Thực trạng đói nghèo và kết quả XĐGN ở các tỉnh miền nú

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 91 - 97)

Trước đây trong những năm 1993-1998 tình hình đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc rất trầm trọng, nhân dân ở các tỉnh này phần nhiều là các dân tộc thiểu số, quen với lối sống tự nhiên với các điều kiện làm ăn và sinh sống khó khăn cho nên tỷ lệ nghèo rất cao so với các miền khác. Sau đây là một số tình hình đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc Lào giai đoạn 1992- 1998 như sau:

Bảng 2.8: So sánh tỷ lệ nghèo ở các tỉnh miền núi phía Bắc giai đoạn1993-1998 Tên tỉnh 1992-1993 (%) 1997-1998 (%) Tỷ lệ tăng giảm (%) Phộng Sa Ly 68,9 64,2 -1,3 Luông Nặm tha 60,3 64,2 -1,0 U Đôm Say 51,1 73,2 7,2 Bo Kẹo 63,5 37,4 -10,6

Luông Pha Bang 62,7 49,4 -4,8

Say Nha Bu Ly 30,1 21,2 -7,0

Hua Phăn 78,4 74,6 -1,0

Xiêng Khoảng 57,3 34,9 -9,9

Bình quân 49.2 52.4 -3.4

Nguồn: [24]

Qua bảng thống kê trên ta thấy rằng tỷ lệ nghèo đói của các tỉnh miền núi phía Bắc rất cao, nhiều tỉnh không những tỷ lệ nghèo giảm mà lại tăng lên

như tỷ lệ nghèo của tỉnh Uđômsay tăng lên 7,2%, nhưng tỉnh Bokẹo và tỉnh Xiêng khoảng thì lại giảm khá nhiều đến 10,6% và 9,9% theo thứ tự. Nhìn chung tỷ lệ nghèo của 8 tỉnh miền núi phía bắc vẫn còn cao, trừ 3 tỉnh BK, SNBL và XK có tỷ lệ nghèo thấp hơn 30% ra thì còn lại tỷ lệ nghèo của các tỉnh khác là trên 50% trở lên. Trong các tỉnh phía bắc thì tỉnh HP là tỉnh có số bản nghèo nhiều nhất đó là 486 bản nghèo, 20.407 hộ nghèo, thứ hai là tỉnh UĐS có bản nghèo 243 bản, 14.314 hộ nghèo, thứ 3 là tỉnh PSL có 307 bản nghèo và 7.500 hộ nghèo. Nhân dân 2/3 sống nhờ nghề nông nghiệp, phá rừng làm nương trồng lúa và sản xuất hoa màu, nhưng vì diện tích đất đai có hạn, bạc màu, thiếu công cụ lao động, thiếu nước tưới tiêu, không có khoa học kỹ thuật canh tác v.v...cho nên năng suất lao động thấp. Các ngành khác như y tế, giáo dục, các công trình cơ sở hạ tầng chưa phát triển nhiều, cho nên hệ thống đường xá chỉ có ở vùng thành thị, vùng dân cư, còn ở vùng núi chưa có đường đi tới các huyện và bản hoặc chỉ đi được mùa khô. Nói chung nhân dân các dân tộc ở miền núi còn sinh sống dựa vào thiên nhiên là chủ yếu, ít có cơ hội tiếp xúc với các dịch vụ kinh tế - xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục, tài chính và khoa học kỹ thuật v.v...Tình hình nghèo đói ở các tỉnh miền núi phía bắc còn thể hiện qua một số nguyên nhân và thiếu các tiêu chí sau đây:

1) Kinh tế phát triển kém, thu nhập bình quân đầu người thấp.

2) Ngành giáo dục, y tế chưa bao trùm hết các vùng miền núi, thiếu trường học, thiếu giáo viên, chưa có bệnh viện ở các vùng miền núi.

3) Không được dùng nước sạch, không có điện dùng.

