Tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả

Một phần của tài liệu Giá trị tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Luis Sepúlveda (Trang 25 - 28)

2.2 2.2

2.2 TTíííínhTTnhnhnh nhnhnhnhâââânnnn vvvvăăăănnnn trongtrongtrongtrongChuyChuyChuyChuyệệệệnn connnconconcon mmmmèèèèoooo ddddạạyyyy h hhhảảiiii ââuââuuu baybaybaybay

2.2.1 Tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả

Câu chuyện được mở đầu bằng hình ảnh những sải cánh hải âu trên bầu trời biển Hamburg, những sải cánh mạnh mẽ và đẹp như những ánh sao màu bạc; câu chuyện cũng được mở đầu bằng những tưởng tượng của cô hải âu Kengah về chuyến hành trình hứa hẹn đầy sự tốt đẹp của mình. Những suy nghĩ bay bổng và lung linh về một tương lai tươi sáng, nơi đó“hải âu mái sẽ đẻ trứng, ấp ủ, bảo vệ chúng khỏi hiểm nguy, và rồi sau khi chim non thay lông tơ và trổ những chiếc lông vũ đầu tiên, sẽ tới khoảnh khắc đẹp đẽ nhất trong suốt cuộc hành trình: dạy những chú chim hải âu con bay trên vịnh Biscay” [Tr. 14]. Người đọc sẽ nhìn thấy được điều gì sau câu văn ấy? Có phải đó là một cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái chứa đựng đầy sự thương yêu và trìu mến dành cho những đứa con tương lai của Kengah hay không? Nếu độc giả có được cảm giác ấy thì đó là một cảm giác khá chính xác đến điều mà tác giả đang muốn đề cập. Quay ngược lại thế giới loài người một chút, có thể bây giờ một số trong chúng ta chưa từng trải qua cảm giác làm mẹ, tuy nhiên hãy nhớ lại khi mình bắt gặp một ai đó đang mang thai thì họ sẽ như thế nào. Có phải thái độ và cách hành xử của họ cũng giống như Kengah hay không, đó là những suy nghĩ vẩn vơ về đứa con chưa chào đời của mình, những hi vọng và mong ước mà mỗi bà mẹ đặt vào đứa con bé nhỏ, là

những động tác xoa bụng nhè nhẹ để vỗ về con trong bao la trìu mến và dịu dàng, có phải như thế không? Kengah ở đây cũng thế, cô ấy cũng trải qua những thời khắc đáng yêu như vậy, cô ấy cũng có ước mơ, kì vọng, những hoạch định tương lai rạng rỡ, chỉ là cô ấy là chim nên cô ấy không thể xoa tay lên bụng một cách ân cần được nhưng bù lại cô ấy truyền sự ân cần đó thông qua trái tim của mình đến đứa con chưa lọt lòng kia. Và mặc dù nó vẫn chỉ là suy nghĩ nhưng trong mỗi ý nghĩ ấy Kengah vẫn không quên đi trách nhiệm của bản thân đối với đứa con bé bỏng của mình,“đẻ trứng”rồi“ấp ủ”

rồi“bảo vệ chúng khỏi hiểm nguy” là những điều Kengah luôn khắc cốt ghi tâm để dù là bé nhỏ nhưng cô luôn mong mọi điều tốt nhất cho con mình. Khi một con vật con gặp phải hiểm nguy thì tức khắc con vật mẹ sẽ lập tức xù lông để bảo vệ, bất chấp có thể sự bảo vệ ấy làm chúng mất mạng nhưng chúng vẫn tiến lên.

Ở sự nỗ lực trong giờ phút thập tử nhất sinh của Kengah, “cô đập cánh điên cuồng nhưng sức nặng của lớp dầu khiến cô không thể lướt bay được nữa… Cô bay lên cao hơn nữa. Vỗ cánh, vỗ cánh không ngừng…” [Tr. 28]. Một số người có thể cho rằng nỗ lực ấy của Kengah là muốn giữ lấy tính mạng của mình, điều này chúng tôi công nhận là đúng, thế nhưng cái mà chúng tôi cảm thấy được qua chi tiết này không chỉ đơn thuần có vậy. Đặt ra một giả thuyết: tại sao khi đã biết rõ mười phần rằng mình sẽ không thoát khỏi, đã trải qua những lần chứng kiến đồng loại mình mất đi nhưng Kengah vẫn gồng mình để bay lên? Nếu chỉ để bảo toàn tính mạng của chính Kengah thì có lẽ câu chuyện đã đi theo một hướng khác hoàn toàn, thế nên ẩn sâu trong hành động đó vẫn còn một nguyên nhân và đó chỉ có thể là sinh linh bé bỏng đang nằm trong bụng của Kengah mà thôi. Nếu là một con chim hải âu bình thường thì có lẽ Kengah đã phó mặc bản thân cho số phận; đã là sinh linh trên thế giới này thì ai mà không sợ chết, ai mà không khao khát được sống, nhưng nếu đã chứng kiến quá nhiều lần sự mất mát của chính đồng loại mình – những “người” đã từng giống mình hôm nay thì có lẽ khao khát sống ấy sẽ trở nên rất mong manh. Chỉ có thể là vì một cái gì đó, một điều gì đó rất lớn, lớn đến mức đủ mạnh để Kengah dùng toàn bộ sức bình sinh mà vỗ cánh, để rồi chúng ta lại thấy “trong nỗ lực tuyệt vọng để bay lên cao chút nữa, cô nhắm chặt mắt và đập cánh với chút sức lực còn lại” [Tr. 30]. Đó là một ý chí mạnh mẽ gấp trăm lần, nó giống như một tia lửa làm nổ tung mọi xung điện trong cơ thể Kengah và làm cô hành động. Không xuất hiện trong câu nói hay suy nghĩ nhưng chúng ta vẫn cảm thấy rất rõ ràng những điều mà Kengah đang làm là vì đứa con thân

