Các chính sách bộ phận

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 47 - 57)

Để đạt được các mục tiêu lớn trong chính sách XĐGN có liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau, vì thế nó có nhiều chính sách bộ phận, trong đó các chính sách bộ phận chủ yếu là:

1.2.5.1. Chính sách đất đai và định canh định cư

CS đất đai ban hành một số quy định về việc chia đất đai cho người nghèo để giải quyết đất sản xuất và đất xây nhà ở, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tăng gia sản xuất và đời sống sinh hoạt của người nghèo, hạn chế và chấm dứt di canh di cư của nhân dân miền núi, ổn định đời sống sinh hoạt.

- Chính sách đất cho sản xuất: Để giải quyết tình trạng thiếu đất canh tác cho bà con nông dân miền núi phía Bắc, Nhà nước cần thiết phải ban hành chính sách đất, trong đó chính sách đất cho sản xuất là hết sức quan trọng, chính sách này sẽ quy định rõ chế độ phân chia đất, giao rừng cho các hộ nghèo không có đất sản xuất, để họ có quyền bảo quản, đầu tư sản xuất trên mảnh đất của mình.

Hoạch định chính sách

Tổ chức các hình thái cơ cấu

Chỉ đạo thực hiện

Kiểm tra sự thực hiện

- Chính sách đất đai cho xây nhà ở và định canh định cư: Nhà ở là nhu cầu cần thiết trong cuộc sống của nhân dân, ngoài đất canh tác Nhà nước phải có chính sách phân chia đất xây nhà ở cho những hộ nghèo để họ có cuộc sống ổn định. Mặt khác các dân tộc thiểu số ở miền núi hay có phong tục di canh di cư, một lý do là không có đất sản xuất và đất xây nhà ở, nếu giải quyết được đất xây nhà ở và đất sản xuất sẽ giải quyết được vấn đề định canh định cư.

1.2.5.2.Chính sách tài chính tín dụng cho XĐGN

CS tài chính tín dụng cho XĐGN là sự quy định về việc cho người nghèo vay tín dụng với lãi suất ưu đãi để kinh doanh, sản xuất hàng hoá, chăn nuôi, trồng trọt v.v...nhằm tạo nghề, tạo thu nhập, nâng cao đời sống cho người nghèo và dần dần thoát nghèo. CS tài chính tín dụng cho XĐGN còn tạo điều kiện cho việc thành lập các tổ chức tài chính, quỹ XĐGN, quỹ thóc, quỹ trâu bò v.v... để hỗ trợ người nghèo khi có rủi ro, cần vay mượn để kinh doanh v.v…Nhằm tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội được tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách thuận lợi hơn và kịp thời.

- Tín dụng cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng nông thôn miền núi bằng chính sách tài chính tín dụng với lãi suất ưu đãi, miễn thuế thời gian đầu, tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục, giấy phép, nhập khẩu vật tư xây dựng và thanh toán chi tiêu qua ngân hàng. Việc thực hiện chính sách tín dụng cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng nông thôn miền núi có ý nghĩa quan trọng, cho nên Nhà nước phải ưu tiên dành riêng ngân sách cho việc này và đồng thời thu hút đầu tư nước ngoài bằng nhiều hình thức để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng nông thôn miền núi và phải tiến hành thực hiện các công trình cần thiết ngay từ giai đoạn đầu của kế hoạch như: Đường, cầu cống, kho bãi, trạm điện nước và nhà ở v.v...để đảm bảo cho các công việc khác sớm được triển khai thực hiện.

- Tín dụng cho XĐGN được khái niệm như sau: “Tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực về tài chính do Nhà nước và các tổ chức ngoài Chính phủ huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống v.v...” hướng dẫn họ biết sử dụng và quản lý vốn vay vào các hoạt động sản xuất, có thể cho vay vốn bằng hiện vật như: Giống cây trồng, giống vật nuôi v.v...Ngoài ngân hàng Nhà nước, cần huy động và mở rộng hình thức ngân hàng cổ phần tư nhân nông thôn, quỹ phát triển bản của dân, tăng cường tài chính vi mô theo các dự án của các tổ chức quốc tế.

