Người dân địa phương là một trong những đối tượng chính bị ảnh hưởng bởi việc thực thi dự án. Chính vì vậy, việc xác định đầy đủ các thông tin về tình hình dân số, dân tộc tại khu vực mỏ và vùng chung quanh sẽ cho phép xác định được mức độ, phạm vi của các tác động có thể xảy ra. Tùy vào quy mô của dự án khai thác mà các thông tin về dân số, dân tộc đòi hỏi phải bao trùm lên một khu vực rộng hay hẹp. tuy vậy, các thông tin cần thiết về dân số, dân tộc trong khu vực cần xác định rõ bao gồm:
a. Dân số và dân tộc
- Số dân và mật độ dân số tại khu mỏ và các khu vực có khả năng chịu tác động của hoạt động khai thác
- Diến biến về dân số và dự báo về dân số trong tương lai - Phân bố dân cư
- Các dân tộc thiểu số: tên dân tộc, tỷ lệ trên tổng số dân, phân bố.
b. Thu nhập, nghề nghiệp, mức sống
Trong mục này cần trình bày rõ:
- Phân bố lao động trong các ngành nghề.
- Mức thu nhập của người dân, số hộ nghèo (theo chuẩn nghèo của cả nước) - Nguồn thu nhập chính.
- Diễn biến thu nhập trong một số năm gần với thời điểm thực hiện dự án và xu hướng trong tương lai.
Trong nội dung này cần đặc biệt chú ý tới các dân tộc thiểu số (nếu có).
c. Y tế, văn hoá, giáo dục
- Y tế
• Số trung tâm y tế, bệnh viện tại khu vực dự án và vùng chung quanh
• Tình hình chăm sóc sức khỏe tại người dân địa phương, tỷ lệ người dân được chăm sóc y tế
- Văn hoá
Các hoạt động văn hóa, văn nghệ tại địa phương cần được mô tả sơ lược. Đặc biệt, trong trường hợp địa phương có người dân thuộc các dân tộc thiểu số thì cần mô tả các hoạt động văn hóa của cộng đồng này. Cần nêu đầy đủ số lượng và vị trí các công trình văn hóa, tôn giáo, di tích lịch sử, các danh lam thắng cảnh tại khu vực trong và xung quanh ranh giới khu mỏ; mô tả sơ lược về đặc điểm cũng như giá trị lịch sử, cảnh quan, tôn giáo, du lịch,... của các công trình, các danh lam thắng cảnh này.
- Giáo dục
• Số lượng và chất lượng trường học, nhà trẻ, trung tâm đào tạo,… tại khu vực dự án và các khu vực có khả năng bịảnh hưởng bởi dự án.
• Tỷ lệ học sinh các cấp
• Chất lượng giáo dục (thông qua các con số thống kê về tỷ lệ đỗ tốt nghiệp, tỷ lệđỗ đại học)
• Tỷ lệ trẻ em được tới trường
Trong trường hợp địa phương có người dân thuộc các dân tộc thiểu số thì cần thống kê các nội dung trên cho bộ phận người dân tộc thiểu số này.
d. Chính sách xã hội
Các chính sách và việc thực hiện các chính sách này đối với người nghèo, người có công,… của địa phương cũng cần được mô tả sơ lược.
3.5.3. Cơ sở hạ tầng
- Liệt kê đầy đủ và mô tả sơ lược các công trình cơ sở hạ tầng của khu vực (cấp điện, cấp nước, đường giao thông, thủy lợi, đê điều,…), trong đó đặc biệt chú ý tới các công trình có khả năng bịảnh hưởng bởi dự án.
- Liệt kê đầy đủ hiện trạng các công trình sử lý chất thải của khu vực như: công trình xử lý nước thải, hệ thống thoát nước mưa, hệ thống thu gom và xử lý chất thải rắn.
- Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng trong tương lai của khu vực cũng phải được mô tả sơ lược.
