Tình hình kinh tế-xã hội của Tỉnh Xiêng khoảng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 97 - 100)

Tỉnh Xiêng khoảng là một trong những tỉnh miền núi phía bắc của CHDCND Lào, cách thủ đô Viêng chăn 400 km. Tỉnh Xiêng khoảng nằm ở phía đông bắc giáp giới với tỉnh Nghệ An - Việt Nam, có đường biên giới chung dài 120 km. Phía tây giáp tỉnh Luang pha bang, có biên giới dài 100 km. Phía nam giáp tỉnh Bo ly khăm say và tỉnh Viêng chăn có biên giới dài 70 km và 150 km. Phía bắc giáp với tỉnh Hủa phăn, có biên giới dài 160 km.

Bảng 2.11: Số liệu dân sự tỉnh Xiêng Khoảng

STT Các dữ liệu Đơn vị Số lượng

1 Số huyện Huyện 8 2 Số cụm bản Cụm 55 3 Số bản Bản 512 4 Số hộ Hộ 39.299 5 Dân số Người 257.683 6 Dân số nữ Người 127.652 7 Tỷ lệ tăng dân số % 3,2

8 Tuổi thọ trung bình Tuổi 62

9 Mật độ dân số Người/Km2 16 10 Dân tộc chính - 3 11 Dân tộc Lào lùm % 54,9 12 Dân tộc Hmông % 36,1 13 Dân tộc Khmụ % 9 14 Diện tích toàn bộ Km2 16.850 Nguồn:[64][65]

Tỉnh Xiêng khoảng có cao nguyên chiếm 8%, đồng bằng chỉ có 2%. Xiêng khoảng nằm ở độ cao từ 500-2.280 m so với mặt biển. Thị xã Phôn sa vẳn, huyện Pẹk là trung tâm của tỉnh Xiêng khoảng có độ cao 1.000 m so với mặt biển.

Mạng lưới giao thông của tỉnh Xiêng khoảng bao gồm 4 tuyến đường chủ yếu như sau:

1) Đường số 1D dài 309 km, từ bản Phôn sa vẳn, huyện Pẹk đến biên giới tỉnh Bo ly khăm say, dải nhựa 31 km, đất đỏ 184 km.

2) Đường quốc lộ số 7 dài 224 km, từ biên giới Kìu lăn đến biên giới Nặm kắn (Việt Nam), dải nhựa toàn bộ.

3) Đường quốc lộ 1C (Quốc lộ số 6) dài 89 km, từ ngã 3 thị xã huyện Khăm đến Nặm nơn (Biên giới tỉnh Hủa phăn), dải nhựa toàn bộ.

4) Đường số 5 dài 62 km, từ Lạt huạng đến Săm thong long chẹng, đường đất đỏ, chỉ đi được trong mùa khô.

Ngoài ra trong địa phận của tỉnh còn có mạng lưới giao thông nối từ trung tâm thị trấn tỉnh với các huyện như:

1) Đường nối từ bản Phôn sa vẳn đến huyện Khăm, dài 52 km, dải nhựa.

2) Đường nối từ bản Phôn sa vẳn đến huyện Nỏng hẹt, dài 117 km, dải nhựa.

3) Đường nối từ bản Phôn sa vẳn đến huyện Khun, dài 33 km, dải nhựa.

4) Đường nối từ bản Phôn sa vẳn đến huyện Phu kụt, dài 22 km, dải nhựa.

5) Đường nối từ bản Phôn sa vẳn đến huyện Phả say, dài 27 km, đất đỏ.

nhựa đến huyện Khun.

7) Đường nối từ bản Phôn sa vẳn đến huyện Thà thôm, dài 125 km, dải nhựa đến huyện Khun.

