Ở tác phẩm này, nhân vật người kể chuyện được tác giả đặt vào ngôi thứ ba người kể giấu mình hay được gọi là ngôi toàn tri. Với ngôi kể này việc truyền tải lại câu chuyện sẽ có một số những điều thuận lợi mà ở những tác phẩm người kể là một nhân vật trong tác phẩm không thể làm được.
Khi một tác phẩm được kể lại với một nhân vật giấu mình thì toàn bộ câu chuyện sẽ được tái hiện một cách bao quát nhất. Do không nằm trong tuyến nhân vật nào trong tác phẩm nên người kể này được tự do hoạt động ở bất kì vị trí nào, theo dõi mọi hoạt động của toàn bộ nhân vật trong ấy, vì lẽ đó mà câu chuyện sẽ được truyền tải cụ thể hơn và khách quan hơn. Nếu như dưới con mắt quan sát của một nhân vật trong tác phẩm thì có thể ở một số hoàn cảnh cụ thể nào đó tầm nhìn của nhân vật sẽ bị giới hạn, người trần thuật không thể phân thân để tham gia vào những hoàn cảnh như thế nên sự việc được thuật lại không còn tính trọn vẹn như ban đầu nữa. Bên cạnh đó, việc người kể nằm trong tuyến nhân vật thì với mỗi một sự kiện được diễn ra sẽ ít nhiều kèm theo những cảm xúc riêng tư của nhân vật đó nên câu chuyện trong tác phẩm không giữ được nhiều tính khách quan nữa. Còn đối với một tác phẩm có người kể giấu mình thì lại khác, do không thuộc tác phẩm nên mọi sự kiện xảy ra như thế nào đều được người trần thuật thuật lại y như thế ấy mà không sợ ảnh hưởng đến bất cứ một ai trong tuyến nhân vật; không phủ định khi kể lại một sự việc người trần thuật sẽ có thêm một vài cảm xúc của cá nhân nhưng điều đó là không đáng kể, bởi lẽ cảm xúc ấy cũng chỉ xuất phát từ chính những tình huống trong câu chuyện tái tạo nên mà thôi. Và nếu như người đọc có thể nhận thấy cảm xúc này nơi người trần thuật thì đó cũng chỉ là cảm giác của một cá nhân nào đó ngoài tác phẩm chứ không hề ảnh hưởng đến tâm lí chung của các nhân vật trong truyện và toàn bộ tác phẩm. Có một số ý kiến cho rằng việc chia ngôi cho người trần thuật ở ngôi thứ ba cũng là một cách để tác giả hóa thân vào vai người kể kể lại một lần nữa câu chuyện của mình, thông qua cách đó tác giả cũng có thể nói lên cảm xúc của bản thân đối với những tình huống được đặt ra trong tác phẩm. Chúng tôi không bác bỏ ý kiến này và dùng nó để củng cố thêm kiến thức của bản thân, để hiểu thêm một đôi chỗ, người kể ngôi thứ ba giấu mình cũng có thể là chính tác giả. Đó có thể là bất cứ ai, do đã là giấu mình thì rất khó để người đọc
định dạng nhân vật này là người như thế nào, đứng ở vị trí nào để quan sát và tác giả thì không ngoại lệ. Có thể sẽ xuất hiện những câu hỏi dạng thế nhưng do quá tập trung vào câu chuyện và các nhân vật chính nên những câu hỏi này thường bị bỏ đi, không quan tâm. Điều này cũng chính là một điều thuận lợi nữa cho tác phẩm sử dụng người trần thuật ngôi thứ ba làm được, không nhất thiết phải tìm hiểu xem người kể là ai, chỉ cần biết đến câu chuyện là đủ.
Đến đây, người đọc có thể nhận thấy rằng, việc truyền tải tác phẩm tốt hay không còn tùy thuộc vào cách lựa chọn ngôi cho người trần thuật thích hợp bên cạnh những yếu tố khác nữa. Nói vậy nhưng cũng tùy vào từng tác phẩm mà tác giả sẽ lựa chọn ngôi kể cho phù hợp với “đứa con tinh thần” của mình, không bắt buộc bó hẹp trong một cách chọn ngôi duy nhất. Việc lựa chọn ngôi kể thích hợp sẽ tạo nhiều không gian để độc giả hiểu hơn về tác phẩm, qua đó cảm quan của mỗi người sẽ được mở rộng ra và tự do hơn.
