trong các CSXĐGN.
1.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi núi
Gồm có 5 yếu tố cơ bản như sau:
1.2.6.1. Yếu tố trung ương ban hành chính sách tốt
Nhà nước là tổ chức đầu não, là cơ quan trung ương, có trách nhiệm chung về vấn đề ban hành các chính sách XĐGN, chỉ đạo, thẩm định, giám định và đầu tư thực hiện các chính sách đó. Các chính sách đó có tầm quan trọng rất lớn trong việc quyết định sự thành công trong việc thực thi XĐGN. Cho nên Nhà nước có vai trò rất lớn trong vấn đề ban hành các chính sách XĐGN mà các chính sách đó phải bao hàm các điều kiện sau:
- Có tính bền vững: Chính sách XĐGN thể hiện được tính bền vững trong việc XĐGN, các kết quả đạt được có tính bền vững lau dài, người nghèo thoát nghèo rồi không phải tái nghèo.
- Có tính hiệu quả cao: Các chính sách XĐGN mang tính hiệu quả cao, bảo đảm đạt được kết quả tốt và hiệu quả.
- Có tính phù hợp: Chính XĐGN ở miền núi phải bảo đảm phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình, địa lý, văn hóa và phong tục tập quán, phù hợp
với trình độ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, khả năng tiếp thu của dân địa phương, được sự công nhận của các tầng lớp nhân dân. Phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
- Có tính thực thi cao: Chính sách XĐGN không dài dòng và dễ hiểu, có nội dung đầy đủ, có tính linh hoạt cao, thể hiện được nguyện vọng và đáp ứng được nhu cầu thiết thực của người nghèo và được sự cộng tác cao của nhân dân, dễ tổ chức thực hiện ở các địa phương nhất là ở miền núi.
Như vậy các chính sách XĐGN phải bao hàm được các nội dung trên thì mới là chính sách tốt và sẽ ảnh hưởng đến kết quả của việc XĐGN.
1.2.6.2. Yếu tố năng lực và đạo đức của chính quyền địa phương trong việc thực thi chính sách
Chính quyền địa phương các cấp từ cấp tỉnh, huyện và cấp bản đều có vai trò quan trọng trong việc tổ chức thực thi các chính sách XĐGN, kết quả đạt được tốt hay kém phần lớn là do khâu tổ chức thực hiện chính sách. Có chính sách tốt, có nguồn vốn đầy đủ nếu tổ chức thực hiện chính sách tốt sẽ đạt kết quả tốt, ngược lại nếu tổ chức thực hiện chính sách không tốt sẽ đạt kết quả không tốt. Điều này chính tỏ rằng chính quyền địa phương có vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức thực thi chính sách XĐGN ở miền núi. Trong thực tế việc tổ chức thực thi chính sách XĐGN ở miền núi có nhiều nơi đạt kết quả khá tốt nhưng nhiều nơi kết quả yếu kém, qua mỗi lần tổng kết, đánh giá kết quả XĐGN đều thấy rằng chính quyền địa phương ở một số tỉnh thực thi chính sách XĐGN còn yếu, kết quả thấp, không đạt được theo các chỉ tiêu đề ra. Qua đó chứng tỏ rằng năng lực của chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực thi chính sách XĐGN ở miền núi còn yếu kém. Như vậy, vai trò của chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực thi chính sách XĐGN ở miền núi rất lớn và hết sức quan trọng và có tính quyết định đến kết quả và ảnh hưởng đến việc thực thi chính sách XĐGN ở
miền núi. Mặt khác chính quyền địa phương các cấp cần phải có đầy đủ về trình độ học vấn, có chuyên môn tương đối cao, có đạo đức tốt, có sự cố gắng cao vượt qua mọi khó khăn gian khổ, có ý thức và sự hy sinh cao thì mới bảo đảm sự thành công trong việc thực thi các chính sách XĐGN ở miền núi.
1.2.6.3. Yếu tố địa lý:
Ở miền núi, vì có vị trí địa lý rất phức tạp, núi non hiểm trở, đường xá khó khăn, các làng bản ở cách xa nhau nhiều km, khí hậu quanh năm lạnh giá, việc đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là việc xuống cơ sở tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, việc tiến hành tổ chức XĐGN cũng gặp không ít những trở ngại và có nhiều ảnh hưởng đến quá trình thực thi chính sách.
1.2.6.4. Yếu tố văn hóa và phong tục tập quán:
Nhân dân các dân tộc ở miền núi thường vẫn còn giữ lối sống và phong tục tập quán cũ, nhiều vùng vẫn giữ lối sống lạc hậu, nhiều bản làng còn có tộc trưởng, già làng, cúng bái và tin vào ma quỷ hoặc theo đạo thiên chúa v.v...cho nên nhiều khi cán bộ cấp trên xuống tuyên truyền, phát động phong trào xây dựng nếp sống mới hoặc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng và Chính phủ, nhiều bản không hưởng ứng và cho là trái với phong tục tập quán của bản, vi phạm tâm linh và sẽ bị ma quỷ trừng phạt v.v...
