TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò hướng dẫn chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ hầm lò (dự thảo) (Trang 41)

4.3.1. Tác động đến môi trường nước

a. Giai đoạn thi công xây dựng mỏ

Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chẩy tràn trên bề mặt công trường xây dựng và khu mỏ.

- Do tập trung nhiều công nhân nên lượng nước thải sinh hoạt (bình quân 60- 80 l/người/ngày đêm) thường lớn, song cũng thay đổi theo thời gian và mùa trong năm. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật.

- Nước mưa chẩy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác.

b. Giai đoạn hoạt động khai thác mỏ

Trong khai thác mỏ, khả năng ô nhiễm nguồn nước có quan hệ rất chặt chẽ với việc quản lý đất đai. Công việc khai thác thường gây suy thoái đến cả chất lượng nước ngầm và nước mặt. Ðánh giá các tác động lên môi trường nước được dựa trên các số liệu phân tích định lượng chất lượng nước và những phân tích sâu sắc theo một số nguyên nhân gợi ý sau đây:

- Trong khi khai thác các khoáng vật sunfua trong đá có thể tiếp xúc với không khí, nơi dễ dàng bị ôxy hoá thành các sunfat dễ hoà tan. Hệ quả là làm tăng sự axit hoá trong nước ngầm khi chảy qua đất đá mới khai thác.

- Các nguyên tố kim loại nặng phân tán trong đất đá, cũng như các ion Ca2+ , Mg2+ làm thay đổi thành phần hoá học và độ cứng của nước.

- Sự gia tăng của hàm lượng chất lơ lứng trong nước mặt do nước mưa và nước chẩy từ moong khai thác cuốn theo nhiều đất, cát và bột đá.

- Mực nước ngầm bị biến đổi mạnh có thể dẫn đến làm khô cạn nguồn nước ngầm khu vực xung quanh mỏ khi tiến hành khai thác xuống sâu hoặc tháo khô mỏ (đặc biệt trong khai thác sét). Trong một số trường hợp những mỏ khai thác sâu dưới mực nước biển có thể dẫn đến sự xâm nhập nước biển làm ô nhiễm nguồn nước.

- Trong quá trình khai thác và chế biến nếu việc quản lý đất đá thải không tốt sẽ dẫn đến việc san lấp hết ao hồ, sông suối và ruộng rẫy của khu vực lân cận, cũng như hình thành các moong khai thác sâu làm nơi tích tụ nước mặt. Ðiều đó dẫn đến sự thay đổi diện tích mặt nước và cân bằng nước khu vực.

Ðặc điểm, tính chất nêu trên của nước chẩy từ khu vực mỏ sẽ làm ô nhiễm nước mặt ở những ao, hồ, sông cũng như nước ngầm trong khu vực. Do vậy trên cơ sở lấy mẫu phân tích hoặc thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phần nội dung này cần thiết phải làm rõ, xác định và tính:

- Tổng lượng nước thải sinh hoạt, nước mỏ sinh ra trong ngày, tháng, năm và đặc biệt sau những trận mưa có lưu lượng lớn.

- Thành phần và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.

- Vị trí và khả năng tiếp nhận nước thải của các điểm nước mặt trong khu vực.

- Ðánh giá khả năng lan truyền và mức độ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm có thể xẩy ra.

Theo một số tài liệu của TKV, lượng nước thải từ các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh dao động trong khoảng 25 - 30 triệu m3/năm, trong đó ở khu mỏ Cẩm Phả là 6 triệu m3/năm, khu mỏ Mạo Khê là 3 triệu m3/năm, khu mỏ Mông Dương là 1 triệu m3/năm.

4.3.2. Tác động đến môi trường không khí

a. Giai đoạn thi công xây dựng mỏ

Trong giai đoạn thi công công trình, chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi sinh ra từ quá trình san ủi đất, bốc dỡ vật liệu xây dựng, do khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải trong quá trình mở vỉa nhằm tạo đường ra vào mỏ, tạo mặt bằng công tác đầu tiên, bóc khối lượng đất phủ như ban đầu và khí thải (CO, SOx, NOx, hydrocarbon) của các phương tiện san ủi, xúc bóc và vận chuyển. Tác động lên môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ tương đối và chỉ mang tính tạm thời, nhưng cũng cần phải đánh giá để có biện pháp giảm thiểu thích hợp.

