Đường ống vận hành

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phanh khí nén trên ô tô hiện đại đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 62)

Đường ống vận hành còn được gọi là đường ống điều khiển. Đường ống này được nối với van chân và van tay. Khi tài xế đạp bàn đạp phanh, áp suất khí nén sẽ qua nó đến bầu phanh của xe kéo và bầu phanh của rơ moóc. Khi tài xế nhả bàn đạp phanh, khí nén trong bầu phanh của rơ moóc quay trở lại van chân để xả ra ngoài.

Hình 3. 39 Sơ đồ đường ống vận hành Những nhược điểm của hệ thống này là:

+ Nếu rơ moóc tách ra khỏi ô tô, rơ moóc sẽ không có phanh.

+ Nếu đường ống điều khiển (vận hành) bị đứt gãy, cơ cấu phanh rơ moóc sẽ không hoạt động được, và khí nén sẽ thất thoát nếu các cơ cấu phanh hoạt động.

+ Nếu áp suất khí nén trong bình chứa thất thoát hết, sẽ không có cách nào để vận hành các cơ cấu phanh của xe kéo và rơ moóc.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 53

+ Cơ cấu phanh của rơ moóc không thể hoạt động độc lập khỏi hệ thống trên xe kéo. + Sự vận hành và nhả cơ cấu phanh của rơ moóc sẽ chậm hơn cơ cấu phanh của xe kéo.

Những nhược điểm trên có thể được khắc phục bằng cách trang bị thêm đường ống cung cấp (khẩn cấp) và các van.

Hình trên cho thấy các đường ống dẫn khi các cơ cấu phanh hoạt động. Cũng giống như 2 cầu sau của xe kéo, 2 cầu sau của rơ moóc được trang bị những bầu phanh.

Đưởng ống vận hành có “chữ T” được lắp vào giữa van chân (31) và van rờ le (13). Một đường ống dẫn khí được nối từ “chữ T” đến rơ moóc nhờ thiết bị ghép nối (20).

3.18.3 Van phanh tay rơ moóc

Hình 3. 40 Sơ đồ vị trí van tay rơ moóc

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 54

Nhiệm vụ của van tay phanh rơ moóc là cho phép tài xế điều khiển độc lập lượng áp suất khí nén đến cơ cấu phanh của rơ moóc. Nó cũng cho thấy được một cách thức hoạt động cơ cấu phanh rơ moóc khi ghép nối xe kéo với rơ moóc.

Van cũng cho phép tài xế hoạt động cơ cấu phanh rơ moóc độc lập với cơ cấu phanh xe kéo. Lượng áp suất khí nén vận hành phụ thuộc vào độ mở của van được quyết định bởi người lái (áp suất này này không thể vượt quá áp suất trong bình chứa). Một số van được

trang bị cần gạt tự trả về.

3.18.4 Van kiểm tra 2 chiều

Chức năng

Mục đích của một van kiểm tra hai chiều (26) là hướng luồng không khí vào một đường dây chung từ một trong hai nguồn. Van này sẽ cho phép không khí chảy từ nguồn cung cấp áp lực ứng dụng cao hơn. van con thoi sẽ thay đổi để áp suất cao hơn được hướng tới đoạn rẽ qua đường kiểm soát.Van này nằm giữa van chân và van thao tác.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 55

Van chân hoạt động

Tài xế hoạt động phanh bằng cách sử dụng van chân (31). Áp suất khí nén đến các bầu phanh của xe kéo và rơ moóc qua van 2 chiều (26). Con trượt trong van 2 chiều dịch chuyển bịt đường áp suất thấp, không cho dòng khí nén đi qua. Van tay (30) ở vị trí khoá và áp suất khí giống nhau đến các bầu phanh của xe kéo và rơ moóc.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 56 ➢ Van tay hoạt động

Sơ đồ trên cho thấy van chân (31) đang đóng và van tay (30) đang mở, khí nén vận hành từ van tay qua van 2 chiều (26), đến các bầu phanh sau. Van 2 chiều đã bịt cửa của đường ống có áp suất khí thấp hơn, không cho áp suất khí lưu thông hướng đến van chân.

