. Ý kiến khác.
………
Người điều tra Xác nhận của địa phương Người cung cấp
Chương 5: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG
Yêu cầu: Căn cứ vào các tác động môi trường nêu trong chương 4, đề xuất một cách cụ thể, khả thi các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu tới mức có thể các tác động môi trường do việc thực hiện dự án gây nên, đặc biệt đối với các dự án khai thác các loại khoáng sản có chứa các chất độc hại hoặc sử dụng hóa chất.
Như đã phân tích ở chương 4, các tác động của Dự án đến môi trường xuất phát từ việc thải các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào môi trường và các sự cố phát sinh trong quá tình hoạt động của dự án. Do vậy, để giảm thiểu các tác động của Dự án đến môi trường cần phải khống chế ô nhiễm do các chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố. Việc khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải của Dự án được tiến hành bằng cách kết hợp các biện pháp sau:
- Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố.
- Biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm và xử lý chất thải. - Biện pháp hoàn phục môi trường sau khai thác.
- Biện pháp quản lý và quan trắc môi trường.
Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường của dự án cần được trình bày một cách cụ thể về vị trí công trình, thông số làm việc, biện pháp tiến hành,… gắn với điều kiện thực tế của dự án, trách nhiệm của Chủ Đầu tư; tránh tình trạng đưa ra một cách chung chung, mang tính quy phạm, khuyến cáo.