TỔNG HỢP CÁC THÔNG SỐ MÔI TRƯỜNG NỀN
Từ phân tích chi tiết nêu ở các mục 3.1 – 3.6, các thông số cần xác định trong nghiên cứu ĐTM dự án mỏ hầm lò được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng tóm tắt các thông số môi trường nền cần xác định TT Thành phần môi trường Thông số bắt
buộc Thông số bổ sung 1 Không khí (vùng có thể bị ảnh hưởng do dự án) Khí hậu: Gió, lượng mưa, nhiệt độ, độ bốc hơi, độẩm, bức xạ (trung bình tháng trong 5 năm liên tiếp) Độ bền khí quyển Chất lượng: Bụi tổng số, PM10, SO2, NOX CO, VOC, phóng xạ (∝, β) 2 Độồn (vùng có thể bịảnh hưởng bởi dự án) Độồn tích phân 3 Độ rung (vùng có thể bịảnh hưởng bởi dự án) Gia tốc rung 4 Thủy văn (sông, biển ven dự án) Chế độ thủy, hải văn, tốc độ dòng chảy, lưu lượng (số liệu trung bình tháng; nhiều năm) Mực nước
5 Chất lượng nước mặt (sông, hồ, biển) PH, SS, độđục, EC, DO, NH4+, NO3-, tổng P, BOD, Fe, dầu mỡ, tổng coliform Độ mặn, Cl- (vùng bịảnh hưởng triều), Ca, Al, COD, các kim loại nặng (Zn, Cd, Cr, As, Hg,…), nhiệt độ, độ cứng,
E.Coli 6 Chất lượng nước ngầm (vùng có thể bịảnh hưởng bởi dự án) Độđục, EC, NH4+, NO3-, NO2-, Fe, Al, độ cứng, As, tổng coliform, E.Coli Dầu mỡ, các kim loại nặng (Cr, Zn, Cd, Hg,…), COD
7 Hệ sinh thái nước (ở sông, hồ, biển có thể bị tác động do Dự án) Phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, động vật đáy cá 8 Hệ sinh thái cạn (ở vùng có thể bịảnh hưởng bởi dự án) Độ che phủ, các loài thực vật, các loài động vật hoang dã Các loài thuộc Sách Đỏ, vùng sinh thái nhạy cảm 9 Môi trường xã hội (vùng có thể bịảnh hưởng bởi dự án) - Dân số, mật độ dân số, dân tộc, văn hóa, phong tục, y tế, giáo dục, các công trình tôn giáo, tín ngưỡng - Ý kiến của dân chúng về Dự án - Tỷ lệ thất nghiệp - Mức sống Điều kiện kinh tế - Các ngành kinh tế - Thu nhập - Quy hoạch tổng thể phát triển - Quy hoạch sử dụng đất - Mâu thuẫn về quy hoạt phát triển - Quy hoạch từng ngành
Chương 4: DỰ BÁO, ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN
Yêu cầu: Phần nội dung này cần phải chỉ ra một cách định lượng, toàn diện những tác động tiềm tàng bao gồm những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và lâu dài, những tác động có thể và không thể khắc phục, những tác động tiềm ẩn, tích luỹ có tiềm năng gây ô nhiễm, suy thoái môi trường.
4.1. NGUYÊN TẮC ĐÁNH GIÁ
Việc đánh giá tác động của dự án khai thác mỏ nói chung, khai thác mỏ hầm lò nói riêng cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
1. Khoáng sản rắn là loại tài nguyên thiên nhiên không tái tạo nên cần phải nghiên cứu lựa chọn công nghệ khai thác, chế biến và sử dụng hợp lý.
2. Các mỏ khai thác khoáng sản rắn chỉ hoạt động trong một thời gian nhất định (thường gọi là tuổi thọ của mỏ). Vì vậy việc sử dụng đất là có thời hạn (hay tạm thời), cho nên ngay khi nghiên cứu dự án, cũng như khi đang hoạt động cần phải có phương án hoàn phục môi trường sau khai thác (khi mỏ đóng cửa).
3. Việc xác định những tác động môi trường được xem xét theo 3 giai đoạn phát triển của dự án:
- Hoạt động xây dựng mỏ - Hoạt động khai thác mỏ - Hoạt động đóng cửa mỏ
4. Cần phải đánh giá các giải pháp BVMT mà trong phương án thiết kế khả thi của dự án đã lựa chọn nhằm điều chỉnh, hoàn thiện hoặc bổ sung các giải pháp mới đểđạt được tiêu chuẩn môi trường cho phép.
Vấn đề môi trường rất quan trọng cần được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng trong báo cáo ÐTM đó là hoạt động khai thác mỏ hầm lò sẽ có tác động mạnh mẽ tới một số yếu tố môi trường, trong đó quan trọng nhất nguồn nước ngầm khu vực.
