Trong những năm qua Thái Lanđã có nhiều cố gắng để thực hiện chương trình XĐGN nhất là những người nghèo ở nông thôn và vùng miền núi và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Thái Lan đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách XĐGN, điển hình là chính sách hỗ trợ tài chính vi mô của Ngân hàng nông nghiệp hợp tác xã tín dụng (BAAC) để giúp người nghèo ở thành thị và nông thôn miền núi để có khả năng tham gia vào phát triển sản xuất nông nghiệp và các hoạt động liên quan đến nông nghiệp.
BAAC cung cấp các món vay nhỏ tới người nghèo không có tài sản thế chấp, có nghề nghiệp ổn định và lịch sử tín dụng tốt. Hoạt động tín dụng vi mô cho phép người nghèo thực hiện các dự án nhỏ nhằm nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và thoát nghèo. BAAC thực hiện cho vay bán buôn thông qua các tổ nhóm và các tổ nhóm sẽ cho các thành viên vay lại với các điều kiện là: Tổ nhóm phải có khả năng quản lý hoạt động SXKD và có kế hoạch sản xuất cụ thể.
Ở Thái Lan có một số hiệp hội tín dụng chuyên hỗ trợ người nghèo như: Hiệp hội tín dụng Klongchan, Liên đoàn hiệp hội tín dụng Thái Lan,
Quỹ rủi ro; Quỹ tương hỗ vv...
Chính phủ Thái Lan có chích sách khuyến khích sản xuất hàng hoá với nhiều chương trình như: Một bản một sản phẩm (OTOP), quỹ phát triển nông thôn và XĐGN, dự án xanh, giáo dục phổ cập phổ thông, trợ cấp học bổng hoặc cho vay đối với con em người nghèo ở nông thôn miền núi vào đại học. Đặc biệt là dự án Me Pha Luổng ở tỉnh Xiêng rai, Thái Lan, là một dự án có quy mô lớn trên vùng miền núi, phục vụ đồng bào dân tộc Hmông trồng hoa mầu, hoa quả, hoa vùng khí lạnh các loại cung cấp cho thị trường Băng kốk và các loại cây trồng ngắn ngày và dài ngày, tạo việc làm và thu nhập cho người nghèo.Trong kế hoạch phát triển 5 năm lập trong các giai đoạn,Thái Lan đã chú trọng 5 nguyên tắc để tập trung vào phát triển nông thôn miền núi và XĐGN: 1) Tập trung vào những khu vực nông thôn miền núi lạc hậu, thiệt thòi. 2) Các dịch vụ xã hội chỉ cấp đến cho mức dân sinh, đáp ứng nhu cầu tối thiểu trong đời sống của người dân. 3) Phát triển nguồn nhân lực để họ có thể tự giúp mình thoát đói nghèo. 4) Chọn những kỹ thuật và giải pháp công nghệ đơn giản và ít tốn kém để tất cả các vùng thiệt thòi và có đối tượng đói nghèo đều có thể áp dụng được. 5) Khuyến khích chính đối tượng tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề cho chính họ. Trong việc phát triển nông thôn miền núi Thái Lan đã phân loại các làng bản và huyện nghèo, lạc hậu và trung bình để thực hiện các chính sách phát triển nông thôn miền núi cho thiết thực với tình hình thực tế của từng địa phương và có các dự án như sau: Dự án hỗ trợ các hoạt động cấp làng xã, dự án cung cấp các dịch vụ cơ bản và dự án hỗ trợ sản xuất ngông nghiệp. Các dự án này có mục đích giúp người nghèo vượt ra khỏi hoàn cảnh của họ. Nhà nước luôn duy trì ngân sách cho các khu vực này để tạo công ăn việc làm cho dân nghèo. Chính phủ Thái Lan đã xác nhận rằng vấn đề không có đất ruộng làm ăn là một nguyên nhân chính của nghèo đói của nhân dân, năm 1975 Chính phủ đã ban hành đạo luật
cải cách ruộng đất nông nghiệp, chia đất giao đất cho người nghèo [75].