- Tín dụng cho vay ưu đãi: Ngân hàng chính sách và các quỹ tín dụng vì người nghèo nên nghiên cứu nới lỏng các điều kiện cho người nghèo vay vốn, cải tiến cách tiếp cận nguồn vốn, quy định tỷ lệ lãi suất cho các đối tượng khác nhau, tránh hiện tượng tín dụng ngoài ngân hàng và quỹ phát triển với lãi suất cao làm cho người nghèo lại bần cùng hóa, nợ nần không trả được.

1.2.5.3. Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi

Chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi là chính sách cơ bản nhằm làm thay đổi cơ bản bộ mặt về cơ cấu kinh tế-xã hội của nông thôn. Mục tiêu của chính sách này là khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế sản xuất công nghiệp, dịch vụ, nông lâm và ngư nghiệp là các ngành tạo nhiều việc làm cho lao động ở nông thôn miền núi, nhằm hình thành một cơ cấu kinh tế phản ánh mối quan hệ về số lượng và chất lượng ổn định của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong một hệ thống tái sản xuất xã hội với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, phát triển các doanh nghiệp hoặc thành lập các chi nhánh công ty Nhà nước hoặc tư nhân trên địa bàn nông thôn miền núi nơi mà các ngành sản xuất chưa phát triển, nhất là ngành nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, dược liệu, cây công nghiệp, hình

thành các vùng tập trung chuyên môn hóa với cơ cấu cây trồng và vật nuôi hợp lý, có sản phẩm hàng hóa chất lượng tốt; đảm bảo an toàn lương thực, cung ứng cho công nghiệp chế biến, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và suất khẩu, giải quyết vấn đề an sinh xã hội ở nông thôn, [30]. Thực hiện phát triển các ngành khác như: Thương mại, thị trường, công nghiệp thủ công, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng miền núi để tạo công ăn việc làm cho bà con nông dân, đào tạo nghiệp vụ sản xuất cho nhân dân để giải quyết vấn đề lao động dư thừa và không có tay nghề, phổ biến và áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất để nâng cao năng suất lao động, thực hiện chính sách chuyển giao công nghệ, đưa các loại giống cây trồng mới, giống vật nuôi năng suất cao, dần dần biến nông thôn thành vùng kinh tế mới có đầy đủ các ngành sản xuất và dịch vụ, có một xã hội ổn định, đời sống của nhân dân được cải thiện và tiến tới giải quyết đói nghèo.

Các giải pháp thực hiện chính sách trên là: Có hai giải pháp chính đó là hình thức và phương pháp thực thi CS [27]

Hình thức thực thi CS: Gồm có 5 hình thức như sau:

1) Hình thức thực thi CS theo địa chỉ cụ thể: Là hình thức mà tác động của CS đã được lượng hóa chi tiết và được đưa vào chế độ bắt buộc để thực hiện đối với các cơ quan thực thi CS với các nguồn kinh phí do ngân sách Nhà nước cấp.

2) Hình thức thực thi CS theo địa chỉ mở: Là hình thức mà đối tượng tác động của CS được quy định rõ rang nhưng không lượng hóa được vì còn phụ thuộc vào sự chấp nhận hay không chấp nhận của đối tượng, vào sự cạnh tranh của CS tương tự ở một số Quốc gia khác.

3) Hình thức thực thi CS theo thong lệ xã hội: Là hình thức thực hiện CS thông qua hệ thống chung của xã hội.

tiên cần phải xử lý dứt điểm trong một thời gian ngắn, tạo đà cho các bước tiếp theo đi vào thông lệ, thói quen của xã hội.

5) Hình thức thực thi CS theo đi vào chiều sâu: Là hình thức thực thi những CS quan trọng nhưng thời hạn thực hiện lại không nhanh chóng và không tùy thuộc một phía vào Nhà nước.