yêu của cô ta. Tác giả đã vẽ nên một cảnh tượng sống động về một hành trình vượt bậc của một cô hải âu yếu đuối, mỏng manh về thể xác nhưng ý chí và nghị lực thì lớn gấp trăm lần cơ thể của cô ấy. Cảnh tượng ấy như một cuốn phim hồi hộp, gay cấn lại còn chứa cả thương cảm, xót xa và nể phục. Để rồi không như những bộ phim dài tập có một kết thúc có hậu, câu chuyện thú vị sau này lại được bắt đầu bằng cái chết của hải âu Kengah đáng thương. “Kengah nhìn lên bầu trời, tạ ơn những làn gió tốt lành đã nâng cánh cô trong suốt cuộc đời, và cô trút hơi thở cuối cùng, một quả trứng lốm đốm xanh lăn ra từ cơ thể đẫm dầu của cô” [Tr. 35].

Kengah đã dùng chút sức lực cuối cùng có được để truyền lại sự sống cho con – một “chú” chim non không có cơ hội nhìn thấy mặt mẹ mình. Đến đây người đọc đã có thể tìm thấy sự đồng điệu giữa loài hải âu và con người, những trường hợp đau thương như Kengah vẫn lâu lâu lại xuất hiện trong thế giới của chúng ta. Cứu mẹ hay cứu con là một câu hỏi mà chúng tôi nghĩ không vị bác sĩ nào muốn thốt ra và cũng không có người nhà sản phụ nào muốn nghe thấy; cũng có không ít trường hợp cả bác sĩ lẫn người nhà sản phụ đều không kịp tìm đến câu hỏi này mà chính sản phụ đó đã cho họ câu trả lời. Với một ca sinh khó thì thế nào người mẹ dù trong tình trạng hôn mê nhưng bằng giác quan và khả năng thần giao cách cảm của tình mẫu tử thể nào cũng sẽ nhận biết được vấn đề và họ sẽ dùng hết sức lực có thể của mình mà cứu sống đứa con. Độc giả đã thấy được sự hi sinh đó ra sao, cũng đã hiểu được để hi sinh được như vậy người mẹ phải như thế nào, vậy thì Kengah đã là một người mẹ tuyệt vời nhất trong những người mẹ tuyệt vời có mặt trên trái đất này. Cũng nói nhiều về tình mẫu tử, thế nhưng chỉ một số ít tác giả lấy hình tượng loài vật để diễn tả nên, vì vậy Luis Sepulveda có thể xem là một trong số những tác giả tiêu biểu nhất về mặt này. Tình mẫu tử là vô hạn; thứ tình cảm thiêng liêng và ấm áp tình thương này không thuộc riêng về bất cứ một ai, bất cứ một cấp bậc loài nào. Bởi lẽ nếu đã làm mẹ thì tự khắc tình cảm này sẽ xuất hiện, nó không phải là một thứ tình cảm thông thường mà nó là bao hàm cả một quá trình quan trọng từ lúc mang thai đến khi cái thai thành hình. Cho nên muốn có được một tình mẫu tử đúng nghĩa thì bắt buộc “người” mẹ phải là một “người” có một tấm lòng bao la và rất cao cả. Việc thể hiện giá trị nhân văn là tình mẫu tử cũng là một đòn bẩy để lan tỏa và xây dựng nên những giá trị nhân văn khác, tình mẫu tử của Kengah đã làm cho chúng ta vô cùng cảm động và ngưỡng mộ. Trước

khi chết cô cũng không quên lo lắng cho đứa con của mình, cụ thể đó là ba lời hứa mà Kengah bắt Zorba phải thực hiện.

Luis Sepulveda đã đưa một làn gió mát trong lành chứa đầy tính nhân văn đến với người đọc, có cội rễ là tình mẹ thì những giá trị tốt đẹp khác sẽ không ngừng vươn lên và bay xa.

Một phần của tài liệu Giá trị tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Luis Sepúlveda (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)