1.3.5. Bài học kinh nghiệm cho nước CHDCND Lào
Từ những kinh nghiệm XĐGN ở khu vực nông thôn miền núi của các nước, thấy rằng có nhiều bài học khá phong phú và có tính khả thi cao, có một số CSXĐGN nhằm vào giải quyết đói nghèo ở miền núi và đạt những kết quả rất cao, những bài học kinh nghiệm đó rất phù hợp với điều kiện thực tế của các tỉnh miền núi của Lào. Từ những bài học kinh nghiệm đó có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho XĐGN ở các tỉnh miền núi phía bắc CHDCND Lào trong giai đoạn 2010-2020 như sau:
1) Tăng cường vai trò của Nhà nước trong vấn đề quản lý Nhà nước ban hành các CSXĐGN phù hợp với tình hình thực tế của vùng, miền và người nghèo ở khu vực miền núi.
2) Thực hiện các chính sách về tài chính tín dụng cấp vi mô ở các làng bản thuộc vùng miền núi như đã làm ở Cămpuchia, đổi mới cách thức tổ chức cho vay vốn tín dụng một cách thông thoáng, có hiệu quả, nhằm vào đúng các đối tượng nghèo để giải quyết đói nghèo.
3) Thực hiện CS cải cách ruộng đất ở nông thôn miền núi, khai hoang vùng đất mới chia cho người nghèo ở và sản xuất đồng thời tiến hành cải tạo đất nâng cao độ màu mỡ của đất để nâng cao năng suất lao động.
4) Khuyến khích sản xuất hàng hóa và hướng tới thị trường đối với vùng miền núi để thay đổi phương thức làm ăn mới gắn liền với cơ chế thị trường, tăng thêm thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.
5) Tăng cường hỗ trợ xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ở miền núi để giải quyết vấn đề đi lại, mua bán, giao dịch và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận với các dịch vụ kinh tế và xã hội của đồng bào dân tộc ở miền núi. Xây các công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước tưới tiêu phục vụ nông nghiệp v.v…
mạng, gia đình liệt sĩ và có CS hỗ trợ người cô đơn, trẻ em mồ côi, người già, tàn tật v.v…đối với vùng miền núi.
7) Thực hiện CS giáo dục miền núi, phổ cập phổ thông, tạo mọi điều kiện thuận lợi như trường lớp, giáo viên nông thôn, sách vở và các điều kiện khác cho con em người nghèo vùng miền núi được vào học, xây quỹ phát triển giáo dục cho con em người nghèo vay với lãi suất thấp để vào đại học và học nghề.
8) Phát triển nguồn nhân lực tại chỗ, học nghề, tập huấn nghiệp vụ v.v… để họ có khả năng tham gia các công trình, dự án phát triển tại làng bản của họ. Khuyến khích chính đối tượng tham gia vào giải quyết các vấn đề của họ.
9) Phát triển vùng trọng điểm và vùng dân nghèo, thực hiện CS bảo hiểm xã hội, bảo hiểm sức khỏe cho người nghèo, giải quyết công ăn việc làm, giải quyết các hiện tượng tiêu cực trong XĐGN.
10) Thực hiện CS phát triển bền vững ở miền núi, đảm bảo XĐGN bền vững tránh tình trạng nghèo trở lại của người đẫ thoát nghèo. kết hợp phát triển kinh tế với việc bảo vệ môi trường, phát triển văn hóa, phát triển nguồn nhân lực, thực hiện dân chủ và bình đẳng xã hội, giải quyết công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống của nhân dân, khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với việc phát triển nông thôn và xóa đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và nghèo, giữa thành thị và nông thôn miền núi.
11) Bài học quan trọng vẫn là sự phấn đấu vươn lên phát huy khả năng và trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo các cấp, cán bộ, đảng viên các ngành từ trung ương đến địa phương, quyết tâm gương mẫu làm tròn nhiệm vụ của mình.
12) Để tiến hành tổ chức thực hiện, phải củng cố biên chế lực lượng đội ngũ cán bộ cho phù hợp, đáp ứng nhu cầu của công tác, phải giao nhiệm vụ và quyền hạn rõ ràng, phải có cơ chế quản lý hành chính, cơ chế chính
sách thích đáng đối với cán bộ nhân viên để nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công tác.
