Ðối tượng quan trọng nhất cần phải có một chương trình giám sát chi tiết, cụ thể đối với dự án khai thác, chế biến đá và sét là môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, môi trường đất và sức khoẻ công nhân.
a. Giám sát môi trường không khí
- Ðối với môi trường không khí bên trong khu mỏ:
• Tại lò chợ khai thác, chân lò chợ, các đường lò vận chuyển, đường vận chuyển trong mặt bằng công nghiệp, khu vực gia công chế biến, khu vực hành chính, khu vực bãi thải...
- Ðối với môi trường không khí khu vực xung quanh nhà máy:
• Các điểm dân cư ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa Ðông và mùa hè.
• Các điểm dân cư ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa đông và mùa hè.
- Thông số cần giám sát:
• Tiếng ồn, bụi lơ lửng, khí SO2, NO2, CO và CO2.
b. Giám sát môi trường nước
- Ðối với các công trình xử lý nước thải:
• 1 điểm đầu vào và 1 điểm đầu ra của hệ thống xử lý nước thải (hồ lắng).
- Ðối với vực nước mặt tiếp nhận nước thải của mỏ:
• Một vài điểm trên và dưới nơi tiếp nhận. - Thông số cần giám sát:
c. Giám sát môi trường đất
- Quan trắc, giám sát quá trình trôi trượt, sạt lở bò moong, bãi thải (nếu có). - Quá trình bồi tụ, lắng đọng đất đá liên quan đến hoạt động của dự án tại các
dòng chẩy trong khu vực.
- Quá trình thu gom và bảo quản đất mầu.
Ngoài ra đối với hoạt động khai thác cần thiết phải có kế hoạch cụ thể để giám sát:
- Thi công đồng bộ và chất lượng các công trình bảo vệ môi trường. - Việc trồng cây xanh hai bên đường và vành đai bảo vệ khu mỏ.
- Quá trình hoàn phục và cải tạo môi trường thường tiến hành đồng thời với quá trình hoạt động vì vậy cần kiểm tra một số vấn đề sau đây:
• Vị trí các bãi thải, phương pháp thải có bảo đảm không?
• Các giải pháp hoàn phục và cải tạo môi trường sau khai thác có được thực hiện theo tiến độ và thiết kế không? Ðặc biệt là đối với môi trường đất, thực vật và cảnh quan.