a. Mục tiêu chung:
Chính sách xóa đói giảm nghèo là một phần quan trọng nằm trong chính sách an sinh xã hội của mỗi quốc gia, cùng với các chính sách khác tạo thành một tấm lưới toàn diện bảo vệ các thành viên trong xã hội. XĐGN góp phần đảm bảo an sinh xã hội một cách lâu dài và bền vững, làm giảm gánh nặng hệ thống an sinh xã hội thông qua việc giảm dần đối tượng trợ cấp và tăng chất lượng an sinh xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, nhằm mục tiêu tổng quát xây dựng một đất nước dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Chính sách XĐGN là thể hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong XĐGN cho các đối tượng thuộc diện nghèo đói và xác định các công việc, nhiệm vụ, các chỉ tiêu cụ thể để tiến hành giải quyết các vấn đề vướng mắc, khó khăn, thiếu thốn mà người nghèo không thể tự giải quyết được, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi về một số mặt cần thiết như đất canh tác và đất xây nhà ở, hỗ trợ nguồn tín dụng cho đối tượng nghèo vay làm kinh doanh, đào tạo nghề và sản xuất, hỗ trợ về hệ thống cơ sở kỹ thuật, trường học, trạm xá, thuỷ lợi và hệ thống điện nước v.v... để tự họ vươn lên và thoát nghèo, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo một cách bền vững đó là công việc XĐGN.
Vấn đề XĐGN bền vững là mục tiêu lớn nhất mà Đảng và Nhà nước mong muốn, ngay cả những người nghèo cũng mong muốn như vậy. Hiểu và giải thích ý nghĩa theo từ bền vững đó là sự tồn tại của con người với những điều kiện sống bình thường cần thiết được hưởng, không chịu tác động bởi các điều kiện khác làm cho cuộc sống bấp bênh, rủi ro. Vậy muốn XĐGN một cách bền vững, ngoài phải có đầy đủ các chính sách XĐGN và thực hiện đúng theo mục tiêu chung đã nêu ở trên, cần thực hiện như sau:
1)Thực hiện ổn định đời sống kinh tế - xã hội, văn hóa cho người nghèo. 2)Tạo việc làm, có thu nhập.
3) Bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện bình đẳng xã hội.
4) Thực hiện phát triển bền vững: Tăng trưởng xanh, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.
b) Mục tiêu bộ phận:
1) Hỗ trợ tín dụng và tạo điều kiện cho người nghèo có điều kiện phát triển sản xuất, tăng gia để có thu nhập, cấp tín dụng ưu đãi cho người nghèo, cho vay lãi suất thấp để người nghèo có cơ hội tạo nghề và tạo ra thu nhập bền vững.
2) Hỗ trợ đất và tư liệu sản xuất, vật nuôi, giống cây trồng, cấp đất nông nghiệp, giao rừng quản lý và sản xuất, giảm thuế đất vv...
3) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng về đường xá, công trình thủy lợi, trạm xá, nhà trường, chợ, điện, nước sạch, hỗ trợ nhà ở và các dịch vụ công cộng cơ bản v.v...tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân tăng gia sản xuất, nên khuyến khích thành lập các công ty, xí nghiệp trên địa bàn miền núi để tạo việc làm cho nhân dân, đào tạo trình độ tay nghề, nâng cao năng suất lao động có thu nhập ổn định, người nghèo sẽ có cơ hội thoát nghèo.
4) Hỗ trợ ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và đào tạo nghề cho người nghèo để họ có thể vào làm việc ở các công ty xí nghiệp
hoặc tự tạo việc làm cho mình. Truyền giao công nghệ, nghiên cứu tạo các loại giống về nông nghiệp năng suất cao cho dân trồng.
5) Hỗ trợ về giáo dục, xây trường học, miễn hoặc giảm học phí cho con em người nghèo.
6) Hỗ trợ y tế, xây trạm xá và bệnh viện phục vụ nhân dân miền núi, miễn phí khám chữa bệnh cho người nghèo, lập các quỹ bảo hiểm sức khỏe, hướng dẫn bà con bảo vệ và phòng chống bệnh dịch, sống lành mạnh ăn uống vệ sinh v.v...
7) Phát triển ngành thương mại, mậu dịch, xây chợ, tổ chức chợ phiên để bà con có thể đưa sản phẩm nông nghiệp bán hoặc trao đổi, mua hàng tiêu dùng cần thiết phục vụ đời sống.
c) Đặc điểm chính sách XĐGN: Các chính sách XĐGN có đặc điểm là thường hay lồng ghép vào các chính sách khác, cho nên nhiều chính sách XĐGN không thể hiện rõ nội dung cụ thể, chỉ là một số nội dung phụ, phục vụ và hoàn thành mục tiêu khác. Ví dụ: Chính sách xây bản và cụm phát triển, CS gộp bản nhỏ thành bản lớn, CS phát triển thị trấn ở nông thôn và CS 3 xây v.v...ta thấy rằng các CS trên không nói gì đến vấn đề XĐGN mà chỉ đặt ra các chỉ tiêu là hoàn thành việc xây bản và cụm bản phát triển, trong đó có ẩn nấu một số mục đích chung là để giảm tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ bản và huyện nghèo chứ không phải riêng mục đích XĐGN.
Một số chính sách cơ bản trong XĐGN như:
- CS đất đai định canh định cư: Nội dung chính của CS này là quản lý và phân chia đất sản xuất và đất xây nhà ở cho người nghèo để thực hiện việc định canh định cư, nhằm ổn định đời sống của nhân dân.
- CS tài chính tín dụng: Có nội dung chính là quy định một số nguồn tài chính tín dụng từ một số ngân hàng Nhà nước và ngân hàng chính sách cho người nghèo vay với lãi suất thấp để sản xuất kinh doanh có thu nhập và
dần dần thoát nghèo.
- CS phát triển cơ sở hạ tầng: Có nội dung chính là Nhà nước đầu tư xây dựng hệ thống cầu đường, hệ thống thuỷ lợi, điện nước, viễn thông v.v…để giải quyết vấn đề khó khăn trong giao thông vận tải, trong sản xuất nông nghiệp và trong đời sống sinh hoạt của nhân dân miền núi.
- CS phát triển giáo dục, đào tạo, y tế và môi trường: Chính sách này có nội dung chính là Nhà nước đầu tư xây nhà trường, xây trạm xá, bệnh viện, điều giáo viên và cán bộ y tế miền xuôi lên giúp giảng dạy và khám chữa bệnh cho người nghèo ở miền núi, giải quyết một phần khó khăn về sức khỏe và nâng cao học vấn cho con em người nghèo. Phổ biến CS bảo vệ và tái tạo môi trường cho nhân dân miền núi hiểu và bảo vệ môi trường.
- CS phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi: Nội dung chính của CS này là việc khuyến khích phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, trồng cây công nghiệp, công nghiệp chế biến hàng nông nghiệp, chế biến dược phẩm, công nghệ thủ công, đan dệt, mở các cửa hàng bán buôn, bán lẻ, chợ búa, thông tin liên lạc, xây nhà văn hoá, thể thao và một số cơ sở dịch vụ khác nhằm phát triển các ngành sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở miền núi để thực hiện XĐGN.
Sơ đồ 1.1: Cây mục tiêu
Nguồn: Tác giả tổng hợp