Quá trình thực hiện XĐGN ở tỉnh Xiêng Khoảng được thể hiện như sau:
Việc giải quyết đói nghèo ở tỉnh Xiêng Khoảng cũng như ỏ các tỉnh trong toàn cả nước đều dựa vào các chính sách của Nhà nước như:
Nghị định số 09/BTTĐ của Bộ chính trị trung ương Đảng về việc quy định 4 chỉ tiêu 4 nội dung và 5 bước trong việc xây bản và cụm bản phát triển để xóa đói giảm nghèo như:
an ninh quốc phòng-an ninh xã hội, kinh tế, văn hóa-xã hội và hệ thống chính trị. Là sự kết hợp đồng thời phát triển ở nông thôn và thành thị, tiến hành có trọng điểm, ở mỗi huyện làm 2-3 thí điểm để rút kinh nghiệm. Bảo đảm việc xây bản phát triển phải hoàn thiện và bền vững. Việc xây bản và cụm bản phát triển phải được sự chỉ đạo sát sao, thường xuyên của Bộ chính trị trung ương Đảng và các cấp đảng từ trung ương đến địa phương.
- 4 nội dung: Các chi tổ đảng ở địa phương phải mạnh, chính quyền địa phương mạnh, có các tổ chức quần chúng và tổ hòa giải cấp bản và nhân dân được nâng cao trình độ hiểu biết luật pháp. Phải bảo đảm không có thế lực lượng phản động ẩn nấu trong bản, không có ma túy, côn đồ, cướp trộm, khiêu dâm, không có vụ án, không có hiện tượng di cư lộn xộn, có dân quân bảo vệ an ninh dân bản, bảo đảm an ninh và quốc phòng tốt. Về kinh tế phải xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống nhân dân, phải có một số bản sản xuất một hoặc nhiều loại hàng hóa bán trong nước hoặc suất khẩu, có hợp tác xã sản xuất, dịch vụ hoặc cụm bản sản xuất một loại hàng hóa nào đó, là bản đã chấm dứt việc phát rừng làm nương, chấm dứt trồng thuốc phiện, có đường giao thông nối liền bản với bản và nối với huyện, có nước sạch dùng, có điện và có quỹ phát triển bản hoặc quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ thóc, quỹ trâu bò hoặc tín dụng. Về văn hóa-xã hội: Phải có trường học, có trạm y tế, được công nhận là bản văn hóa và xóa nạn mù chữ.
- 5 bước: Là bước thu thập thông tin, số liệu để đánh giá, thẩm định và khai thác tiềm năng của từng bản, lập kế hoạch thiết thực trong việc xây bản và cụm bản phát triển. Giáo dục tư tưởng, tuyên truyền cho nhân dân hiểu, thấy được tầm quan trọng của việc xây bản và cụm bản phát triển để huy động nhân dân tích cực tham gia phong trào này. Bước tổ chức thực hiện: giao nhiệm vụ cho chính quyền địa phương và chi tổ đảng, các tổ chức quần chúng thực hiện cùng với nhân dân. Việc chỉ đạo, giám định việc
thực hiện các mục tiêu trên. Bước tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm, phát huy những ưu điểm và giải quyết những khuyết điểm sau đó tiếp tục nâng cấp để đạt theo yêu cầu. Ngoài ra các tỉnh còn dựa vào một số nghị định của Chính phủ và còn ban hành một số quyết định và thông tư riêng của mình để tổ chức thực hiện xây bản và cụm bản phát triển và xoá đói giảm nghèo cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của từng tỉnh.
Trong nghị định 09 còn quy định số hộ trong một bản, số bản trong cụm bản và việc gộp các bản nhỏ thành bản lớn; Việc xây bản và cụm bản phát triển là sự củng cố chế độ dân chủ nhân dân ở cấp cơ sở và là công tác dân vận xây cơ sở chính trị chuẩn bị hội nghị các cấp đảng ở địa phương. Các tỉnh miền núi phía Bắc đã có một số thành công trong việc XĐGN và xây dựng cơ sở ở địa phương, thực hiện theo các chính sách của Chính phủ đề ra nhất là các tiêu chuẩn công nhận bản thoát nghèo, tiêu chuẩn bản và cụm bản phát triển vv...
Dưới đây là các tiêu chuẩn công nhận bản thoát nghèo, tiêu chuẩn bản và cụm bản phát triển:
a) Tiêu chuẩn công nhận hộ thoát nghèo
1) Có cơ sở sản xuất hoặc công ăn việc làm tương đối ổn định.
2) Thu nhập bình quân ở nông thôn là 180.000 kíp/người/tháng trở lên, ở thành thị là 240.000 kíp/người/tháng trở lên.