13) Công cuộc phát triển kinh tế-xã hội phải gắn liền với việc xuống cơ sở, xây dựng bản phát triển gắn liền với việc an ninh xã hội và an ninh quốc phòng, thực hiện chính sách định canh định cư đối với nhân dân các dân tộc thiểu số, xây các thị trấn nhỏ, vùng dân cư ở vùng sâu, vùng xa, quy hoạch thành phố mới gắn liền với bảo vệ môi trường.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Trong chương 1 tác giả đã đề cập đến vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về đói nghèo: Nêu và phân tích khái niệm đói nghèo, các đặc trưng và nguyên nhân của đói nghèo ở khu vực miền núi. Đồng thời, ở chương I, luận án cũng phân tích nội hàm của chính sách XĐGN ở miền núi, làm rõ các mục tiêu của các chính sách xóa đói giảm nghèo, các nguyên tắc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, đề cập tới chủ thể và đối tượng của chính sách xóa đói giảm nghèo; chỉ ra các bộ phận chính sách trong xóa đói giảm nghèo; đặc biệt phân tích các yếu tốảnh hưởng đến chính sách xóa đói giảm nghèo ở khu vực miền núi. Về khái niệm đói nghèo được khái niệm là: Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Còn nguyên nhân của đói nghèo phụ thuộc vào một số yếu tố chính như sau: Yếu tố lịch sử, Nhân tố chiến tranh, nhân tố phong tục tập quán, nhân tố nạn mù chữ, công bằng xã hội, tham nhũng, thất nghiệp, lạm phát, bình đẳng nam nữ, thiên tai, dịch bệnh và dân số.Về chuẩn nghèo có chuẩn nghèo của thế giới, của một số nước láng giềng và của CHDCND Lào. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu,tổng quan về vai trò của nhà nước trong XĐGN, các công cụ của nhà nước trong XĐGN, trong đó pháp luật, chiến lược, quy hoạch và kế
hoạch, ngân sách là công cụ chủ yếu của nhà nước trong XĐGN.
Tác giả đã nêu một số chính sách xóa đói giảm nghèo thong dụng nhất như sau:
1) Chính sách đất đai và định canh định cư,
2) Chính sách tài chính tín dụng cho người nghèo.
3) Chính sách phát triển kinh doanh trên địa bàn miền núi. 4) Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
5) Chính sách phát triển giáo dục đào tạo, y tế và môi trường.
Các chính sách trên ít nhất cũng giúp cho người nghèo được tiếp cận với các nguồn tài chính tín dụng của Nhà nước, được phân chia đất ở và đất sản xuất, có trường lớp cho con cháu học hành, có bệnh viện, nước sạch, đường xá cho người nghèo sử dụng, từ đó sẽ tạo điều kiện cho họ tự vươn lên và thoát nghèo. Các chính sách trên tuy có nhiều ưu điểm và có hiệu quả khá cao trong thực thi chính sách ở các tỉnh miền núi phía bắc, nhưng cũng có nhiều yếu tốảnh hưởng đến các chính sách đó chảng hạn: Yếu tố năng lực và đạo đức chính quyền địa phương, yếu tố địa lý, yếu tố văn hóa phong tục tập quán, yếu tố những phần tử xấu xuyên tạc đường lối, yếu tố đặc trưng các tỉnh miền núiảnh hưởng đến chính sách v.v… Trong chương I, luận án cũng đề cập một cách khái quát kinh nghiệm thực tế trong xóa đói giảm nghèo ở miền núi của một số nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm quý báu cho CHDCND Lào trong tiến trình thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo. Như vậy, nội dung được đề cập ở chương I là nền tảng lý luận cơ bản và một số cơ sở thực tiễn để luận án đi sâu phân tích thực trạng chính sách xóa đói giảm nghèo được thực hiện ở tỉnh Xiêng Khoảng trong chương tiếp theo.
chưa đạt theo kế hoạch đặt ra, hiệu quả thấp, nhiều chính sách nội dung còn chung chung và thiếu một số chính sách hỗ trợ.