4) Cơ sở hạ tầng không phát triển sâu rộng, chưa có đường nối các huyện với bản và lên tỉnh.

5) Tài chính tín dụng chưa thực sự có kết quả sâu rộng ở vùng miền núi, nhân dân chưa có khả năng tiếp cận và sử dụng nguồn tín dụng một cách có hiệu quả.

6) Địa hình phức tạp, vấn đề thực hiện CSXĐGN của Nhà nước tới các vùng miền núi khó khăn, kết quả còn ít, hiệu quả thấp.

Nhưng từ khi Đảng và Nhà nước có chính sách đổi mới, thực hiện cơ chế thị trường và ban hành các chính sách XĐGN, đến năm 2011- 2012 các tỉnh miền núi phía Bắc đẫ dần dần giải quyết được đói nghèo, trong đó có một số tỉnh đã trở thành tỉnh tiên phong trong XĐGN của miền bắc, tỷ lệ nghèo đã giảm dần, có thể tham khảo tình hình đói nghèo ở các tỉnh miền núi phía bắc qua bảng số liệu tổng kết năm 2011 và năm 2012 sau đây:

Bảng 2.9: Tổng kết kết quả XĐGN ở các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2011

tt Tên tỉnh Huyện Bản Hộ Tổng số Huyện nghèo % Tổng số Bản nghèo % Tổng số Hộ nghèo % 1 PSL 7 7 100 540 432 80 31.118 17.081 54,9 2 LNT 5 3 60 354 170 48 28.833 9.156 31,7 3 UĐS 7 7 100 473 331 70 48.259 25.410 52,6 4 BK 5 3 60 279 86 31 28.918 5.814 20,1 5 LPB 12 4 33 784 259 33 73.388 13.237 18,0 6 SNBL 10 1 10 446 40 9 69.459 4.702 6,8 7 HP 9 7 78 720 518 72 45.573 22.757 50,0 8 XK 8 2 25 512 195 38 41.048 5.902 14,4 Nguồn:[24][23]

Và phân tích qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.6: So sánh tỷ lệ huyện, bản và hộ nghèo của các tỉnh miền núi phía bắc

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Từ biểu đồ trên thấy rằng tỉnh Phộng sa lỳ và tỉnh U đôm say có tỷ lệ huyện nghèo bằng nhau đó là 100% các huyện của cả hai tỉnh đều còn là huyện nghèo cả, tỉnh SNBL thì tỷ lệ huyện nghèo thấp nhất chỉ còn mỗi một huyện còn là huyện nghèo. Còn tỷ lệ bản nghèo thì có tỉnh PSL, tỉnh UĐS và tỉnh HP còn cao, còn lại các tỉnh khác thì thấp hơn, về tỷ lệ hộ nghèo thì tỉnh SNBL là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất chỉ còn lại 6,8%, còn tỷ lệ hộ nghèo ở mức độ cao là tỉnh PSL, tỉnh UĐS và HP. Qua đó chứng tỏ trong năm 2011 một số tỉnh như tỉnh SNBL, LNT, KPB, BK và XK thực hiện CSXĐGN đạt kết quả khá tốt, còn lại các tỉnh khác thì phải cố gắng nhiều hơn nữa thì mới giải quyết được đói nghèo ở tỉnh nhà.

Bảng 2.10: Tổng kết kết quả XĐGN ở Các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2012 tt Tên tỉnh Huyện Bản Hộ Tổng số Huyện nghèo % Tổng số Bản nghèo % Tổng số Hộ nghèo % 1 PSL 7 5 71 540 351 65 31.118 2.317 7,4 2 LNT 5 3 60 354 142 40 28.833 7.636 26,5 3 UĐS 7 7 100 473 298 63 48.259 22.404 46,4 4 BK 5 3 60 279 81 29 28.918 5.661 19,6 5 LPB 12 4 33 784 220 28 73.388 9.543 13,0 6 SNBL 10 1 10 446 18 4 69.459 2.557 3,7 7 HP 9 8 89 720 504 70 45.573 20.671 45,4 8 XK 8 1 13 519 120 23 43.120 3.682 4,7 Nguồn: [23][24]