3) Có nhà ở tương đối tốt (Kiên cố hoặc bán kiên cố). b) Tiêu chuẩn công nhận bản thoát nghèo
Bản được công nhận là bản thoát nghèo phải đạt 5 tiêu chuẩn sau: 1) Bản có tỷ lệ hộ thoát nghèo từ 51% của tổng số hộ trong bản trở lên.
2) Có trạm y tế, trạm thuốc hoặc có bệnh viện ở gần bản, nếu đi khám bệnh chỉ mất 2 tiếng đồng hồ trở xuống.
3) Ít nhất có trường phổ thông cấp I và phần nhiều dân bản đã xóa nạn mù chữ.
4) Có nước sạch dùng (Nước giếng, nước ngầm hoặc nước thiên nhiên sạch).
5) Có đường ô tô đi vào bản được 2 mùa. c) Tiêu chuẩn công nhận bản phát triển
Bản được công nhận là bản phát triển phải đạt một số tiêu chuẩn theo Nghị định 09/BTTĐ và Lệnh bổ xung13/TTg về việc xây bản và cụm bản phát triển, cụ thể như sau :
1) Các tổ chức chính trị trong bản phải được củng cố vững mạnh, nhất là chi tổ đảng phải đạt tiêu chuẩn mạnh và biết lãnh đạo toàn diện, các tổ chức chính quyền địa phương, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên và hội phụ nữ, tổ hòa giải đều được củng cố.
2) Dân bản có trình độ hiểu biết về đường lối chính sách của đảng và Chính phủ cao, bảo đảm an ninh xã hội, không có ma túi, không có các vụ án, nhân dân đoàn kết đùm bọc và yêu thương giúp đỡ nhau.
3) Có cơ sở sản xuất và dịch vụ tương đối bền vững, không còn hộ nghèo, đời sống của dân bản ngày càng được nâng cao.
4) Tỷ lệ trẻ em đến tuổi được vào học đạt 95%, tỷ lệ biết chữ của người lớn từ 15 tuổi trở lên không thấp hơn 85%, bản phải đạt tiêu chuẩn vệ sinh và môi trường tốt, các hộ đều có nước sạch dùng, có nhà vệ sinh và tỷ lệ tiêm chủng phải đạt 95%.
đ) Tiêu chuẩn cụm bản phát triển: Là các bản trong cụm bản đều là bản phát triển.
Trong quá trình thực hiện XĐGN tỉnh Xiêng khoảng đã sử dụng quỹ phát triển bản ở 3 huyện nghèo gồm có vốn từ ngân sách nhà nước khoảng 2.455.535.000 kíp và kết hợp với tiền đóng góp của dân bản, cho đến bây giờ
đã có 23 bản có quỹ phát triển bản với 1.148 hộ thành viên và có 908 hộ vay tín dụng để sản xuất và kinh doanh nhỏ. Bên cạnh đó quỹ xóa đói giảm nghèo đã hoạt động tích cực trong 4 huyện trong 5 năm qua, quỹ này đã thực hiện 264 dự án với tổng ngân sách là 32.771,64 triệu kíp để xóa đói giảm nghèo, chủ yếu là tập trung vào một số ngành như: nông nghiệp, giao thông công chính, giáo dục và y tế. Trong 5 năm qua đã có 4.272 hộ thoát nghèo, đạt 50,6% số hộ nghèo toàn bộ, so với kế hoạch thực hiện được 54,9% (Năm 2005 có 8.089 hộ nghèo). Còn lại 2 yếu tố chính trong việc xóa đói giảm nghèo là giáo dục và y tế, trong những năm qua tỉnh Xiêng khoảng cũng đã có những thành tích đáng kể như sau: Về giáo dục tỉnh đã triển khai và thực hiện 3 chương trình lớn của Bộ giáo dục và đào tạo đó là chương trình tạo cơ hội vào học; chương trình củng cố chất lượng giáo dục và chương trình nâng cao trình độ và quản trị giáo dục và 3 dự án ưu tiên nhằm phát triển ngành giáo dục như: Dự án củng cố chất lượng và mở rộng cơ hội giáo dục;
dự án cân đối giáo viên và nâng cao trình độ của cán bộ quản trị giáo dục;
Dự án mở rộng trường đào tạo nghề nghiệp. Do đó trong 5 năm 2006-2012 ngành giáo dục tỉnh XK đã đạt một số kết quả như sau:
Bảng 2.12: Một số kết quả về giáo dục ở tỉnh XK
tt Các chỉ tiêu Số lượng % tăng so với 2005
1 Hộ thoát nghèo (Hộ) 4.272 50,6
