CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỚI MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-XÃ HỘ I

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò hướng dẫn chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ hầm lò (dự thảo) (Trang 63)

TỚI MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-XÃ HỘI

Như trên đã trình bày, các tác động đến môi trường kinh tế xã hội và nhân văn là đáng kể. Do vậy cần phải có các biện pháp thích hợp để giảm thiểu các tác động trên, trong đó chú ý đặc biệt đến những vấn đề sau:

- Có phương án di dân, đền bù một cách hợp tình, hợp lý và phù hợp với quy định hiện hành của chính phủ.

- Cơ cấu việc làm cho người dân địa phương chịu tác động của dự án. - Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp cho khu định cư mới...

5.5. HOÀN PHỤC MÔI TRƯỜNG SAU KHAI THÁC

Hoàn phục môi trường sau khai thác sẽ bao gồm việc đưa môi trường tự nhiên (đất, nước, sinh thái - cảnh quan) của khu vực mỏ trở về hoặc chuyển sang một trang thái tốt nhất có thể đồng thời giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường văn hoá, kinh tế - xã hội như việc làm của người lao động, điều kiện sinh sống tiếp theo của gia đình công nhân viên, ...

Xây dựng phương án hoàn phục môi trường phải tuân thủ một số nguyên tắc chung như sau:

- Phương án hoàn phục phải đề cấp ngay khi nghiên cứu thiết kế mỏ.

- Quá trình hoàn phục phải tiến hành song song với quá trình sản xuất và tuân thủ các luật pháp có liên quan (Luật đất đai, luật rừng, luật nước...). - Phải tôn trọng đặc thù phong tục, tập quán văn hoá xã hội của địa phương. - Phải hạn chế đến mức thấp nhất tác động của chất thải trong quá trình khai thác đến các yếu tố tự nhiên như địa hình, địa mạo, sinh thái, cảnh quan, ... - Ít gây xáo trộn nhất về mặt kinh tế - xã hội của khu vực.

Trước khi tiến hành đóng cửa mỏ chủ đầu tư phải xây dựng “Đề án đóng cửa mỏ” trong đó có phần phụ phục hồi môi trường. Nội dung phần phục hồi môi trường trong Đề án đóng cửa mỏ bao gồm:

a. Công tác chuẩn bị

- Bàn bạc với với chính quyền địa phương thống nhất về những công trình bàn giao đểđịa phương quản lý và sử dụng

- Chuẩn bị phương án tháo dỡ, di chuyển các công trình, máy móc thiết bị còn lại.

- Chuẩn bị phương án san lấp (hoặc rào chắn) các hầm, hố, hào, rãnh đề phòng tai nạn cho người và súc vật.

b. Khôi phục, cải tạo địa hình - cảnh quan

Yêu cầu khôi phục và cải tạo địa hình ổn định và phù hợp với cảnh quan cho nhu cầu sử dụng tiếp theo:

- San lấp mặt bằng công nghiệp để tạo cảnh quan khu vực có bãi cỏ, hồ nước và đồi... Ðối với các đồi, bãi thải đá cũng như hồ nước phải có các bậc thang và độ dốc thích hợp đểổn định bờ dốc tránh sụt lở khi mưa gió.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo, bảo vệ ở các khu vực tiềm ẩn nguy cơ gây tai nanh biển bảo, rào chắn đê bao, rãnh bảo vệ ,…

- Bố trí hợp lý hệ thống thoát nước nhằm bảo vệ địa hình sau khi đã khôi phục cải tạo.

- Lựa chọn cây trồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng hay theo thiết kế khuôn viên nếu dự kiến chuyển thành khu du lịch hoặc điều dưỡng...

c. Phục hồi và hoàn thổ đất trồng

Ðây là yếu tố rất quan trọng trong công tác phục hồi môi trường

- Khi hoàn thổ xong phải tiến hành các biện pháp nhằm hạn chế sự rửa trôi hoặc thoái hoá đất.

d. Vấn đề môi trường kinh tế, văn hoá - xã hội

Ðây là một trong những vấn đề phức tạp nhất khi mỏ ngừng khai thác hoàn toàn, bởi một lực lượng lớn lao động sẽ bị dôi dư và hình thành các cụm dân cư mới là các gia đình của công nhân viên.