Bất cứ lúc nào hoạt động cơ cấu phanh rơ moóc bằng cách sử dụng van tay, tài xế có thể đạp bàn đạp van chân. Nếu khí vận hành qua van chân có áp suất lớn hơn khí vận hành qua van tay, con trượt trong van 2 chiều sẽ bị dịch chuyển bịt cửa dòng khí nén có áp suất thấp hơn, cho phép dòng khí từ van chân qua van 2 chiều, đến cơ cấu phanh rơ moóc. Trong khi van chân hoạt động, nếu tài xế tiếp tục gạt van tay mở lớn hơn, làm dòng khí nén qua van tay có áp suất lớn hơn dòng khí nén qua van chân, thì van 2 chiều sẽ cho khí nén từ van tay đến cơ cấu phanh rơ moóc.

Dù cho cơ cấu phanh rơ moóc có thể được hoạt động độc lập nhờ van tay, khí vận hành qua van tay có thể có áp suất tương tự hay nhỏ hơn một chút áp suất khí trong bình chứa.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 57

3.18.5 Van bảo vệ đầu kéo

Một van bảo vệ đầu kéo thường được đặt gần phía sau của cabin máy kéo và nó có hai đường không khí: một đường dây cung cấp, và một đi đến đường điều khiển dòng.

Nguyên lý hoạt động Khi mở:

Van cung cấp mở , khí nén từ bình chứa đi vào , lúc này 1 phần khí nén đi đến đường cung cấp , 1 phần nó đi vào van bảo vệ đầu kéo , lúc này áp lực khí nén từ bình chứa thắng được áp lực khí nén từ van chân tới , đẩy piston van bảo vệ đầu kéo đi xuống , khí đó van bảo vệ đầu kéo mở thông với đường điều khiển , khí nén từ van chân qua van 2 chiều rồi đi qua van bảo vệ đầu kéo tới đường điều khiển , lúc này hệ thống sẽ cung cấp khí tới 2 đường cung cấp và điều khiển.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 58

Hình 3. 46 Hệ thống bảo vệ đầu kéo (mở) Khi đóng:

Van cung cấp đóng , khí nén từ bình chứa không thể đi vào , do ko có áp lực khí nén từ bình chứa , cho nên áp lực khí nén từ van chân đẩy lò xo van bảo vệ đi lên , đóng đường điều khiển lại , lúc này hệ thống không cung cấp khí nén .

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 59

3.18.6 Van cung cấp rơ mooc

Van này (thường có nút hình bát giác) được đặt trong cabin của ô tô. Tài xế mở hay đóng van bằng cách kéo hay đẩy nút, tùy thuộc vào từng kiểu van.

Mở van cho phép áp suất khí nén di chuyển qua nó, đến van bảo vệ đầu kéo và sau đó đến đường ống cung cấp (khẩn cấp).

Van có kiểu lò xo và được duy trì ở vị trí mở khi áp suất là đủ để ép lò xo. Nếu áp suất khí giảm xuống khoảng giữa 45 psi và 20 psi, van sẽ tự động đóng lại nhờ lực của lò xo. Đối với van không tự động thì tài xế phải chuyển nó về vị trí đóng. Lúc này, các cơ cấu phanh đỗ xe cũng sẽ được hoạt động.

3.18.7 Hệ thống cung cấp van rơ moóc tự động

Hình 3. 48 Van cung cấp rơ mooc

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 60

Hình minh hoạ trên đây cho thấy không khí được bơm từ đường chứa đến van cung cấp (28). Van bảo vệ xe kéo (24) đến từ 2 đường ống: một từ van cấp rơ moóc (28) và một từ van 2 chiều. Bắt đầu từ van bảo vệ xe kéo là 2 đường ống, mỗi đường ống dẫn đến một bộ ghép nối (20). Những đường ống này là đường ống điều khiển (vận hành) (22) và đường ống cung cấp (khẩn cấp) (21). Rơ moóc không được ghép nối với xe kéo. Tài xế chưa mở van cấp rơ moóc (28), và van tay đang ở vị trí đóng (30).

Trong hình dưới, tài xế đã thực hiện đạp bàn đạp van chân (31) và áp suất khí nén được phân phối đến các bầu phanh của xe kéo. Con trượt trong van 2 chiều (26) đã dịch chuyển bịt cửa phía áp suất thấp, cho phép áp suất khí lưu thông đến van bảo vệ xe kéo (24). Không có sự thất thoát khí nén qua bộ ghép nối đã bị ngắt do van bảo vệ xe kéo đã đóng.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 61

Hình 3. 51 Hệ thống cung cấp van rơ mooc tự động

Nếu tài xế chẳng may sai lầm khi mở van tay (30), khí vận hành đến van bảo vệ xe kéo (24), nhưng van đã ở vị trí đóng, do đó sẽ không có sự mất mát khí nén xảy ra nếu van cấp rơ moóc (28) đã đóng lại.