Tiếng ồn phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu là từ các máy móc san ủi, các phương tiện vận chuyển, xúc bóc, khoan nổ mìn trong đào lò, máy đào lò, quạt gió,....

Tất cả các công đoạn sản xuất mỏ hầm lò đều phát sinh ra bụi. Theo các số liệu thống kê, khai thác 1000 tấn than ở mỏ hầm lò tạo ra 11 - 12 kg bụi. Lượng bụi phát sinh nhiều nhất là ở khâu khấu than hoặc đào lò than bằng combai nhưng không sử dụng hệ thống chống bụi, ở khoan nổ mìn ở lò chợ và lò chuẩn bị, ở điểm chuyển tải than. Bụi ở vùng khai thác bao gồm những loại chính như: bụi đất đá, bụi than, bụi do sự bào mòn lốp xe của các phương tiện vận tải, thi công cơ giới và muội than của các động cơ do không đốt cháy hoàn toàn.

Ở các mỏ than hầm lò các chất khí độc, cháy nổ chủ yếu sinh ra do nổ mìn và do xuất ra từ than, đất đá xung quanh đường lò. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản thông qua các khâu khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển đổ thải, gia công chế biến cũng làm phát sinh các khí độc như :NO2, CO, SO2, H2S,.... Chất lượng không khí bị ảnh hưởng do quá trình khai thác chế biến phụ thuộc vào loài đất đá, khoáng sản, trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất và bảo vệ môi trường.

Do vậy trong phần đánh giá về tác động của khí thải đến môi trường không khí khu vực cần làm rõ các nội dung sau:

- Các nguồn thải khí độc, bụi và tiếng ồn của thiết bị máy móc…

- Thành phần, nồng độ, lưu lượng khí thải và mức độ gây ồn của từng nguồn. - Tính toán mức độ lan truyền ảnh hưởng môi trường không khí khu vực theo

thời gian và không gian trên cơ sở sử dụng các mô hình lan truyền khí (Sutton, Gausse, Screen 3, IGM...).

Tiếng ồn: tiếng ồn trong khai thác chế biến khoáng sản thường không chỉ gây khó chịu cho dân cư sống trong những khu vực lân cận mà còn có thể có tác động đến cả các loài động vật hoang dã trong vùng.

Ở các mỏ hầm lò tiếng ồn phát sinh đáng kể là trạm quạt. Ví dụ ở trạm quạt mỏ Vàng Danh là 85-88 dB, còn ở mỏ Mạo Khê, trong lòng giếng chính mức -80 là 90-95 dB, khu giếng phụ mức -25 là 90-90,8 dB.

Nguồn phát sinh tiếng ồn chính trong khai thác chế biến khoáng sản này là từ hoạt động nổ mìn, thứ đến là hoạt động của máy khoan, thiết bị xúc bốc, phương tiện vận chuyển và thiết bị đập nghiền. Việc đánh giá mức độ tiếng ồn do nổ mìn cần phải căn cứ vào đặc tính thuốc nổ được sử dụng, lượng thuốc nổ của một lỗ khoan, của một lần nổ mìn, công nghệ nổ mìn và điều kiện địa hình, cấu tạo địa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chất khu vực. Thông thường mức ồn do nổ mìn có thể lên tới trên 100 dBA và lan xa hàng km.

4.3.3. Tác động đến môi trường đất

Những đánh giá tác động của dự án đến môi trường đất được thể hiện chủ yếu dưới dạng phân tích một cách cụ thể, định hướng các vấn đề sau:

- Xung đột với địa phương về chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.

- Mất diện tích đất, đất mầu (đặc biệt quan trọng đối với khu vực miền núi) cho việc hình thành khu mỏ, bãi thải, sân công nghiệp, bến bãi và khu lưu không, ...

- Biến đổi chất lượng đất do nứt nẻ, dịch động, xói mòn, phong hoá và ô nhiễm.