4.2. NGUỒN PHÁT SINH CHẤT THẢI
Nguồn phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường chính của dự án khai thác chế biến khóang sản rắn được nêu một cách khái quát trong bảng 4.1 dưới đây.
Bảng 4.1- Những nguồn phát sinh chất thải của hoạt động khai thác chế biến khoáng sản rắn
Giai đoạn Hoạt động của dự án Các yếu tố gây ô nhiễm, suy thoái môi trường
1. Xây dựng mỏ - Di dời
- Tháo khô, thoát nước - Tập kết nhân vật lực và thiết bị
- Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp - Mở vỉa mỏ hầm lò (khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải, đổ thải) - Bụi, khí độc, tiếng ồn; - Chấn động, đá văng; - Chất thải rắn, đất đá thải; - Nước thải chứa dầu mỡ, chứa cặn lơ lửng; - Phá huỷ cảnh quan khu vực; - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất; - Di dân, tái định cư;... 2. Khai thác mỏ (thu hồi khoáng sản )
- Tháo khô, thoát nước - Đào lò chuẩn bị (khoan, nổ mìn, xúc, vận tải, đổ thải) - Đào lò chợ, thu hồi khoáng sản (khoan nổ mìn, xúc, vận tải) - Gia công chế biến (đập, sàng tuyển phân loại, chất kho, đổ thải) - Bụi, khí độc, tiếng ồn ; - Chấn động, đá văng; - Đất đá thải, chất thải rắn; - Nước thải từ mỏ, nước thải chứa dầu mở và chất hữu cơ; - Suy giảm tài nguyên nước; - Nứt nẻ, sụt lún bề măt;... 3. Đỏng cửa mỏ - Tháo dỡ công trình. - Cải tạo địa hành (san gạt, đào đắp) - Trồng cây - Xây đắp công trình bảo vệ - Bụi, khí độc, tiếng ồn - Các chất thải rắn. - Tái chuyển đổi mục đích sử dụng - Biến đổi cảnh quan
4.3. TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG VẬT LÝ 4.3.1. Tác động đến môi trường nước 4.3.1. Tác động đến môi trường nước
a. Giai đoạn thi công xây dựng mỏ
Nguồn gây ô nhiễm nước trong giai đoạn này chủ yếu là nước thải sinh hoạt của công nhân và nước mưa chẩy tràn trên bề mặt công trường xây dựng và khu mỏ.
- Do tập trung nhiều công nhân nên lượng nước thải sinh hoạt (bình quân 60- 80 l/người/ngày đêm) thường lớn, song cũng thay đổi theo thời gian và mùa trong năm. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và vi sinh vật.
- Nước mưa chẩy tràn có lưu lượng phụ thuộc vào chế độ khí hậu khu vực và thường có hàm lượng chất lơ lửng là bùn đất cao, ngoài ra còn có nhiều tạp chất khác.
b. Giai đoạn hoạt động khai thác mỏ
Trong khai thác mỏ, khả năng ô nhiễm nguồn nước có quan hệ rất chặt chẽ với việc quản lý đất đai. Công việc khai thác thường gây suy thoái đến cả chất lượng nước ngầm và nước mặt. Ðánh giá các tác động lên môi trường nước được dựa trên các số liệu phân tích định lượng chất lượng nước và những phân tích sâu sắc theo một số nguyên nhân gợi ý sau đây:
- Trong khi khai thác các khoáng vật sunfua trong đá có thể tiếp xúc với không khí, nơi dễ dàng bị ôxy hoá thành các sunfat dễ hoà tan. Hệ quả là làm tăng sự axit hoá trong nước ngầm khi chảy qua đất đá mới khai thác.
- Các nguyên tố kim loại nặng phân tán trong đất đá, cũng như các ion Ca2+ , Mg2+ làm thay đổi thành phần hoá học và độ cứng của nước.
- Sự gia tăng của hàm lượng chất lơ lứng trong nước mặt do nước mưa và nước chẩy từ moong khai thác cuốn theo nhiều đất, cát và bột đá.
- Mực nước ngầm bị biến đổi mạnh có thể dẫn đến làm khô cạn nguồn nước ngầm khu vực xung quanh mỏ khi tiến hành khai thác xuống sâu hoặc tháo khô mỏ (đặc biệt trong khai thác sét). Trong một số trường hợp những mỏ khai thác sâu dưới mực nước biển có thể dẫn đến sự xâm nhập nước biển làm ô nhiễm nguồn nước.