Việc bố trí lao động và giải quyết vấn đề dân cư mới sẽ có thể bằng những biện pháp như sau:

- Tạo việc làm mới ở những mỏ mới (thích hợp nhất là cùng loại mỏ và khoáng sản).

- Tạo ra những việc làm mới trong các ngành kinh tế khác.

- Thảo luận và thống nhất với địa phương trong việc hình thành các cụm dân cư mới là gia đình công nhân mỏ và tạo cơ hội để họ có điều kiện hoà nhập với cộng đồng dân cưđịa phương về nếp sống, văn hoá, tập tục,...

Chương 6: CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ, QUAN TRẮC VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

Yêu cầu: Phần nội dung này phải đề xuất được các biện pháp quản lý và giám sát, quan trắc môi trường nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả các biện pháp bảo vệ

môi trường đã được nêu trong chương 5, đồng thời kịp thời phát hiện những kiếm khuyết trong quá tình thực hiện cũng như những biểu hiện suy thoái, ô nhiễm môi trường do dự án gây ra để kịp thời điều chỉnh, ngăn chặn.

Do vậy phải đảm bảo nguyên tắc sau:

- Những đề xuất dưới góc độ quản lý môi trường phải hết sức cụ thể và phù hợp với trình độ tổ chức, quản lý của cơ sở.

- Những đề xuất về giám sát môi trường chỉ nên tập trung vào những thành phần môi trường, những chỉ tiêu môi trường chịu tác động của dự án.

6.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Với tầm quan trọng của công tác quản lý môi trường nêu trên, phần nội dung này cần đề cập đến các hoạt động của cơ sở dưới góc độ bảo vệ môi trường và thông thường bao gồm:

- Xây dựng mô hình tổ chức, cơ cấu nhân sự cho công tác quản lý môi trường của doanh nghiệp.

- Lập kế hoạch quản lý, triển khai các công tác bảo vệ môi trường tương ứng cho các giai đoạn: xây dựng mỏ, hoạt động và ngừng hoạt động (đóng của mỏ).

- Xây dựng kế hoạch đào tạo, giáo dục nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ, công nhân viên trong doanh nghiệp.

6.2. CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC, GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Giám sát, quan trắc môi trường cần phải được tiến hành một cách liên tục trong suốt quá trình hoạt động của dự án. Chương trình giám sát, quan trắc môi trường cần xác định rõ:

- Ðối tượng, chỉ tiêu quan trắc môi trường. - Thời gian và tần suất quan trắc.

- Nhu cầu thiết bị quan trắc. - Nhân lực phục vụ cho quan trắc.

- Dự trù kinh phí cho quan trắc môi trường.

Các điểm quan trắc, giám sát môi trường phải được thể hiện trên bản đồ có độ chính xác thích hợp. Số liệu quan trắc môi trường phải được chủ dự án cập nhật, lưu giữ.

6.2.1. Ðối tượng, chỉ tiêu quan trắc, giám sát môi trường

Ðối tượng quan trọng nhất cần phải có một chương trình giám sát chi tiết, cụ thể đối với dự án khai thác, chế biến đá và sét là môi trường không khí, tiếng ồn, môi trường nước, môi trường đất và sức khoẻ công nhân.

a. Giám sát môi trường không khí

- Ðối với môi trường không khí bên trong khu mỏ:

• Tại lò chợ khai thác, chân lò chợ, các đường lò vận chuyển, đường vận chuyển trong mặt bằng công nghiệp, khu vực gia công chế biến, khu vực hành chính, khu vực bãi thải...

- Ðối với môi trường không khí khu vực xung quanh nhà máy:

• Các điểm dân cư ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa Ðông và mùa hè.

• Các điểm dân cư ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa đông và mùa hè.

- Thông số cần giám sát:

• Tiếng ồn, bụi lơ lửng, khí SO2, NO2, CO và CO2.

b. Giám sát môi trường nước

- Ðối với các công trình xử lý nước thải:

• 1 điểm đầu vào và 1 điểm đầu ra của hệ thống xử lý nước thải (hồ lắng).

- Ðối với vực nước mặt tiếp nhận nước thải của mỏ:

• Một vài điểm trên và dưới nơi tiếp nhận. - Thông số cần giám sát:

c. Giám sát môi trường đất

- Quan trắc, giám sát quá trình trôi trượt, sạt lở bò moong, bãi thải (nếu có). - Quá trình bồi tụ, lắng đọng đất đá liên quan đến hoạt động của dự án tại các

dòng chẩy trong khu vực.

