TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH TẾ-XÃ HÔI

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò hướng dẫn chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ hầm lò (dự thảo) (Trang 45)

4.5.1. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người

Ðối với dự án khai thác chế biến khoáng sản, tất cả các nguồn gây ô nhiễm trong quá trình hoạt động đều có thể gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của con người trong vùng chịu ảnh hưởng của Dự án. Tuỳ thuộc vào nồng độ và thời gian tác dụng của các chất ô nhiễm mà mức độ tác hại của chúng đối với sức khoẻ cộng đồng sẽ khác nhau.

b. Kinh tế xã hội

Quá trình hình thành và sự hoạt động của một dự án công nghiệp như dự án khai thác mỏ có một ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn cho khu vực nói riêng và cho đất nước nói chung. Trước tiên là việc góp phần tạo ra công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Việc đưa Dự án vào hoạt động sẽ là nguồn thu hút lao động và giải quyết việc làm không chỉ cho người dân địa phương, tạo nên cảnh quan mới với tiến trình đô thị hoá nhanh hơn. Ðiều này cũng góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực.

Những nội dung này có thể được làm sáng tỏ bởi tính toán chi phí - lợi ích theo các nội dung sau:

1) Các chỉ tiêu linh tế cho 1 năm + Tổng chi phí trong năm

+ Các loại đóng góp - Thuế tài nguyên - Thuế VAT

- Thuế thu nhập doanh nghiệp 2) Hiệu quả kinh tế

3) Hiệu quả kinh tế xã hội + Tạo công ăn việc làm

+ Nâng cao trình độ tay nghề, khả năng quản lý, điều hành, nhận thức thức tế về thị trường trong và ngoài nước...

+ Tạo sản phẩm cho xã hội...

4.5.2. Tác động đến tài nguyên và môi trường do con người sử dụng

Nhu cầu sử dụng nước của mỏ hầm lò thường không lớn, song quá trình khai thác, nhất là ở các tầng sâu, việc boem thoát nước mỏ có thể ảnh hưởng đến chế độ nước ngầm khu vực thậm chí đưa đến nguy cơ gây nên sự cạn kiệt nguồn nước ngầm vào mùa khô, dân cư trong khu vực sẽ không đủ nước dùng và từ đó kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực khác.

Ngoài ra, việc thoát nước mỏ có thể làm gia tăng mức chịu tải của hệ thống thoát nước tập trung hoặc làm gia tăng lưu lượng và dòng chảy, làm ô nhiễm các sông tiếp nhận nước thải. Vì vậy cần phải xem xét và đánh giá thực tế về khả năng tiêu thoát nước của khu vực dự án, khả năng xảy ra tình trạng ngập lụt...

b. Giao thông vận tải

Sự hình thành và hoạt động của Dự án sẽ góp phần cùng với các hoạt động khác trong khu vực làm cho tình trạng vệ sinh đường phố, bụi tăng lên do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu. Mật độ giao thông trong khu vực tăng lên làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy vậy, chính sự phát triển của dự án cũng sẽ góp phần cải thiện hệ thống đường cũng như thúc đẩy quá trình đô thị hoá trong khu vực.

4.5.3. Công trình văn hoá lịch sử

Các công trình văn hoá lịch sử trong khu vực thực hiện dự án có thể bị tác động cần được mô tả và đánh giá cụ thể về các mặt: địa điểm, loại công trình, niên đại và giá trị tinh thần cũng như vật chất của công trình. Việc đánh giá tác động của dự án đối với các công trình văn hoá lịch sử và khảo cổ phải đề cập tới các tác động gây nứt nẻ, lún sụt công trình và đồng thời kiến nghị kế hoạch và biện pháp bảo vệ các công trình văn hoá lịch sủ trong khu vực dự án.

4.6. ÐÁNH GIÁ RỦI RO, SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Trong khai thác mỏ hầm lò, đặc biệt hầm lò khai thác than, cần chú ý nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ các rủi ro sự cố về sập lò, bục nước, bục khí, cháy nổ mêtan, dịch động gây nứt nẻ bề mặt.

Bên cạnh đó, ĐTM cũng cần đáng giá đến các sự cố khác như: sét, điện dật, tai nạn giao thông trong lò, đá rơi từ nóc lò, các sự cố về nổ mìn,....