- Trong quá trình khai thác và chế biến nếu việc quản lý đất đá thải không tốt sẽ dẫn đến việc san lấp hết ao hồ, sông suối và ruộng rẫy của khu vực lân cận, cũng như hình thành các moong khai thác sâu làm nơi tích tụ nước mặt. Ðiều đó dẫn đến sự thay đổi diện tích mặt nước và cân bằng nước khu vực.
Ðặc điểm, tính chất nêu trên của nước chẩy từ khu vực mỏ sẽ làm ô nhiễm nước mặt ở những ao, hồ, sông cũng như nước ngầm trong khu vực. Do vậy trên cơ sở lấy mẫu phân tích hoặc thực hiện theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phần nội dung này cần thiết phải làm rõ, xác định và tính:
- Tổng lượng nước thải sinh hoạt, nước mỏ sinh ra trong ngày, tháng, năm và đặc biệt sau những trận mưa có lưu lượng lớn.
- Thành phần và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải.
- Vị trí và khả năng tiếp nhận nước thải của các điểm nước mặt trong khu vực.
- Ðánh giá khả năng lan truyền và mức độ gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm có thể xẩy ra.
Theo một số tài liệu của TKV, lượng nước thải từ các mỏ than hầm lò vùng Quảng Ninh dao động trong khoảng 25 - 30 triệu m3/năm, trong đó ở khu mỏ Cẩm Phả là 6 triệu m3/năm, khu mỏ Mạo Khê là 3 triệu m3/năm, khu mỏ Mông Dương là 1 triệu m3/năm.
4.3.2. Tác động đến môi trường không khí
a. Giai đoạn thi công xây dựng mỏ
Trong giai đoạn thi công công trình, chất gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi sinh ra từ quá trình san ủi đất, bốc dỡ vật liệu xây dựng, do khoan nổ mìn, xúc bốc, vận tải trong quá trình mở vỉa nhằm tạo đường ra vào mỏ, tạo mặt bằng công tác đầu tiên, bóc khối lượng đất phủ như ban đầu và khí thải (CO, SOx, NOx, hydrocarbon) của các phương tiện san ủi, xúc bóc và vận chuyển. Tác động lên môi trường không khí ở giai đoạn này có mức độ tương đối và chỉ mang tính tạm thời, nhưng cũng cần phải đánh giá để có biện pháp giảm thiểu thích hợp.
Tiếng ồn phát sinh ở giai đoạn này chủ yếu là từ các máy móc san ủi, các phương tiện vận chuyển, xúc bóc, khoan nổ mìn trong đào lò, máy đào lò, quạt gió,....
Tất cả các công đoạn sản xuất mỏ hầm lò đều phát sinh ra bụi. Theo các số liệu thống kê, khai thác 1000 tấn than ở mỏ hầm lò tạo ra 11 - 12 kg bụi. Lượng bụi phát sinh nhiều nhất là ở khâu khấu than hoặc đào lò than bằng combai nhưng không sử dụng hệ thống chống bụi, ở khoan nổ mìn ở lò chợ và lò chuẩn bị, ở điểm chuyển tải than. Bụi ở vùng khai thác bao gồm những loại chính như: bụi đất đá, bụi than, bụi do sự bào mòn lốp xe của các phương tiện vận tải, thi công cơ giới và muội than của các động cơ do không đốt cháy hoàn toàn.
Ở các mỏ than hầm lò các chất khí độc, cháy nổ chủ yếu sinh ra do nổ mìn và do xuất ra từ than, đất đá xung quanh đường lò. Hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản thông qua các khâu khoan nổ mìn, xúc bốc, vận chuyển đổ thải, gia công chế biến cũng làm phát sinh các khí độc như :NO2, CO, SO2, H2S,.... Chất lượng không khí bị ảnh hưởng do quá trình khai thác chế biến phụ thuộc vào loài đất đá, khoáng sản, trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất và bảo vệ môi trường.
Do vậy trong phần đánh giá về tác động của khí thải đến môi trường không khí khu vực cần làm rõ các nội dung sau:
- Các nguồn thải khí độc, bụi và tiếng ồn của thiết bị máy móc…
- Thành phần, nồng độ, lưu lượng khí thải và mức độ gây ồn của từng nguồn. - Tính toán mức độ lan truyền ảnh hưởng môi trường không khí khu vực theo
thời gian và không gian trên cơ sở sử dụng các mô hình lan truyền khí