Phân tích theo biểu đồ:

Biểu đồ 2.7: So sánh tỷ lệ huyện, bản và hộ nghèo của các tỉnh miền núi phía bắc năm 2012

Việc thực hiện CSXĐGN ở các tỉnh miền núi phía bắc trong năm 2012 thể hiện trong phần đồ thị tỷ lệ nghèo gồm 3 tiêu chí: huyện, bản và hộ nghèo, kết quả ta thấy rằng tỷ lệ huyện nghèo của tỉnh UĐS vẫn ở mức 100% giữ nguyên như năm 2011, không giảm được huyền nghèo nào, còn tỉnh PSL đã giảm huyện nghèo từ 100% năm 2011 xuống còn lại 71% trong năm 2012. Còn thỉnh HP thì ngược lại tỷ lệ huyện nghèo tăng từ 78% trong năm 2011 lên 89% trong năm 2012. Về tỷ lệ bản nghèo thì tỉnh SNBL còn rất thấp khoảng 4% so với số liệu cùng kỳ năm 2011 là 9%. Còn hộ nghèo thì tỉnh SNBL và XK có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất là 4,7%, thứ hai là tỉnh PSL là 7,4%. Còn tỉnh UĐS, LNT và HP các tỷ lệ về bản nghèo và hộ nghèo còn cao. Từ kết quả phân tích trên chứng tỏ rằng việc thực hiện CSXĐGN ở các tỉnh miền núi phía bắc Lào vấn còn nhiều bất cập, chỉ có một số tỉnh là đạt kết quả khá tốt, còn lại các tỉnh khác thì chưa đạt theo chỉ tiêu đặt ra. Nhiều tỉnh còn có nhiều bản và hộ nghèo như tỉnh LNT, UĐS, BK, LPB, HP cần tiếp tục giải quyết đói nghèo trong những năm tới.

Về việc đầu tư giải quyết vấn đề di cư di canh của nhân dân các tỉnh miền núi, Chính phủ đã đầu tư hơn 30 tỷ kíp với 92 dự án để quy hoạch vùng định canh định cư và tạo nghề cho dân, nhằm giải quyết vấn đề di cư tản mạn trái phép của nhân dân ở một số tỉnh, vùng miền của đất nước, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi phía bắc và phía nam như: Tỉnh Hủa phăn, Xiêng khoảng, Luông pha bang, Say nha bu ly, tỉnh Viêng chăn, Bo ly khăm say, Khăm muồn, Sê kong và tỉnh Ắt ta pư. Trong đó nhà nước đã khai hoang đất làm ăn 336 ha, xây thủy lợi 3 điểm, khai hoang và san bằng mặt đất xây nhà ở cho dân 2 nơi, di cư 819 hộ dân đi ở địa điểm mới, cấp tôn lập nhà cho người nghèo 9.500 tấm, mở 6 tuyến đường mới, xây cầu treo và cầu chìm 3 nơi, xây trường học 8 trường, 1 bệnh viện, 2 trạm y tế, nguồn nước sạch 10 điểm, chợ nông thôn 1 chợ, 1 trạm biến thế điện v.v... Đến nay đã thực hiện hoàn thành

89 dự án, chi phí đầu tư 28,6 tỷ kíp, đạt 95% kế hoạch. Từ chính sách đó đã làm giảm rất nhiều việc di canh di cư của nhân dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc, nhiều hộ nghèo đã ổn định nơi ăn chốn ở và có cuộc sống khá tốt.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Hoàn thiện chính sách xoá đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào qua thực tiễn tại tỉnh Xiêng Khoảng (Trang 91 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)