Ngoài những nội dung nêu trên cần đánh giá khả năng xảy ra sự cố ngập lụt vào mùa mưa kéo theo các hậu quả ô nhiễm do nước mưa chảy tràn tạo nên (tràn nước thải, lấp đường cống thoát, ...).

4.7. THAM VẤN Ý KIẾN CỘNG ĐÔNG

Ý kiến cộng đồng cần được tham vấn bao gồm:

- Các hộ dân sống trong khu vực dự án, đặc biệt các hộ dân gần khu vực khai trường, các hộ dân phải di dời.

- UBND xã phường có khu vực dự án.

- UBMTTQ xã phường có khu vực dự án, các văn bản tham vấn cần đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ tên, nếu là cơ quan phải đóng dấu. Việc tham vấn cần đầy đủ họ tên, chữ ký của các thành phần hội nghị.

Các ý kiến tham vấn cần được trình bày khách quan rõ ràng, đầy đủ. Những ý kiến không thỏa đáng thì chủ dự án cần lý giải, phân tích làm rõ nguyên nhân. Các phiếu điều tra đưa về phụ lục.

PHIẾU ĐIỀU TRA KINH TẾ-XÃ HỘI

Địa chỉđiều tra: ……….. Người cung cấp: ………. Ngày điều tra: ...

Số liệu điều tra:

STT Nội dung Đơn vị Số lượng Ghi chú

1 Khoảng cách từ căn hộ đến biên giới mỏ m 2 Số nhân khẩu trong hộ Người 3 Dân tộc

4 Ngành nghề sinh sống

5 Số người trong độ tuổi lao động Người 6 Số người đang đi học Người

7 Diện tích đất ở m2

8 Diện tích đất nuôi trồng m2

9 Thu nhập bình quân đ/hộ/năm

10 Số người mắc bệnh mãn tính Người

Ý kiến riêng của người cung cấp điều tra:

1. Đối với dự án - Mong muốn dự án đi vào hoạt động - Phản đổi tự án đi vào hoạt động 2. Đối với vấn đềđền bù, di dời (nếu có) - Vui lòng di dời - Không vui lòng di dời 3. Ý kiến đề xuất ……… 4. Ý kiến khác.

………

Người điều tra Xác nhận của địa phương Người cung cấp

Chương 5: CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC, GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA DỰ ÁN TỚI MÔI TRƯỜNG

Yêu cầu: Căn cứ vào các tác động môi trường nêu trong chương 4, đề xuất một cách cụ thể, khả thi các biện pháp quản lý và kỹ thuật nhằm giảm thiểu tới mức có thể các tác động môi trường do việc thực hiện dự án gây nên, đặc biệt đối với các dự án khai thác các loại khoáng sản có chứa các chất độc hại hoặc sử dụng hóa chất.

Như đã phân tích ở chương 4, các tác động của Dự án đến môi trường xuất phát từ việc thải các chất ô nhiễm vượt quá tiêu chuẩn cho phép vào môi trường và các sự cố phát sinh trong quá tình hoạt động của dự án. Do vậy, để giảm thiểu các tác động của Dự án đến môi trường cần phải khống chế ô nhiễm do các chất thải và hạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sự cố. Việc khống chế và giảm thiểu ô nhiễm do chất thải của Dự án được tiến hành bằng cách kết hợp các biện pháp sau:

- Biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm và sự cố.

- Biện pháp kỹ thuật khống chế ô nhiễm và xử lý chất thải. - Biện pháp hoàn phục môi trường sau khai thác.

- Biện pháp quản lý và quan trắc môi trường.

Các biện pháp khắc phục, giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường của dự án cần được trình bày một cách cụ thể về vị trí công trình, thông số làm việc, biện pháp tiến hành,… gắn với điều kiện thực tế của dự án, trách nhiệm của Chủ Đầu tư; tránh tình trạng đưa ra một cách chung chung, mang tính quy phạm, khuyến cáo.

5.1. BIỆN PHÁP NGĂN NGỪA Ô NHIỄM, AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Ðây là một trong những biện pháp tích cực mang tính chủ động vì nó cho phép làm giảm lượng chất thải ngay tại nguồn và khắc phục được những ảnh hưởng bất lợi đối với môi trường do các chất thải ô nhiễm gây ra. Biện pháp này có thể được thực hiện theo các chiều hướng sau:

- Quy hoạch hợp lý tổng mặt bằng của Dự án trên cơ sở xem xét đến các vấn đề môi trường có liên quan như:

• Xác định vành đai an toàn của khu mỏ với khu vực dân cư xung quanh.