- Quá trình thu gom và bảo quản đất mầu.

Ngoài ra đối với hoạt động khai thác cần thiết phải có kế hoạch cụ thể để giám sát:

- Thi công đồng bộ và chất lượng các công trình bảo vệ môi trường. - Việc trồng cây xanh hai bên đường và vành đai bảo vệ khu mỏ.

- Quá trình hoàn phục và cải tạo môi trường thường tiến hành đồng thời với quá trình hoạt động vì vậy cần kiểm tra một số vấn đề sau đây:

• Vị trí các bãi thải, phương pháp thải có bảo đảm không?

• Các giải pháp hoàn phục và cải tạo môi trường sau khai thác có được thực hiện theo tiến độ và thiết kế không? Ðặc biệt là đối với môi trường đất, thực vật và cảnh quan.

6.2.2. Thời gian và tần suất giám sát, quan trắc

Hoạt động giám sát, quan trắc môi trường phải được thực hiện theo những tần suất nhất định trong suốt quá trình thực hiện dự án. Chương trình quan trắc các thành phần môi trường phải thật cụ thể và thông thường theo tần suất 3 tháng/lần cho năm hoạt động đầu tiên và 6 tháng/lần cho những năm hoạt động tiếp theo.

6.3. DỰ TOÁN KINH PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Yêu cầu: Phần này cần tổng hợp đầy đủ các công trình bảo vệ môi trong trong thời gian hoạt động của dự án và sau khi kết thúc khai thác (đóng cửa mỏ) trên cơ sở đó tiến hành các chi phí bảo vệ môi trường của dự án, chi phí phục hồi môi trường, đồng thời qua đó đánh giá được hiệu quả sử dụng đất và hiệu quả

phục hồi môi trường của dự án.

Thông thường trong các báo cáo nghiên cứu khả thi thường bỏ sót hoặc tính thiếu các chi phí này. Do vậy, khi lập ĐTM trên cơ sở các giải pháp khắc phục và giảm thiểu các tác động của dự án tới môi trường và giải pháp khắc phục và giảm thiểu các tác động xấu của dự án tới môi trường và giải pháp phục hồi môi trường đã đề xuất, cần tiến hành tính toán đầy đủ chi tiết các chi phí này. Chủ đầu tư có

trách nhiệm bổ sung các chi phí này vào phần kinh tế dự án để có cơ sở làm kế hoạch tài chính trong quá trình vận hành dự án.

6.3.1. Tổng hợp các công trình bảo vệ môi trường

a. Các công trình bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất- kinh doanh

- Các công trình bảo vệ môi trường nước (nước mặt, nước ngầm)

- Các công trình bảo vệ môi trường đất (hố chôn chất thải rắn, đê chắn, chống thấm bãi thải,...)

- Các công trình bảo vệ môi trường không khí (bụi, ồn, chất độc hại,...) - Các công trình bảo vệ môi trường sinh thái (nếu có)

- Các công trình bảo vệ môi trường kinh tế-xã hội.

b. Các công trình phục hồi môi trường

- Các công trình đào đắp (rãnh ngăn, đê chắn,...)

- Các công trình san gạt, cải tạo (mặt bằng công nghiệp, bãi thải, bờ mỏ,...) - Các công trình trồng cây, cải tạo đất canh tác (trồng cây lâu năm, trồng cỏ,...)

6.3.2. Chi phí cho các công trình bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động của dự án. động của dự án.

- Chi phí các công trình bảo vệ môi trường nước - Chi phí các công trình bảo vệ môi trường đất

- Chi phí các công trình bảo vệ môi trường không khí - Chi phí các công trình bảo vệ môi trường sinh thái - Chi phí các công trình bảo vệ môi trường kinh tế xã hội - Chi phí quản lý-giám sát môi trường.

( Các chi phí trên bao gồm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí sản xuất thường xuyên tính cho cả đời dự án).