2.2.2. Thực trạng đói nghèo và kết quả XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc CHDCND Lào Bắc CHDCND Lào
Trước đây trong những năm 1993-1998 tình hình đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc rất trầm trọng, nhân dân ở các tỉnh này phần nhiều là các dân tộc thiểu số, quen với lối sống tự nhiên với các điều kiện làm ăn và sinh sống khó khăn cho nên tỷ lệ nghèo rất cao so với các miền khác. Sau đây là một số tình hình đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc Lào giai đoạn 1992- 1998 như sau:
Bảng 2.8: So sánh tỷ lệ nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn1993-1998 Tên tỉnh 1992-1993 (%) 1997-1998 (%) Tỷ lệ tăng giảm (%) Phộng Sa Ly 68,9 64,2 -1,3 Luông Nặm tha 60,3 64,2 -1,0 U Đôm Say 51,1 73,2 7,2 Bo Kẹo 63,5 37,4 -10,6
Luông Pha Bang 62,7 49,4 -4,8
Say Nha Bu Ly 30,1 21,2 -7,0
Hua Phăn 78,4 74,6 -1,0
Xiêng Khoảng 57,3 34,9 -9,9
Bình quân 49.2 52.4 -3.4
Nguồn: [24]
Qua bảng thống kê trên ta thấy rằng tỷ lệ nghèo đói của các tỉnh miền núi phía Bắc rất cao, nhiều tỉnh không những tỷ lệ nghèo giảm mà lại tăng lên
như tỷ lệ nghèo của tỉnh Uđômsay tăng lên 7,2%, nhưng tỉnh Bokẹo và tỉnh Xiêng khoảng thì lại giảm khá nhiều đến 10,6% và 9,9% theo thứ tự. Nhìn chung tỷ lệ nghèo của 8 tỉnh miền núi phía bắc vẫn còn cao, trừ 3 tỉnh BK, SNBL và XK có tỷ lệ nghèo thấp hơn 30% ra thì còn lại tỷ lệ nghèo của các tỉnh khác là trên 50% trở lên. Trong các tỉnh phía bắc thì tỉnh HP là tỉnh có số bản nghèo nhiều nhất đó là 486 bản nghèo, 20.407 hộ nghèo, thứ hai là tỉnh UĐS có bản nghèo 243 bản, 14.314 hộ nghèo, thứ 3 là tỉnh PSL có 307 bản nghèo và 7.500 hộ nghèo. Nhân dân 2/3 sống nhờ nghề nông nghiệp, phá rừng làm nương trồng lúa và sản xuất hoa màu, nhưng vì diện tích đất đai có hạn, bạc màu, thiếu công cụ lao động, thiếu nước tưới tiêu, không có khoa học kỹ thuật canh tác v.v...cho nên năng suất lao động thấp. Các ngành khác như y tế, giáo dục, các công trình cơ sở hạ tầng chưa phát triển nhiều, cho nên hệ thống đường xá chỉ có ở vùng thành thị, vùng dân cư, còn ở vùng núi chưa có đường đi tới các huyện và bản hoặc chỉ đi được mùa khô. Nói chung nhân dân các dân tộc ở miền núi còn sinh sống dựa vào thiên nhiên là chủ yếu, ít có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ kinh tế - xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, tài chính và khoa học kỹ thuật v.v...Tình hình nghèo đói ở các tỉnh miền núi phía bắc còn thể hiện qua một số nguyên nhân và thiếu các tiêu chí sau đây:
1) Kinh tế phát triển kém, thu nhập bình quân đầu người thấp.
2) Ngành giáo dục, y tế chưa bao trùm hết các vùng miền núi, thiếu trường học, thiếu giáo viên, chưa có bệnh viện ở các vùng miền núi.
3) Không được dùng nước sạch, không có điện dùng.
4) Cơ sở hạ tầng không phát triển sâu rộng, chưa có đường nối các huyện với bản và lên tỉnh.
5) Tài chính tín dụng chưa thực sự có kết quả sâu rộng ở vùng miền núi, nhân dân chưa có khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn tín dụng một cách có hiệu quả.
6) Địa hình phức tạp, vấn đề thực hiện CSXĐGN của Nhà nước tới các vùng miền núi khó khăn, kết quả còn ít, hiệu quả thấp.
Nhưng từ khi Đảng và Nhà nước có chính sách đổi mới, thực hiện cơ chế thị trường và ban hành các chính sách XĐGN, đến năm 2011- 2012 các tỉnh miền núi phía Bắc đẫ dần dần giải quyết được đói nghèo, trong đó có một số tỉnh đã trở thành tỉnh tiên phong trong XĐGN của miền bắc, tỷ lệ nghèo đã giảm dần, có thể tham khảo tình hình đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc qua bảng số liệu tổng kết năm 2011 và năm 2012 sau đây:
Bảng 2.9: Tổng kết kết quả XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2011
tt Tên tỉnh Huyện Bản Hộ Tổng số Huyện nghèo % Tổng số Bản nghèo % Tổng số