• Bố trí hợp lý các khu vực khai thác, các khu phụ trợ, bãi xe, khu hành chính.

- Áp dụng công nghệ, thiết bị tiên tiến đặc biệt là loại chất nổ và kỹ thuật nổ mìn gây tác động tiếng nổ và chấn động thấp.

- Nghiêm túc thực hiện chế độ vận hành thiết bị công nghệ, định lượng chính xác nguyên vật liệu, nhiên liệu để quá trình diễn ra ở mức độ ổn định cao, giảm bớt lượng chất thải, ổn định thành phần và tính chất của chất thải tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải.

- Phòng tránh sự cố: Ðể phòng tránh, hạn chế việc phát sinh sự cố trong hoạt động khai thác, chế biến đá, sét có thể nghiên cứu áp dụng các biện pháp sau:

• Các biện pháp phòng tránh sạt lở bờ moong khai thác và bãi thải.

• Các biện pháp quản lý, kỹ thuật tránh các tai nạn do nổ mìn gây ra (chấn động, đá văng): Hộ chiếu nổ mìn rõ ràng hợp lý, khoanh định vành đai an toàn cho mỏ, xác định khoảng cách an toàn cho nổ mìn...

• Các biện pháp quản lý chất thải rắn.

5.1.1. An toàn lao động, phòng ngừa và ứng cứu sự cố tai nạn lao động

Trong khai thác mỏ hầm lò, trong điều kiện làm việc tại các gương khai thác rất khắc nghiệt với nhiệt độ, độ ẩm cao, thiếu ánh sáng, ô nhiễm bụi, tiếng ồn ở mức nghiêm trọng,... Hơn nữa, các sự cố sập hầm lò, bục nước hầm lò, nổ khí gas,... có thể xảy ra tại các hầm lò. Do vậy nếu không có các biện pháp phòng ngừa thích hợp thì khả năng xảy ra tai nạn lao động trong khai thác hầm lò được dự báo là dễ xảy ra.

Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phòng ngừa sự cố tai nạn lao động tại các hầm lò có thể phân thành các nhóm giải pháp sau: - Giải pháp về quản lý, tổ chức lao động - Giải pháp về kỹ thuật - Giải pháp về phòng hộ cá nhân - Giải pháp về y tế.

- Giải pháp về quản lý, tổ chức lao động

Các giải pháp về quản lý, tổ chức lao động bao gồm:

• Thành lập phòng/ban chức năng đảm trách công tác đảm bảo an toàn cho khu mỏ và phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành, của chính quyền trong công tác đảm bảo an toàn, phòng ngừa sự cố cho khu mỏ.

• Xây dựng và ban hành các quy định về đảm bảo an toàn cho khu mỏ, nội quy làm việc tại khu mỏ và tổ chức phổ biến, tuyên truyền và yêu cầu tuân thủ nghiêm các quy định, nội quy này cho toàn bộ công nhân viên làm việc cho khu mỏ.

• Thực hiện các chương trình diễn tập phòng ngừa sự cố, sử dụng các thiết bị phòng hộ cá nhân, thiết bị phòng cháy chữa cháy,....

• Đảm bảo thời gian làm việc tối đa cho công nhân của mỏ không quá là 40 giờ/tuần, 5 ngày/tuần và 8 tiếng/ngày

• Tổ chức giờ lao động hợp lý, sắp xếp luân phiên phù hợp các nhóm thợ phải làm ở nơi có mức độđộc hại cao.

- Giải pháp về kỹ thuật

- Giải pháp kỹ thuật chung đảm bảo an toàn lao động tại khu mỏ

• Lắp đặt các biển báo tại các khu vực nguy hiểm như khu vực có độ dốc lớn, khu vực cửa hầm, lò,....

• Lắp đặt các biển nội quy làm việc tại khu vực cửa hầm, lò

• Lắp đặt các quạt thông gió cho các hầm lò

• Cơ khí hóa và tự động hóa các công đoạn khai thác than, đặc biệt là các công đoạn thực hiện trong hầm lò

• Trang bị các thiết bị cảnh báo sự cố, ứng cứu sự cố tại các điểm quy định trong các hầm lò.