1.2.6.5. Yếu tố những phần tử xấu xuyên tạc phá hoại:
Nhân dân miền núi thường sống tách rời với thành thị, ở xa xôi hẻo lánh, đường xá đi lại khó khăn, cho nên rất rễ bị những người xấu kẻ gian tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng, khuấy động nhân dân chống lại cách mạng, không hưởng ứng thực hiện đường lối của Đảng và Nhà nước, gây khó khăn trong việc thực thi các chính sách XĐGN.
1.2.6.6. Yếu tố đặc trưng các tỉnh miền núi ảnh hưởng đến chính sách XĐGN:
lược như sau:
Về yếu tố địa hình: Các tỉnh miền núi mang những đặc trưng riêng biệt về địa hình, chủ yếu là núi non hiểm trở tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi như là tỉnh Bò kẹo, Luông Nặm tha, Say Nha Bu Ly, U đôm Say, Hủa Phăn, Luangphabang và Xiêng Khỏang, gồm nhiều dẫy núi kéo dài theo hướng tây- bắc, đông-bắc, bắc-nam, nối dài từ phía nam Trung Quốc xuống các tỉnh phía bắc Lào, một phần cũng nối từ phía bắc Thái Lan và Miến Điện sang phía tây của Lào và từ phía đông bắc Việt Nam sang phía tây bắc Lào, các dẫy núi này trước đây rất màu mỡ, rừng già bao phủ trên diện tích khá lớn ở phía bắc. Chính vì địa hình như vậy diện tích cho sản xuất nông nghiệp ở vùng miền núi rất khan hiếm, phần nhiều dân thiểu số ở đây làm nương trên các triền núi cao, một số làm ruộng bậc thang và dùng nước mưa, nước suối hoặc nước nguồn từ trên ngọn núi, một số vùng thì làm ruộng ven sông, các chân núi và thung lũng v.v…Tuy nhiên địa hình núi non như vậy lại thuận lợi cho việc chăn nuôi gia súc, săn bắn thú rừng và hái lượm lâm sản phục vụ đời sống mà không phải mất tiền.
Về khí hậu và thời tiết: khí hậu và thời tiết ở các tỉnh miền núi nói chung là khắc nghiệt, quanh năm lạnh giá, mưa rừng, nước chảy xiết, đất lở và xói mòn, xảy ra nhiều thiên tai gây thiệt hại đến môi trường, đất trồng trọt miền núi v.v…
Về văn hóa: Ở các tỉnh miền núi có nhiều bộ tộc và có nhiều phong tục tập quán văn hóa xã hội khác nhau. Thể hiện rất rõ về phương pháp làm ăn, có những bộ tộc thích trồng lúa nếp ăn sôi, mỗi bộ tộc có ngày hội ngày lễ khác nhau, cách ăn mặc và có đồ trang sức khác nhau. Về tâm linh ở mỗi bộ tộc đều có một kiểu cách khác nhau, có bộ tộc thì tin và cúng ma tổ tiên, có bộ tộc thì cúng ma đất, ma trời, ma rừng v.v…Tất cả cái đó thể hiện các đặc trưng về văn hóa đa dạng của các bộ tộc và dân thiểu số ở các tỉnh miền núi
phía bắc.
Dân vùng miền núi hầu như sống cách biệt với bên ngoài, thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng, không tiếp cận được các dịch vụ về kinh tế - xã hội, văn hóa văn minh, giáo dục và y tế v.v...Cho nên việc hoạch định chính sách và tổ chức thực thi chính sách cho phù hợp với điều kiện và đặc trưng của miền núi rất khó khăn, phải mất một thời gian dài mới đạt kết quả được, nhiều khi muốn tiếp cận được dân bản, cán bộ Nhà nước phải lăn lộn và mất thời gian dăm ba bốn ngày mới đến các làng bản, phải vào từng nhà từng gia đình để tuyên truyền, giải thích và ăn ở với dân, giúp dân giải quyết những biến cố, những khó khăn nhất là giúp khám chữa bệnh cho dân, đi rẫy đi nương hướng dẫn dân làm ăn sản xuất theo cách mới v.v...dần dần nhân dân mới hiểu và hưởng ứng các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước. Cho nên việc ban hành chính sách và tổ chức thực thi chính sách XDGN ở miền núi phải phù hợp với đặc trưng, điều kiện và đặc điểm riêng của các tỉnh miền núi.
Cho nên các đặc trưng của vùng miền núi có ảnh hưởng khá nhiều đến chính sách XĐGN, do đó khi ban hành và thực thi các chính sách XĐGN ở các tỉnh miền núi phải chú ý đến các yếu tố đặc trưng của nó để đảm bảo tính khả thi của các chính sách.
1.3. Kinh nghiệm về chính sách XĐGN ở miền núi của một số nước khu vực châu Á