a. Giai đoạn thi công chuẩn xây dựng mỏ
Chất thải rắn sinh ra trong giai đoạn này bao gồm hai bộ phận chủ yếu là: Các rác thải sinh hoạt, nguyên vật liệu xây dựng phế thải rơi vãi như gạch ngói, xi măng, sắt thép vụn, vỏ thùng, bao bì đóng máy móc, vâth tư nội thất, giấc bọc phụ, đất đá thải khi tiến hành các công trình mở vỉa. Tuy nhiên lượng chất thải này là không lớn.
b. Giai đoạn hoạt động khai thác mỏ
Hoạt động khai thác mỏ hầm lò làm phát sinh một khối lượng lớn chất thải rắn, bao gồm đất đá bẩn quặng, các vỉa đá kẹp trong thân khoáng, sản phẩm khi đào các lò trong đá. Trong quá trình phân tích, đối với loại dự án này cần quan tâm xem xét đến sự có mặt của các dạng sunfua trong chất thải vì chúng có thể tạo thành axit. Các dạng axit kiềm chế sự phát triển của thực vật và ăn mòn công trình. Các kim loại đi kèm như thuỷ ngân, cadimi, coban, chì, antimoan, sắt cũng như các hoá chất như xianua cũng phải quan tâm nếu như chúng ở dạng hoà tan hoặc được đánh đống trên bề mặt.
c. Giai đoạn đóng cửa mỏ
Chất thải trong giai đoạn đóng cửa mỏ chủ yếu là các phế thải xây dựng như gạch ngói, vôi vữa, mùn gỗ, sắt thép vụn,... và các rác thải sinh hoạt. Các rác thải
này cần phải được xử lý trước khi bàn giao công trình mỏ cũ cho địa phương, do vậy trong báo cáo cũng cần nghiên cứu kỹ phương án xử lý
Ðể đánh giá được mức độ tác động môi trường của chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn công nghiệp cần phải:
- Tính tổng khối lượng và thành phần chất thải rắn phát sinh trong từng công đoạn của dự án.
- Khối lượng, thành phần chất thải rắn sinh hoạt.
Ngoài ra trong phần nội dung này cần có những đánh giá chi tiết về các bãi thải của mỏ.