- Giải pháp kỹ thuật chống sập hầm lò Phòng ngừa sự cố sập hầm lò

• Khảo sát địa chất, địa chất công trình theo đúng quy định trong quá trình thăm dò địa chất khu mỏ và xác định các khu vực có địa chất yếu, các đứt gãy địa chất,....

• Thiết kế và áp dụng các giải pháp chống lò tiên tiến (vì chống lò thủy lực, vì chống lò cơ khí hóa toàn bộ,...);

• Thường xuyên kiểm tra và khắc phục các vết nứt, vết đứt gãy trên đỉnh vòm lò và nền hầm lò.

Ứng cứu sự cố sập hầm lò

Trong trường hợp xảy ra sự cố sập hầm lò, những người trong vùng bị sập lò phải thực hiện các biện pháp để cứu những người bị vùi dưới đống sập, xác định tính chất vụ sập và khả năng an toàn khi đi ra qua phần vòm của lò. Nếu không thể ra, phải tiến hành củng cố chống giữ và dọn đống sập.

Trong trường hợp không thể thoát ra được, phải đợi nhân viên cấp cứu mỏ đến. Trong thời gian đó đánh tín hiệu vào các vật kim loại (vật cứng) theo các mã hiệu :

- Khi có sập trong lò chuẩn bị: đập thưa theo số người có sau đống sập.

- Khi có sập trong lò khai thác: Những tiếng đập đầu tiên là số vì chống của lò chợ tại vị trí có người, còn sau đó đập thưa là số người có trong chỗ sập. Trong trường hợp những người bị sập đang ở trong phần cụt của lò, cần phải ngắt ống dẫn và đặt tường chắn cách đống sập 5 - 10 m để ngăn ngừa khí mê tan.

- Giải pháp kỹ thuật chống bục nước hầm lò

• Làm hệ thống rãnh phía trên bề mặt đất khu vực khai thác hầm lò cũng như tại khu vực cửa lò và hướng dòng chảy ra khỏi khu vực các hầm lò khai thác.

• Các khu vực lò nằm dưới suối, hồ nước phải có trụ than để bảo vệ, không khai thác tại các khu vực này vào mùa mưa.

• Thường xuyên kiểm tra và khắc phục các kẽ nứt trên bề mặt địa hình khu mỏ trong quá trình khai thác để tránh tích tụ nước trên bề mặt và có thể ngấm, chảy vào các hầm lò đang khai thác.

• Các moong khai thác lộ thiên phía trên khu vực khai thác hầm lò phải được tháo nước triệt để hoặc san lấp đảm bảo không tạo thành các hồ chứa nước trên các hầm lò khai thác.

Trong trường hợp xảy ra sự cố bục nước hầm lò xảy ra, các biện pháp ứng cứu và xử lý sự cố như sau:

• Cắt điện cấp cho các thiết bị làm việc tại khu vực gặp sự cố

• Báo cho trung tâm điều hành kỹ thuật sản xuất

• Gọi đội cấp cứu mỏ

• Báo cho công nhân làm việc tại các khu vực liên quan sơ tán đến các vị trí an toàn theo sơ đồ

• Tổ chức đắp đập ngăn nước và đóng các đập nước cố định theo phương án đã dự phòng từ trước

- Giải pháp kỹ thuật chống nổ khí mêtan Quy tắc phòng ngừa chung

Để đảm bảo an toàn về cháy nổ trong quá trình khai thác hầm lò, các biện pháp sau phải được tuân thủ nghiêm ngặt:

- Thực hiện theo quy định an toàn phòng chống cháy nổ trong hầm lò theo các quy định chuyên ngành và quy định của nhà nước

- Ban hành và phổ biến các quy định về đảm bảo an toàn, phòng chống cháy nổ cho toàn bộ công nhân viên làm việc trong lò như: phải dùng đèn ắc qui chiếu sáng cá nhân, không được mang các vật gây phát tia lửa, không được

Một phần của tài liệu Báo cáo khoa học Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường của các dự án khai thác mỏ hầm lò hướng dẫn chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án khai thác mỏ hầm lò (dự thảo) (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)