Hình 1.85. Dòng truyền mô men xoắn
Khi không có sự sai lệch tốc độ (khi xe chạy thẳng):
Cần dẫn (Vỏ vi sai) truyền mô men xoắn từ hộp số qua các bánh răng hành tinh đến các bánh răng mặt trời rồi phần phối đến cầu trước và cầu sau theo tỉ lệ 40:60. Tỉ lệ 40:60 có được nhờ sự khác biệt về đường kính của bánh răng mặt trời 1 và 2 (D1/D2 = 4/6). Lúc này, toàn bộ hệ bánh răng quay theo một khối đồng nhất, có tốc độ bằng với tốc độ vỏ vi sai.
71
Khi sự sai lệch tốc độ thấp:
Hình 1.87. Hoạt động của bộ bánh răng khi sai lệch tốc độ thấp
Khi có sự sai lệch tốc độ giữa các bánh xe trước và sau do xe quay vòng…, các bánh răng hành tinh của vi sai giữa quay để bù sự sai lệch tốc độ này. Ví dụ, nếu tốc độ của các bánh trước trở nên lớn hơn các bánh sau, bánh răng mặt trời 1 sẽ quay nhanh hơn trục sơ cấp của vi sai giữa. Kết quả là, bánh răng mặt trời 1 quay nhanh hơn bánh răng mặt trời 2 nhưng cả hai vẫn cùng chiều quay.
Khi xe quay vòng ở tốc độ thấp, sự chênh lệch tốc độ góc giữa cầu trước và cầu sau nhỏ, lực dẫn động từ trục sơ cấp bộ vi sai giữa được phân phối đến cầu trước và sau giống như khi xe chạy thẳng.
Khi sự sai lệch tốc độ lớn (giới hạn trượt)
Nếu sự sai lệch tốc độ giữa cầu trước và cầu sau lớn do điều kiện chuyển động của xe, sự khác nhau này được bù bởi hoạt động của vi sai giữa và việc hạn chế hoạt động của vi sai giữa là cần thiết. Ví dụ, nếu một bánh trước sa xuống hố bùn và bắt đầu trượt quay hoàn toàn. Lúc này, bánh răng mặt trời 1 quay nhanh hơn trục sơ cấp của bộ vi sai giữa, bánh răng mặt trời 2 đứng yên. Bằng cách sử dụng lực ma sát được tạo ra giữa các bánh răng và cần dẫn để giối hạn trượt vi sai.
(1) Bánh răng hành tinh được thiết kế không có trục cố định và rãnh đặc biệt. Khi bánh xe trượt quay, bánh răng hành tinh bị đẩy ra bên ngoài khi quay và tiếp xúc với cần dẫn sinh ra lực ma sát trượt đồng thời cũng là lực giới hạn vi sai.
72
Hình 1.88. Lực giới hạn vi sai tạo ra nhờ tiếp xúc bánh răng hành tinh/ cần dẫn
(2) Bánh răng mặt trời được kết nối với cần dẫn thông qua đĩa ma sát. Lực đẩy dọc trục được sinh ra nhờ răng xoắn trên bánh răng, lực này đẩy các bánh răng hướng vào đĩa ma sát và ép chặt các đĩa này cùng với cần dẫn. Lực ma sát được sinh ra cũng chính là lực giới hạn vi sai.
73