2 Số trường học (Trường) 558 255,00
3 Số học sinh (Người) 75.293 -
4 Trường mẫu giáo (Trường) 26 62
5 Trường cấp I (Trường) 467 38,57
6 Trường cấp II và cấp III (Trường) 60 15,38
7 trường trung học và cao đẳng 3 -
8 trường sơ cấp 1 -
Về ngành y tế trong 5 năm qua tỉnh đã chú trọng công tác bảo vệ và chữa bệnh truyền nhiễm, bảo vệ sức khỏe nhân dân, nhất là các loại bệnh sốt, bệnh sốt huyết, bệnh đau bụng, bệnh AIDS (HIV), bệnh cúm gà và bệnh cúm 2009 H1N1 v.v... [69]. Dưới đây là một số chỉ tiêu đạt được về y tế của tỉnh Xiêng khoảng trong năm 2008:
Bảng 2.13: Một số kết quả về y tế năm 2008 ở tỉnh XK tt Các chỉ tiêu Số lượng 1 Số bệnh viện 9 2 Bệnh viện cấp cao 2 3 Bệnh viện cấp huyện 7 4 Trạm y tế 50 5 Hiệu thuốc 72 6 Phòng khám bệnh tư nhân (Phòng) 24 7 Cán bộ y tế toàn tỉnh (Người) 481
8 Bình quân 1 cán bộ y tế trên đầu người dân 519
Bảng 2.14: Một số chỉ tiêu về y tế của tỉnh XK năm 2008 tt Các chỉ tiêu Thực hiện năm 2008 So với Kế hoạch năm 2008 So với Kế hoạch 5 năm Ghi chú 1 Tỷ lệ y tế bao trùm 100% 100% 5,3%
2 Tỷ lệ dùng nước sạch 70% 6 93,33% So với năm 2005 3 Tỷ lệ dùng phòng vệ sinh 60% - 75% 4 Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 1 tuổi 65/1.000 - -4 So với năm 2005 giảm 4 người 5 Tỷ lệ chết của trẻ em dưới 5 tuổi 81/1.000 - -9 So với năm 2004 giảm 9 người 6 Tỷ lệ chết của bà mẹ 385/100.000 - -74 7 Tuổi thọ trung bình (nữ/nam) 62 tuổi 63t/60t - - 8 Tỷ lệ tiêm phòng: -Trẻ dưới 2 tuổi -Trẻ dưới 5 tuổi -Phụ nữ (15-19 tuổi) -Phụ nữ chửa 52,65% 10,9% 43,12% 42,32% - - Nguồn: [64][65]
Theo số liệu trong bảng trên phần nhiều các chỉ tiêu đều hoàn thành tương đối tốt so với kế hoạch và một số chỉ tiêu vượt mức kế hoạch đề ra, riêng việc tiêm phòng ở trẻ dưới 5 tuổi, phụ nữ trên 15-19 tuổi và phụ nữ chửa thực hiện được thấp chưa được 50% so với kế hoạch vì thiếu tiền hoạt động phí. Còn việc phục vụ người nghèo là không phải thu tiền phí. Hiện nay tỉnh Xiêng khoảng đã có 8 bản phát triển nhưng chưa có cụm bản phát triển
nào.Tỉnh đã có nhiều cố gắng trong việc XĐGN và xây dựng cơ sở ở địa phương nhất là khâu chuẩn bị các văn bản chính sách và tài liệu hướng dẫn các bước tổ chức thực hiện, khâu tổ chức và đào tạo lực lượng cán bộ, phương tiện và vật chất cần thiết để tiến hành. Tỉnh đã ban hành một số chính sách riêng ngoài chính sách chung của Chính phủ về XĐGN và xây dựng cơ sở địa phương. Tỉnh Xiêng khoảng có toàn bộ số bản là 502 bản, 39.366 hộ, có 5.146 hộ nghèo, 56 cụm bản [65].
Dưới đây là một số điển hình về mô hình giải quyết đói nghèo và xây bản và cụm bản phát triển của tỉnh Xiêng khoảng:
Bản thoát nghèo:
- Tên bản: Bản Xiêng kiều
- Vị trí điạ lý: Bản Xiêng kiều nằm ở phía tây nam của huyện Khăm, cách huyện Khăm 3 km, có tuyến đường quốc lộ số 7 đi qua, bản Xiêng kiều nằm trong cụm bản Nhọt kựa thuộc huyện Khăm tỉnh Xiêng khoảng.
- Diện tích: Bản Xiêng kiều có diện tích toàn bộ 420 ha, diện tích xây nhà ở 69 ha, diện tích sản xuất nông nghiệp 197 ha, diện tích rừng 54 ha, diện tích chăn nuôi và sử dụng vào các công việc khác khoảng 100 ha.
- Dân số và cơ cấu xã hội: Bản Xiêng kiều có 2 phố, 8 tổ, 90 hộ, dân số 553 người, nữ 265 người và bản có 1 nhà văn hóa riêng, người dân ở bản này là dân tộc tày 100%.