- Sa mạc hóa vùng hạ lưu do trôi lấp bùn thải, mạt đá, trôi rũa đất mầu,...

4.3.4. Chất thải rắn

a. Giai đoạn thi công chuẩn xây dựng mỏ

Chất thải rắn sinh ra trong giai đoạn này bao gồm hai bộ phận chủ yếu là: Các rác thải sinh hoạt, nguyên vật liệu xây dựng phế thải rơi vãi như gạch ngói, xi măng, sắt thép vụn, vỏ thùng, bao bì đóng máy móc, vâth tư nội thất, giấc bọc phụ, đất đá thải khi tiến hành các công trình mở vỉa. Tuy nhiên lượng chất thải này là không lớn.

b. Giai đoạn hoạt động khai thác mỏ

Hoạt động khai thác mỏ hầm lò làm phát sinh một khối lượng lớn chất thải rắn, bao gồm đất đá bẩn quặng, các vỉa đá kẹp trong thân khoáng, sản phẩm khi đào các lò trong đá. Trong quá trình phân tích, đối với loại dự án này cần quan tâm xem xét đến sự có mặt của các dạng sunfua trong chất thải vì chúng có thể tạo thành axit. Các dạng axit kiềm chế sự phát triển của thực vật và ăn mòn công trình. Các kim loại đi kèm như thuỷ ngân, cadimi, coban, chì, antimoan, sắt cũng như các hoá chất như xianua cũng phải quan tâm nếu như chúng ở dạng hoà tan hoặc được đánh đống trên bề mặt.

c. Giai đoạn đóng cửa mỏ

Chất thải trong giai đoạn đóng cửa mỏ chủ yếu là các phế thải xây dựng như gạch ngói, vôi vữa, mùn gỗ, sắt thép vụn,... và các rác thải sinh hoạt. Các rác thải

này cần phải được xử lý trước khi bàn giao công trình mỏ cũ cho địa phương, do vậy trong báo cáo cũng cần nghiên cứu kỹ phương án xử lý

Ðể đánh giá được mức độ tác động môi trường của chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn công nghiệp cần phải:

- Tính tổng khối lượng và thành phần chất thải rắn phát sinh trong từng công đoạn của dự án.

- Khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt.

Ngoài ra trong phần nội dung này cần có những đánh giá chi tiết về các bãi thải của mỏ.

4.4. TÁC ĐỘNG ĐỂN MÔI TRƯỜNG SINH HOC

Các tác động này chủ yếu liên quan đến việc thải các chất ô nhiễm nước, khí, đặc biệt là chất thải rắn vượt quá mức cho phép vào môi trường tiếp nhận, tạo ra những phản ứng dây truyền, gây nên những biến đổi về hệ sinh thái. Tuỳ theo dạng chất thải và môi trường tiếp nhận mà các hệ sinh thái có thể bị tác động:

- Hệ sinh thái dưới nước: Các tác động đối với hệ sinh thái dưới nước bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước do các loại nước thải của mỏ gây nên độ đục của nước tăng ngăn cản độ xuyên của ánh sáng, gây độ pH trong thuỷ vực bị thay đổi. Tuỳ theo đặc điểm hệ sinh thái của vùng dự án mà số loài bị tác động có thể nhiều hay ít.

- Hệ sinh thái trên cạn: Chất thải rắn và khí độc sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Nhìn chung, các động vật nuôi cũng như các loài động vật hoang dã đều rất nhạy cảm với sự ô nhiễm môi trường. Hầu hết các chất ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước thải đều có tác động xấu đến thực và động vật, gây ảnh hưởng có hại đối với nghề nông và nghề trồng vườn. Biểu hiện chính của nó là làm cho cây trồng như rau, đậu, lúa, ngô, các loại cây ăn trái và các loài cây cảnh chậm phát triển.

Với đặc điểm nêu trên cần thiết phải có những tính toán, dự báo về mức độ tác động này.