6.3.3. Chi phí cho các công trình phục hồi môi trường và chương trình ký quỹ môi trường ký quỹ môi trường

a. Chi phí phục hồi môi trường

- Chi phí đào đắp

TT Tên công trình Khối lượng, m3 Đơn giá, đ/m3 Thành tiền, 106 đồng

Tổng cộng ………. m3 ……… triệu đồng - Chi phí san gạt, cải tạo mặt bằng

TT Tên công trình Khối lượng, m2 Đơn giá, đ/m2 Thành tiền, 106 đồng

Tổng cộng ……….. m2 ………. triệu đồng - Chi phí tháo dỡ công trình (cụ thể theo từng hạng mục công trình cần phá dỡ).

- Chi phí xây dựng.

TT Hạng mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá Thành tiền 1 2 3 4 5 Cống thoát nước Kè dốc Tường bao Rào mắt cáo loại … Biển báo ………….. ……….. m m2 m2 m2 Cái ... đ/m đ/m2 đ/m2 đ/cái …. - Chi phí trồng cây, cải tạo môi trường

b. Chương trình ký quỹ môi trường

+ Chi phí đào đắp: ….tr. đồng + Chi phí san gạt, cải tạo: ….tr. đồng + Chi phí tháo dỡ: ….tr. đồng + Chi phí xây dựng: ....tr. đồng + Chi phí trồng cây: ....tr. đồng Tổng cộng: ....tr. đồng - Chương trình ký quỹ môi trường

+ Lần 1:

+ Còn lại hàng năm

6.3.4. Phí bảo vệ môi trường

(Theo chính sách hiện hành: Nghị định 137/2005/NĐ-CP và thông tư 105/2005/TT-BTC) 6.3.5. Hiệu quả sử dụng đất a. Chỉ số hiệu quả sử dụng đất ∑ ∑ + = + + = − = T t 1 k k k t T 1 T j j j d a G a C NPV I Trong đó: NPV- Giá trị hiện tại ròng của dự án, tỷ đồng (theo dự án); T- Thời gian hoạt động dự án, năm;

t- Thời gian phục hồi môi trường sau khai thác, năm;

Cj - Chi phí phục hồi môi trường trong các năm, (j = T+1,..., T+t); aj- Hệ số chiết khấu: ( )j j r 1 1 a + = r- Tỷ suất chiết khấu vốn đầu tư; Gk- Lợi nhuận thu hồi từ diện tích đất mà dự án sử dụng do các dịch vụ mà đất mang lại ở thời điểm tính toán (trồng trọt, canh tác, du lịch,...) tỷ đồng/năm.

ak- Hệ số chiết khấu 1 k k ) r 1 ( 1 a − + = b. Chỉ số phục hồi đất c p m p G G G I − = Trong đó:

Gm- Giá trị của đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá cả thị trường tại thời điểm tính toán; tỷ đồng/diện tích dự án.

Gp- Tổng chi phí cho việc phục hồi, cải tạo đất để đạt được mục đích sử dụng trên, tỷđồng/diện tích dự án

Gc- Giá trị nguyên thuỷ của đất trước khi mở mỏ, ở thời điểm tính toán (theo định giá của Nhà nước), tỷ đồng/diện tích dự án.

6.4. Bảng thống kê các chỉ tiêu kinh tế của báo cáo ĐTM

TT Chỉ tiêu

hiệu Đơn vị

Giá trị

1 Chi phí cho các công trình BVMT C1 Tr. đồng 2 Chi phí quản lý giám sát môi trường hàng năm C2 - 3 Chi phí phục hồi môi trường (ký quỹ môi

trường). -

4 Phí bảo vệ môi trường Tm -

5 Chỉ số hiệu quả sử dụng đất Iđ đvtp

Chương 7: THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG

Nội dung chương tham vấn ý kiến cộng đồng bao gồm:

1) Công văn của Chủ đầu tư gửi UBND và UBMTTQ xã phường có khu vực dự án. Trong công văn, Chủ Đầu tư phải trình bày rõ ràng, minh bạch về nội dung khái quát và mục đích Dự án, những tác động tích cực và tiêu cực của Dự án đối với môi trường sinh thái và kinh tế -xã hội ở địa phương đặt dự án, những giải pháp dự kiến của Chủ Đầu tư nhằm hạn chế và khắc phục các tác động xấu tới môi trường khu vực dự án,...

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò hướng dẫn chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ hầm lò (dự thảo) (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)