3.18.8 Kết hợp máy kéo và rơ moóc

Trong hình minh hoạ này, xe kéo đã được nối với máy kéo, và đường dây điều khiển và cung cấp đã được kết hợp khớp nối(20).

Thiết bị này có một bình chứa (16) được lắp đặt. Bình chứa này sẽ cung cấp một không khí gần các buồng phanh tay để phanh khẩn cấp thông thường hoặc khẩn cấp. Bình chứa xe đẩy được đặt với van xả (6), giống như thùng chứa máy kéo.

Một van role khẩn cấp (39) được gắn trên thùng chứa xe kéo hoặc khung xe kéo gần các buồng phanh.van role khẩn cấp có ba chức năng chính trong hệ thống:

1. Nó truyền không khí từ bể chứa xe kéo tới buồng phanh tay trong quá trình phanh. Phần này của van hoạt động giống như van tiếp sức được trình bày trước đó.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 62

2. Nó điều khiển áp suất không khí của bình chứa tới phanh xe kéo, gây phanh khẩn cấp. Hành động này sẽ làm đường không khí bị đứt hoặc tách ra giữa máy kéo và xe kéo, hoặc mất áp suất không khí từ máy kéo .Đường dây kiểm soát đứt sẽ không ảnh hưởng tới phanh khẩn cấp. Nếu phanh được giữ thì áp suất không khí sẽ giảm xuống đủ thấp để gây ra ứng dụng khẩn cấp. Người lái bất cứ lúc nào có thể vận hành van cung cấp van kéo (28) để gây ra phanh khẩn cấp.

3. Có một van kiểm tra một chiều ngăn áp suất không khí trong bể chứa xe kéo trở lại máy kéo.

Hình 3. 52 Sơ đồ kết hợp máy kéo và rơ mooc

3.18.9 Hệ thống nạp khí nén cho rơ mooc

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 63

Hình 3. 53 Hệ thống nạp rơ moóc

Người điều khiển xe mở van cung cấp van (28) để cho phép áp lực không khí chứa vào được đưa qua van bảo vệ máy kéo (24) đến đoạn rơ moóc. Áp suất không khí vượt qua rào khẩn cấp tiếp sức (39) tới bình chứa trên xe đẩy. Áp lực sẽ được xây dựng trong bể chứa xe kéo với cùng áp suất như các bình chứa trên máy kéo. Đây được gọi là "nạp" hệ thống Xe móc. Các van cung cấp van kéo chỉ nên mở khi áp suất máy kéo lên đến khoảng 90 psi, phụ thuộc vào van.

3.18.10 Van tay và chân hoạt động

Điều này và hình minh họa tiếp theo cho biết các thành phần phanh và đường ống được sử dụng cho van chân và van tay.

• Van chân hoạt động (31) màu cam. • Van tay hoạt động (30) màu nâu.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 64

Màu cam và màu nâu được sử dụng để chỉ những chỗ khí nén được vận hành và nói lên nguồn cấp khí nén. Khi đạp van chân, khí nén sẽ di chuyển đến các cơ cấu phanh của xe kéo và rơ moóc. Như đã giải thích trước đó, dòng khí đi qua van 2 chiều (26) và van bảo vệ xe kéo (24) đến đường ống điều khiển (vận hành) và rơ moóc. Nếu nhả van chân và mở van tay, con trượt trong van 2 chiều sẽ dịch chuyển và cho áp suất khí nén đi qua và tác dụng vào các cơ cấu phanh rơ moóc.

Hình 3. 55 Sơ đồ van tay và van chân hoạt động

Khí nén đến từ van tay hay van chân khiến dòng khí nén điều khiển (vận hành) lưu thông qua đường ống của nó và hoạt động van rờ le khẩn cấp (39), khiến khí nén trong bình chứa của rơ moóc (16) đến các bầu phanh rơ moóc. Áp suất tác dụng lên các bầu phanh của rơ moóc có giá trị tương tự áp suất tác dụng lên các bầu phanh của xe kéo. Trong hệ thống này, thời gian tác dụng phanh được tối thiểu hóa nhờ việc bổ sung bình chứa (16) và van rờ le khẩn cấp (39).