Dân bản Xiêng kiều phần nhiều sản xuất nông nghiệp và trồng lương thực và hoa màu để bán là chủ yếu, ngoài việc sản xuất nông nghiệp ra dân bản còn làm nghề dệt thủ công suất khẩu, trong bản có 88 máy dệt thủ công, thu nhập bình quân của nhân dân làm nghề dệt thủ công là 518.000.000 kíp/năm. Ngoài ra bản còn có 45 máy xay gạo, 13 xe kéo, xe tải cỡ nhỏ 8 chiếc, xe tải cỡ nhỏ 3 chiếc, vô tuyến truyền hình 85 cái, bò 96 con, trâu 222 con, lợn 32 con, gia súc 1.500 con và hồ nuôi cá 60 hồ. Thu nhập của bản
tương đối cao, riêng thu nhập về nông nghiệp bình quân đạt 1,504 tỷ kíp/năm, thu nhập khác 209.477.000 kíp/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 4.035.073 kíp/người/năm hay 474,7 $/người/năm. Thu nhập bình quân hộ đạt 2.066.107 kíp/hộ/tháng, lương thực đạt 340 kg/người/năm.
Bản Xiêng kiều đã góp vốn kết hợp với nhà nước thực hiện hoàn thành 1 chương trình hoạt động về nếp sống văn hóa với tổng vốn 1,034 tỷ kíp, 1 chương trình hoạt động chính trị với kinh phí 7.200.000 kíp, 2 dự án phát triển kinh tế với vốn đầu tư 155.410.000 kíp.
Bản Xiêng kiều đã được công nhận là bản thoát nghèo ngày 16/10/2009 và cũng được công nhận là một trong những bản phát triển toàn diện của tỉnh Xiêng khoảng [65].
Bản phát triển. a.Tên bản: Hỏ xay
b.Vị trí địa lý: Bản Hỏ xay nằm trong cụm bản Kang xẻng thuộc huyện Phả xay, tỉnh Xiêng khoảng, cách thị xã Phả xay 1 km về phía nam.
c.Dân số và cơ cấu xã hội: Bản Hỏ xay có 2 tổ, 35 hộ, dân số 182 người, nữ 91 người, dân bản là dân tộc Lào lùm 100%.
d.Diện tích: Bản Hỏ xay có diện tích toàn bộ 604,11 ha, trong đó diện tích ruộng 36 ha (năng suất lúa bình quân 3,5 t/ha), diện tích xây nhà ở và diện tích sản xuất nông nghiệp 20,32 ha, diện tích rừng 536,17 ha, hồ nuôi cá có 3,5 ha.
e.Cơ sở kinh tế: Bản Hỏ xay có máy xay gạo 6 máy, xe kéo 16 chiếc, xe vận tải cỡ nhỏ 3 chiếc, bò 250 con, trâu 50 con, lợn 36 con, gia cầm 1.200 con. Sản xuất lúa bình quân 700 kg/người/năm, thu nhập bình quân 4.700.000 kíp/người/năm.
Tỉnh Xiêng khoảng đã tiến hành xây bản phát triển theo các bước như sau:
Bước 1: Bước chuẩn bị
f. Chuẩn bị các loại tài liệu cấp huyện: bản kế hoạch, danh sách cán bộ, các loại bảng biểu hướng dẫn và thu thập số liệu, kế hoạch thẩm định, tổ chức ban quản trị chỉ đạo, ban phụ trách 4 nhóm việc chính và tổ chức nhóm chuyên viên xuống phỏng vấn từng gia đình.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
g.Xuống phổ biến ở huyện và bản do các sở và ngành có liên quan chịu trách nhiệm.
h.Đánh giá mặt tốt, mặt yếu của ban lãnh đạo cấp huyện, cấp bản và tổ đảng.
i.Đánh giá phân loại bản với 9 điều kiện: Gia đình văn hóa, bản xóa nạn mù chữ, bản vệ sinh, bản đạt tiêu chuẩn 2,3,4, bản phụ nữ 3 tốt, bản văn hóa, tổ đảng mạnh và biết lãnh toàn diện, bản không vụ án và là bản thoát nghèo.
j.Tổ chức giải quyết một số mặt yếu của từng bản, bổ xung những mặt chưa đạt yêu cầu và chưa được phát triển.
Bước 3: Thẩm định lại và đánh giá kết quả thu được do dân bản tự đánh giá đồng thời xác định những bản có đủ điều kiện để đề nghị cấp trên trao giấy chứng nhận bản phát triển toàn diện theo tiêu chuẩn trong Nghị định 09/BTTĐ và lệnh bổ xung số 13/TTg đã đề ra.
Bản Hỏ xay là một trong những bản có đủ tiêu chuẩn để công nhận là bản phát triển toàn diện bởi vì có đủ 9 loại giấy chứng nhận sau:
1) Giấy chứng nhận gia đình văn hóa đạt từ 75% trở lên