Tình hình khí hậu tỉnh Xiêng khoảng phân ra hai mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ bình quân trong mùa khô khoảng 17,7°c, có lúc nhiệt độ xuống thấp khoảng 0°c-1°c. Trong mùa mưa nhiệt độ lên cao khoảng 23,6°c, độ ẩm khoảng 70-80%. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 20,6°c, lượng mưa bình quân 1.286 mm/năm. Lượng ánh sáng bình quân 22.100 giờ/năm. Tốc độ gió khoảng 85km/giờ.

Sơ lược tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Xiêng khoảng:

Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Xiêng khoảng trong những năm qua nói chung có nhiều tiến bộ, GDP tăng trưởng bình quân 7,8%/năm, tổng sản lượng trong 5 năm đạt 5,49 tỷ kíp, vượt kế hoạch 0,11%. Nông nghiệp tăng 4,14%, công nghiệp tăng 10,4% và dịch vụ tăng 12,2%. Riêng năm 2009-2010 dự kiến tổng sản lượng đạt 1,28 tỷ kíp, thu nhập bình quân đầu người 591 đô la Mỹ, vượt kế hoạch 31,33%. Tỷ lệ vào học 95,35%, tỷ lệ xuống lớp 15%. Mạng lưới y tế đạt 100% theo kế hoạch đề ra, tuổi thọ bình quân nam là 60 tuổi, nữ 63 tuổi. Dân Xiêng khoảng chủ yếu làm nghề nông nghiệp trồng lúa, ngô khoai và chăn nuôi gia súc nhiều, trước đây nhân dân Xiêng khoảng còn trồng thuốc phiện nhiều là nguồn thu nhập chủ yếu.

2.3.2.Tình hình đói nghèo của tỉnh Xiêng khoảng

Tỉnh Xiêng khoảng là một tỉnh nằm ở vùng miền núi có nhiều bộ tộc khác nhau, có phong tục tập quán và văn hóa dân tộc đa dạng, lạc hậu. Mặc dù tỉnh có mạng lưới giao thông nối liền giữa các tỉnh khác và nối các huyện với nhau, nhưng mạng lưới giao thông nối các huyện với các bản chưa có nhiều, một số bản ở vùng sâu, vùng xa núi non hiểm trở không có đường vào tới, một số bản có đường đất đỏ chỉ đi được một mùa, cuộc sống vất vả, việc

đi lại khó khăn. Hệ thống giáo dục và y tế ở những bản xa xôi hầu như không có, nhiều bản thiếu thầy giáo, thiếu bàn ghế, sách vở và trường học, thiếu cán bộ y tế, không có thuốc chữa bệnh và ở xa bệnh viện, nhiều bản không có nước sạch dùng và không có nhà vệ sinh. Con em nhà nghèo hầu như không được vào học và không có tiền mua thuốc chữa bệnh, phần nhiều bỏ học sớm và lập gia đình trước tuổi trưởng thành. Tỉnh Xiêng khoảng có 3 bộ tộc chính như: Lào lùm 44,5%, Khmụ 8,1% và Hmông 38,4%, ngôn ngữ thông dụng là tiếng Lào lùm, nhưng mỗi bộ tộc lại có ngôn ngữ và chữ viết riêng, nhiều người ở vùng sâu, vùng xa không biết nói và viết chữ thông dụng, rất khó khăn trong việc học hành và tiếp cận với các hoạt động kinh tế, văn hóa-xã hội. Thực hiện chủ trương chính sách cấm phá rừng, cấm trồng thuốc phiện đã làm cho nhiều người dân Xiêng khoảng không được phá rừng làn nương dẫn đến thiếu diện tích trồng trọt cho nên sản lượng nông nghiệp đã giảm xuống tương đối nhiều trong những năm gần đây. Nhiều người không có công ăn việc làm phải du canh di cư đi tìm vùng đất mới để làm ăn, có người phải chuyển ngành từ nông nghiệp sang kinh doanh hoặch di cư vào thành thị để tìm việc làm. Một số bán nhà bán đất di cư đi ở các tỉnh khác hoặc chạy sang Thái lan kiếm sống hoặc chờ đi nước thứ 3.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)