4.5. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-XÃ HÔI 4.5.1. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người 4.5.1. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người

Ðối với dự án khai thác chế biến khoáng sản, tất cả các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của con người trong vùng chịu ảnh hưởng của Dự án. Tuỳ thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng của các chất ô nhiễm mà mức độ tác hại của chúng đối với sức khoẻ cộng đồng sẽ khác nhau.

b. Kinh tế xã hội

Quá trình hình thành và sự hoạt động của một dự án công nghiệp như dự án khai thác mỏ có một ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn cho khu vực nói riêng và cho đất nước nói chung. Trước tiên là việc góp phần tạo ra công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Việc đưa Dự án vào hoạt động sẽ là nguồn thu hút lao động và giải quyết việc làm không chỉ cho người dân địa phương, tạo nên cảnh quan mới với tiến trình đô thị hoá nhanh hơn. Ðiều này cũng góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực.

Những nội dung này có thể được làm sáng tỏ bởi tính toán chi phí - lợi ích theo các nội dung sau:

1) Các chỉ tiêu linh tế cho 1 năm + Tổng chi phí trong năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các loại đóng góp - Thuế tài nguyên - Thuế VAT

- Thuế thu nhập doanh nghiệp 2) Hiệu quả kinh tế

3) Hiệu quả kinh tế xã hội + Tạo công ăn việc làm

+ Nâng cao trình độ tay nghề, khả năng quản lý, điều hành, nhận thức thức tế về thị trường trong và ngoài nước...

+ Tạo sản phẩm cho xã hội...

4.5.2. Tác động đến tài nguyên và môi trường do con người sử dụng

Nhu cầu sử dụng nước của mỏ hầm lò thường không lớn, song quá trình khai thác, nhất là ở các tầng sâu, việc boem thoát nước mỏ có thể ảnh hưởng đến chế độ nước ngầm khu vực thậm chí đưa đến nguy cơ gây nên sự cạn kiệt nguồn nước ngầm vào mùa khô, dân cư trong khu vực sẽ không đủ nước dùng và từ đó kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực khác.

Ngoài ra, việc thoát nước mỏ có thể làm gia tăng mức chịu tải của hệ thống thoát nước tập trung hoặc làm gia tăng lưu lượng và dòng chảy, làm ô nhiễm các sông tiếp nhận nước thải. Vì vậy cần phải xem xét và đánh giá thực tế về khả năng tiêu thoát nước của khu vực dự án, khả năng xảy ra tình trạng ngập lụt...

b. Giao thông vận tải

Sự hình thành và hoạt động của Dự án sẽ góp phần cùng với các hoạt động khác trong khu vực làm cho tình trạng vệ sinh đường phố, bụi tăng lên do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu. Mật độ giao thông trong khu vực tăng lên làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy vậy, chính sự phát triển của dự án cũng sẽ góp phần cải thiện hệ thống đường cũng như thúc đẩy quá trình đô thị hoá trong khu vực.

4.5.3. Công trình văn hoá lịch sử

Các công trình văn hoá lịch sử trong khu vực thực hiện dự án có thể bị tác động cần được mô tả và đánh giá cụ thể về các mặt: địa điểm, loại công trình, niên đại và giá trị tinh thần cũng như vật chất của công trình. Việc đánh giá tác động của dự án đối với các công trình văn hoá lịch sử và khảo cổ phải đề cập tới các tác động gây nứt nẻ, lún sụt công trình và đồng thời kiến nghị kế hoạch và biện pháp bảo vệ các công trình văn hoá lịch sủ trong khu vực dự án.

4.6. ÐÁNH GIÁ RỦI RO, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Trong khai thác mỏ hầm lò, đặc biệt hầm lò khai thác than, cần chú ý nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro sự cố về sập lò, bục nước, bục khí, cháy nổ mêtan, dịch động gây nứt nẻ bề mặt.

Bên cạnh đó, ĐTM cũng cần đáng giá đến các sự cố khác như: sét, điện dật, tai nạn giao thông trong lò, đá rơi từ nóc lò, các sự cố về nổ mìn,....

Ngoài những nội dung nêu trên cần đánh giá khả năng xảy ra sự cố ngập lụt

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò hướng dẫn chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ hầm lò (dự thảo) (Trang 41)