Nhả van tay hoặc van chân sẽ ngắt dòng khí nén đang vận hành. Chức năng chuyển tiếp của van rờ le sẽ về vị trí ban đầu, đó là dừng dòng khí nén cung cấp đến các bầu phanh rơ moóc. Van có cửa xả sẽ xả áp suất khí nén ra khỏi các bầu phanh, gây nhả phanh. Cũng trong hệ thống này, các cơ cấu phanh của xe kéo và rơ moóc có thể được nhả phanh nhanh

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 65

Hình 3. 55 Sơ đồ van tay và van chân hoạt động 3.18.11 Hệ thống hoạt động khẩn cấp

Nếu rơ moóc không được trang bị cơ cấu phanh đỗ kiểu lò xo, sự hao hụt đột ngột khí nén trong đường ống cung cấp (khẩn cấp) sẽ kích hoạt van rờ le khẩn cấp (39) hoạt động, cho phép khí nén trong bình chứa rơ moóc (16) đi thẳng vào các bầu phanh rơ moóc (14). Van một chiều trong van rờ le khẩn cấp sẽ đóng, ngăn khí nén trở ngược lại bình chứa rơ moóc. Sự hao hụt khí nén trong đường ống cung cấp (khẩn cấp) cũng sẽ hoạt động van bảo vệ xe kéo để giữ cho áp suất khí nén đủ để tác dụng các cơ cấu phanh của xe kéo.

Các cơ cấu phanh rơ moóc vẫn sẽ giữ sự tác dụng phanh đến khí áp suất khí nén trong bình chứa rơ moóc được dùng hết, hay đường ống cung cấp (khẩn cấp) được sửa chữa và hệ thống được nạp lại.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 66

Hình 3. 56 Sơ đồ hệ thống hoạt động khẩn cấp

3.18.12 Đường ống cung cấp (khẩn cấp) bị gãy

Khi đường ống cung cấp (khẩn cấp) (21) bị gãy hay bộ ghép nối của đường ống cung cấp (khẩn cấp) bị tách ra, hệ thống cũng sẽ có những hoạt động tương tự như đã giải thích ở trên.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 67

3.18.13 Đường ống điều khiển (vận hành) bị gãy

Nếu đường ống điều khiển (vận hành) (22) bị gãy hay ngắt, không có vấn đề gì diễn ra cho đến khi tài xế thực hiện phanh. Khi cả van tay và van chân đều hoạt động, sự thất thoát khí nén ở đường ống điều khiển (vận hành) sẽ làm giảm nhanh chóng áp suất trong bình chứa của xe kéo, tùy thuộc vào độ mở của van tay và van chân. Sự hao hụt áp suất khí này sẽ ngắt dòng khí nén trong đường ống cung cấp (khẩn cấp) và kích hoạt van rờ le khẩn cấp (39) để hoạt động các cơ cấu phanh của rơ moóc. Bất cứ vấn đề khiến áp suất trong hệ thống trên xe kéo giảm nhanh đều sẽ kích hoạt thiết bị cảnh bào áp suất thấp cho tài xế biết.

Trong hình trên, đường ống cung cấp (vận hành) (22) đã bị đứt và tài xế thực hiện phanh bằng van chân (31). Xe kéo sẽ tác dụng các cơ cấu phanh nhưng rơ moóc thì không có hoạt động phanh. Nếu tài xế cứ đạp phanh và giữ, áp suất trong hệ thống trên xe kéo sẽ giảm đến dưới mức nguy hiểm và sau đó hệ thống bảo vệ xe kéo sẽ đặt cơ cấu phanh rơ moóc vào trường hợp phanh khẩn cấp.

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN TRÊN XE HIỆN ĐẠI 68

3.18.14 Mất áp suất ở bình chứa

Sự vỡ ống cấp khí nén sẽ dẫn đến mất mát áp suất không khí từ nguồn cung cấp / bình chứa ướt (5). Khi áp suất không khí trong bình chứa ướt (5) của máy kéo rơi xuống dưới mức cảnh báo, do máy nén bị hỏng hoặc bị rò rỉ quá mức trên máy kéo, các thiết bị cảnh báo sẽ bắt đầu hoạt động. Trong hình minh hoạ, van kiểm tra một chiều (7) đã ngăn không cho áp suất không khí chứa trong bình chứa sơ cấp / khô (8) thoát khỏi nguồn cung cấp bình chứa ướt và đường ống bị vỡ.

Áp suất không khí trong bình chứa sơ cấp / khô có áp lực rất lớn đối với một số lượng hạn chế các ứng dụng phanh để dừng xe trước khi hệ thống phanh đỗ xe lò xo được kích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống phanh khí nén trên ô tô hiện đại đồ án tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật ô tô (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)