Tác động đến môi trường không khí

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò hướng dẫn chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ hầm lò (dự thảo) (Trang 42 - 44)

a. Giai đoạn thi công xây dựng mỏ

Trong giai đoạn thi công công trình, chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi sinh ra từ quá trình san ủi đất, bốc dỡ vật liệu xây dựng, do khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải trong quá trình mở vỉa nhằm tạo đường ra vào mỏ, tạo mặt bằng công tác đầu tiên, bóc khối lượng đất phủ như ban đầu và khí thải (CO, SOx, NOx, hydrocarbon) của các phương tiện san ủi, xúc bóc và vận chuyển. Tác động lên môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ tương đối và chỉ mang tính tạm thời, nhưng cũng cần phải đánh giá để có biện pháp giảm thiểu thích hợp.

Tiếng ồn phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu là từ các máy móc san ủi, các phương tiện vận chuyển, xúc bóc, khoan nổ mìn trong đào lò, máy đào lò, quạt gió,....

Tất cả các công đoạn sản xuất mỏ hầm lò đều phát sinh ra bụi. Theo các số liệu thống kê, khai thác 1000 tấn than ở mỏ hầm lò tạo ra 11 - 12 kg bụi. Lượng bụi phát sinh nhiều nhất là ở khâu khấu than hoặc đào lò than bằng combai nhưng không sử dụng hệ thống chống bụi, ở khoan nổ mìn ở lò chợ và lò chuẩn bị, ở điểm chuyển tải than. Bụi ở vùng khai thác bao gồm những loại chính như: bụi đất đá, bụi than, bụi do sự bào mòn lốp xe của các phương tiện vận tải, thi công cơ giới và muội than của các động cơ do không đốt cháy hoàn toàn.

Ở các mỏ than hầm lò các chất khí độc, cháy nổ chủ yếu sinh ra do nổ mìn và do xuất ra từ than, đất đá xung quanh đường lò. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản thông qua các khâu khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển đổ thải, gia công chế biến cũng làm phát sinh các khí độc như :NO2, CO, SO2, H2S,.... Chất lượng không khí bị ảnh hưởng do quá trình khai thác chế biến phụ thuộc vào loài đất đá, khoáng sản, trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất và bảo vệ môi trường.

Do vậy trong phần đánh giá về tác động của khí thải đến môi trường không khí khu vực cần làm rõ các nội dung sau:

- Các nguồn thải khí độc, bụi và tiếng ồn của thiết bị máy móc…

- Thành phần, nồng độ, lưu lượng khí thải và mức độ gây ồn của từng nguồn. - Tính toán mức độ lan truyền ảnh hưởng môi trường không khí khu vực theo

thời gian và không gian trên cơ sở sử dụng các mô hình lan truyền khí (Sutton, Gausse, Screen 3, IGM...).

Tiếng ồn: tiếng ồn trong khai thác chế biến khoáng sản thường không chỉ gây khó chịu cho dân cư sống trong những khu vực lân cận mà còn có thể có tác động đến cả các loài động vật hoang dã trong vùng.

Ở các mỏ hầm lò tiếng ồn phát sinh đáng kể là trạm quạt. Ví dụ ở trạm quạt mỏ Vàng Danh là 85-88 dB, còn ở mỏ Mạo Khê, trong lòng giếng chính mức -80 là 90-95 dB, khu giếng phụ mức -25 là 90-90,8 dB.

Nguồn phát sinh tiếng ồn chính trong khai thác chế biến khoáng sản này là từ hoạt động nổ mìn, thứ đến là hoạt động của máy khoan, thiết bị xúc bốc, phương tiện vận chuyển và thiết bị đập nghiền. Việc đánh giá mức độ tiếng ồn do nổ mìn cần phải căn cứ vào đặc tính thuốc nổ được sử dụng, lượng thuốc nổ của một lỗ khoan, của một lần nổ mìn, công nghệ nổ mìn và điều kiện địa hình, cấu tạo địa

chất khu vực. Thông thường mức ồn do nổ mìn có thể lên tới trên 100 dBA và lan xa hàng km.

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò hướng dẫn chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ hầm lò (dự thảo) (Trang 42 - 44)