Chủ thể và đối tượng của chính sách XĐGN

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 46 - 47)

a) Chủ thể chính sách:

- Chủ thể chính sách là Đảng, Nhà nước, Doanh nghiệp và các tổ chứchoặc người đại diện cho cơ quan có thầm quyền tư cách pháp nhân quyết định và ban hành hoặc thực hiện chính sách phục vụ mục đích và công việc nào đó để đạt mục tiêu đề ra.

Người thực hiện: Khi chính sách được ban hành và có hiệu lực sử dụng, các Bộ, ngành, tỉnh thành phố, phòng ban của Nhà nước và địa phương nhất là các bộ phận có liên quan sẽ tổ chức phổ biến và thấm nhuần chính sách, quy định trách nhiệm, lập kế hoạch hành động, nhân lực và ngân sách để triển khai thực hiện chính sách.

Người tài trợ: Tài trợ nguồn vốn chủ yếu để thực hiện chính sách là Nhà nước thông qua các Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng chính sách, ngoài ra còn huy động nguồn tài trợ khác từ các doanh nghiệp, các tổ chức từ thiện trong và ngoài nước, sự đóng góp của nhân dân thông qua các quỹ phát triển bản, quỹ thóc, quỹ trâu bò, quỹ tín dụng v.v...

Người phối hợp: Ngoài Chủ thể chính sách và người tài trợ còn có người phối hợp, đó là chính quyền địa phương các cấp từ Tỉnh đến Huyện và Bản, trong đó chính quyền Bản là yếu tố quan trọng nhất. Người trực tiếp phối hợp là ban lãnh đạo Bản, tổ Đảng, các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, đoàn thanh niên, công đoàn, mặt trận tổ quốc, các ngành nghề như giáo dục, y tế, văn hóa, Nông - Lâm nghiệp, Công - Thương và truyền thanh v.v...

b) Đối tượng: Là những người, tổ chức thực hiện chính sách và chịu ảnh hưởng của chính sách, là dân thuộc diện nghèo ở vùng sâu, vùng xa, miền núi phía bắc, nhóm người được thụ hưởng các chính sách, là người nằm trong dự án thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu mà chính sách quy định và được

thụ hưởng những kết quả đạt được của chính sách.

c) Quá trình chính sách: Chính sách luôn được xem xét như một quá trình với nhiều hoạt động liên tục theo thời gian, từ khi phát hiện vấn đề chính sách cho đến khi vấn đề được giải quyết thông qua những can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của các chủ thể kinh tế - xã hội [27].

Mô hình quá trình chính sách được mô tả như sau:

Sơ đồ 1.3: Quá trình chính sách

Nguồn: [27].

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 46 - 47)