Khái niệm chính sách xóa đói giảm nghèo ở miền núi

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 36 - 38)

Chính sách xoá đói giảm nghèo là một trong những chính sách công, thể hiện hành động của Nhà nước để thực hiện an sinh xã hội, mục tiêu cụ thể là giải quyết vấn đề đói nghèo, nhằm mục tiêu chung và có thể tổng hợp lại như sau:

Chính sách xóa đói giảm nghèo là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà Nhà nước sử dụng để tác động lên các chủ thể v.v...nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo ở nông thôn miền núi, hướng tới thực hiện mục tiêu chung “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh”, Giáo trình “Chính sách kinh tế”[27].

Theo chủ trương của Đảng NDCM Lào, từ nay đến năm 2015 phải cơ bản giải quyết đói nghèo trên toàn quốc phấn đấu giảm tỷ lệ đói nghèo còn khoảng 22,5%, đến năm 2020 đưa nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển, trong đó công việc giải quyết đói nghèo là trọng tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để thực hiện được chủ trương của Đảng, Nhà nước đã vận dụng các nguyên tắc và cơ chế kinh tế, các công cụ và quyền hạn của mình để đề ra các chính sách cụ thể nhằm tác động vào các chủ thể và chỉ đạo công tác phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, trong đó khái niệm về

chính sách xóa đói giảm nghèo được thể hiện rõ trong các chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc CHDCND Lào.Việc ban hành các chính sách xóa đói giảm nghèo của Nhà nước đầu tiên là dựa vào các chủ trương đường lối của Đảng, quan điểm và mục tiêu của Nhà nước, dựa vào nhu cầu thực tiễn của nhân dân ở cơ sở địa phương nhất là người nghèo. Trong nội dung của chính sách sẽ bao gồm mục đích, mục tiêu, đối tượng giải quyết và chủ thể tổ chức thực hiện chính sách, các phương pháp thực hiện, nguồn nhân lực và nguồn vốn v.v...Đối với các tỉnh miền núi phia bắc Lào việc ban hành chính sách xóa đói giảm nghèo càng chú trọng các điều kiện và hoàn cảnh thực tiễn của địa phương, đồng thời phù hợp với tính đặc thù riêng, phong tục tập quán, văn hóa xã hội và địa lý khí hậu của miền núi. Các chính sách xóa đói giảm nghèo phải bảo đảm tính phù hợp, tính thực thi cao, toàn diện và có tính chất pháp lệnh. Chủ thể chính sách xóa đói giảm nghèo là văn phòng Chính phủ, Bộ kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các bộ phận có liên quan từ trung ương đến tỉnh, huyện và bản. Đối tượng chính sách là người nghèo ở các tỉnh miền núi. Chính sách xóa đói giảm nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc phải bao hàm nhiều chính sách con để giải quyết cụ thể nhu cầu của người nghèo đó là tùy thuộc vào nguyên nhân nghèo để có những chính sách cụ thể giải quyết đó là: Chính sách tài chính tín dụng cho người nghèo, chính sách đất đai, chính sách phát triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn, chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, y tế và môi trường, chính sách phát triển cơ cấu hạ tầng kỹ thuật v.v...Mỗi chính sách đều nhằm vào một mục tiêu riêng để giải quyết tình trạng đói nghèo của nhân dân miền núi phía bắc và vùng sâu, vùng xa. Liên quan với các chính sách trên là các Bộ, ngành, cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương và các tổ chức quốc tế. Các bộ phận trên sẽ tác động qua lại lẫn nhau để phối hợp và phân chia trách nhiệm và nhiệm vụ cho nhau,

thúc đẩy nhau tổ chức thực hiện chính sách với hiệu quả cao.Việc xóa đói giảm nghèo có vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Lào cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của Lào, nó quyết định sự hoàn thành sứ mệnh của Đảng NDCM Lào về việc đưa nước CHDCND Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển vào năm 2020, để tiến tới mục đích xây nước Lào dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)