Các phương pháp thực thi CS: Gồm 5 nhóm phương pháp như sau: 1) Phương pháp kinh tế

2) Phương pháp thuyết phục 3) Phương pháp tổ chức 4) Phương pháp hành chính 5) Phương pháp cưỡng chế

Các hình thức và phương pháp thực thi CS trên sẽ được lựa chọn trong quá trình thực thi CS tùy theo điều kiện, nhiệm vụ và mục tiêu của từng CS làm sao bảo đảm tính hiệu quả cao nhất. Nội dung chính của các giải pháp thực thi CSXĐGN là bảo đảm phát triển các ngành sản xuất kinh doanh trên địa bàn miền núi như:

- Thực hiện công tác quy hoạch nông nghiệp, vùng chuyên canh cây trồng và vật nuôi, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội: Hệ thống thủy lợi, giao thông giữa các vùng, đào tạo chuyên gia nông nghiệp và nâng cao dân trí cho đồng bào ở các vùng lạc hậu, phát triển trung tâm lai tạo giống cây trồng và vật nuôi, xây dựng hệ thống thông tin liên lạc. Cần thiết phải phát triển thị trường ở nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa, để thay đổi lối làm ăn cũ dựa vào thiên nhiên, sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp v.v…Nhà nước thực hiện chính sách phát triển thị trường để khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh ở nông thôn miền núi, tạo cơ sở hạ tầng xã hội như thị trường nội bộ, chợ, trung tâm thương mại, thành lập các cụm sản xuất chế biến sản phẩm nông – lâm nghiệp, khai thác tiềm năng địa phương và tận

dụng nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên thiên nhiên sản xuất hàng hóa phục vụ nội bộ và bán đi các tỉnh thành phố để tăng thu nhập cho nhân dân. Khuyến khích sản xuất một số mặt hàng truyền thống điển hình của địa phương một huyện một sản phẩn (ODOP) có đặc điểm riêng, chất lượng tốt. Thường xuyên tổ chức các hội chợ thương mại, chợ phiên ở trung tâm huyện hoặc bản ở nông thôn miền núi với sự tham gia của các thành phần kinh tế, kể cả ngành thương mại Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân, nhà bán buôn bán lẻ cùng tham gia trao đổi hàng hóa giữa thành thị và nông thôn nhằm từng bước thay đổi hình thức kinh tế nhỏ tự cung tự cấp của nhân dân nông thôn chuyển sang kinh tế thị trường, vừa làm thay đổi bộ mặt vùng nông thôn từ trước đến nay vẫn quen gọi là vùng xa xôi hẻo lánh, ảm đạm, không có điện nước và chợ búa, ít người lui tới, vừa xây một xã hội sinh động bởi các hoạt động kinh tế, văn hóa, truyền thông và tạo công ăn việc làm cho nhân dân, nhất là lớp thanh niên ít có học vấn, tạo thu nhập và đời sống của nhân dân từng bước được cải thiện, chấm dứt định canh định cư và di chuyển lao động vào thành phố v.v...

Để thực hiện công việc XĐGN có hiệu quả cần phải phát triển nhiều ngành nghề, Nhà nước huy động các Bộ, ngành từ trung ương đến địa phương kết hợp các thành phần kinh tế trong nước và thu hút nguồn vốn hỗ trợ, vốn cho vay và vốn đầu tư nước ngoài phát triển các ngành sản xuất và dịch vụ ở nông thôn miền núi, cụ thể như sau:

1) Ngành nông nghiệp gồm các ngành phụ như: Quy hoạch khu đất sản xuất nông nghiệp, khu đất xây nhà ở, chia đất cho người nghèo canh tác và xây nhà ở. Về trồng trọt bao gồm: trồng lúa, trồng cây ăn quả, sắn, ngô, khoai, đậu phụ, ớt, dứa và hoa mầu rau sạch, trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, mía đường, chè, sa nhân, hạt điều. Sản xuất giống vật nuôi và cây trồng năng suất cao. Tạo ra thị trường vốn nông thôn để đáp ứng đủ theo nhu

cầu của sự phát triển nông nghiệp v.v…

2) Ngành chăn nuôi gồm: trâu, bò, lợn, gà, vịt, dê, cá v.v…để đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương và thành phố.

3) Ngành lâm nghiệp gồm: trồng rừng và bảo quản rừng, quy hoạch bảo tồn khu rừng sinh thái, rừng quốc gia, chống sói mòn và đất sụt lở, bảo vệ môi trường.

4) Ngành công nghiệp chế biến gồm: Phát triển công nghiệp chế biến nhằm đảm bảo đầu ra cho nông nghiệp, đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là ngân sách Nhà nước để sản xuất sản phẩm gỗ, chế biến các loại sản phẩm nông nghiệp như chè, đậu tương, bột sắn, bột ngô v.v...

5) Ngành công nghệ thủ công gồm: Dệt lụa, sản xuất đồ mây tre,… 6) Ngành thương mại và thị trường bao gồm: Xây trung tâm thương mại, tổ chức hội chợ, chợ phiên, cửa hàng bán lẻ và trao đổi hàng lâm sản.

7) Ngành tín dụng: Thành lập quỹ phát triển nông thôn, quỹ XĐGN, tín dụng vi mô lãi suất ưu đãi. Thực hiện chính sách tài chính tín dụng, giá cả và đảm bảo lợi ích cho người nông dân v.v…

8) Ngành cơ khí ô tô, cơ khí nông nghiệp để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, vận tải hàng hoá và vận tải hành khách để phục vụ đi lại của nhân dân.

9) Ngành giáo dục và đào tạo bao gồm: Khuyến khích phát triển giáo dục, xây trường học cho con em người nghèo vào học, đào tạo cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên giảng dạy, tiến hành xóa nạn mù chữ, tuyên truyền và phổ biến đường lối chính sách của Đảng cho nhân dân.

10) Ngành y tế bao gồm: Xây bệnh viện, trạm xá khám, chữa bệnh cho dân, mở hiệu thuốc và phòng khám bệnh phục vụ nhân dân, phổ biến và hướng dẫn nhân dân phòng trừ bệnh dịch và giữ gìn sức khoẻ, ăn ở vệ sinh, nếp sống văn minh, dùng buồng vệ sinh và nước sạch v.v…

khách v.v…

Việc thực hiện chính sách phát triển đa ngành thực chất là thực hiện các chính sách phát triển nông thôn, chính sách phát triển thị trường, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng, chính sách phát triển giáo dục, y tế, chính sách phát triển chuyển dịch cơ cấu v.v…đó là sự kết hợp phát triển các ngành một cách hài hòa, thống nhất, có sự điều phối chung từ trung ương và được thực hiện theo một kế hoạch chung có trình tự, ngành nào trước ngành nào sau và tập trung ngân sách về một đầu mối, có sự giám định và thẩm định, kiểm tra, đánh giá kết quả trong quá trình thực hiện.

1.2.5.4. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng

Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng có vai trò quan trọng trong phát triển nền kinh tế-xã hội nhất là việc thực hiện XĐGN, cho nên CS này sẽ ban hành một số quy định về việc xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng như: Cầu đường, thuỷ lợi, điện nước, truyền thông v.v... để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn.

Hiện nay việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, kết cấu hạ tầng lạc hậu là một trong những "nút thắt " cản trở sự phát triển của nền kinh tế của đất nước. Kết cấu hạ tầng bao gồm kết cấu hạ tầng kỹ thuật (KCHTKT) và kết cấu hạ tầng xã hội (KCHTXH), kết cấu hạ tầng kỹ thuật bao gồm: hệ thống đường giao thông, cầu cống, bến xe bến tàu và đường sắt, sân bay v.v...là cầu nối sự phát triển của nhiều ngành, cầu nối giữa các vùng miền và địa phương với nhau, hệ thống điện nước, thủy lợi, thông tin v.v...là các cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân. Kết cấu hạ tầng xã hội gồm: bệnh viện, nhà trường, giáo dục - đào tạo, trung tâm văn hóa – thể dục thể thao, nhà ở v.v...Việc XĐGN cần có sự hỗ trợ tích cực của kết cấu hạ tầng, vì nó là con đường đưa nền văn

hóa văn minh, kinh tế phát triển đi tới đồng bào ở nông thôn, vùng sâu, vùng

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 47 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)