PH PH PH
PHẦẦẦẦNNNN KKKKẾẾẾTẾTTT LULULULUẬẬẬẬNNNN
Khi một tác phẩm được tạo thành bản thân nó đã mang trên mình cả một quá trình khổ công cũng như toàn bộ tinh hoa tinh túy trong suy nghĩ sáng tạo của chính tác giả - người đã tạo ra nó. Vì thế cho nên về bản chất, bất kì một tác phẩm nào cũng đều có những giá trị nhất định làm cho nó không thể lẫn với các tác phẩm khác.
Chuy Chuy Chuy
Chuyệệệệnnnn conconconcon mmmmèèèèoooo ddddạạạạyyyy hhhhảảảảiiii ââuââuuu baybaybaybay ban đầu chỉ đơn giản là một tác phẩm dành cho thiếu nhi với những con vật đáng yêu mà bất cứ trẻ nhỏ nào cũng đều thích thú. Thế nhưng khi tác phẩm ra mắt rộng rãi với độc giả thì chính tính huống thú vị được lột tả một cách chân thành qua các nhân vật đã làm không chỉ thiếu nhi mà cả người lớn đều yêu thích và tìm đọc để theo dõi câu chuyện. Một tác phẩm được xây dựng bằng một lời hứa giản đơn của một chú mèo với một cô hải âu sắp lìa xa cõi đời đã dẫn dắt độc giả đi tới những trải nghiệm thú vị, thấm đẫm tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Bất giác làm người đọc cười ngạo nghễ với những hành động và lời nói đôi chút ngu ngơ, ngốc nghếch của các nhân vật, nhưng cũng có lúc người đọc lại có một chút khoảnh khắc để suy tư, nghiền ngẫm về những lời nói đậm chất triết lí nhân văn mà các chú mèo đã dành cho nhau và đặc biệt là dành cho Lucky bé nhỏ. Một tác phẩm tuy xuất phát đơn giản nhưng hành trình trải qua là những cung bậc cảm xúc thăng trầm khác nhau, trẻ nhỏ thì cảm thấy mình được trưởng thành hơn, còn người lớn thì thấy mình nhỏ bé lại thông qua tác phẩm. Thành công mà tác phẩm có được đó chính là những giá trị nhân văn đậm chất hiện thực mà tác giả đã gửi gắm, nó chỉ đơn giản là những bài học về tình thương, giúp đỡ nhau lúc khó khăn, đồng cảm và sẻ chia mà chúng ta dễ dàng bắt gặp ở bất kì một cuốn sách dạy làm người nào đó trên ghế nhà trường, thế nhưng không phải ai cũng đều hiểu thấu và nhớ rõ để có thể mang những bài học giản đơn ấy áp dụng vào cuộc sống thực bên ngoài. Vậy nên, tác phẩm
Chuy Chuy Chuy
Chuyệệệệnnnn conconconcon mmmmèèèèoooo ddddạạyyyy hạạ hhhảảảảiiii ââââuuuu baybaybaybay như một cách thiết thực nhất để đưa những bài học này đi sâu vào lòng độc giả, người ta sẽ mãi nhờ một cộng đồng mèo đã giúp đỡ cô hải âu tội nghiệp như thế nào, nuôi dưỡng Lucky ra sao và những lời tâm tình của “má” mèo Zorba dành cho “đứa con” của mình có những gì, từ đó khi gặp phải một tình huống tương tự người đọc sẽ vận dụng những điều biết được ấy một cách dễ dàng mà không cần đắn đo suy nghĩ. Tác giả Luis Sepulveda đã làm chao đảo giới văn đàn không bằng một tác phẩm đồ sộ về triết lí, nồng nàn lãng mạn và đau khổ của tình yêu mà bằng sự thương cảm, bao dung, se sắt của lòng người. Đó là một định nghĩa đơn
giản nhưng không phải ai cũng có thể bỏ qua những suy nghĩ ích kỉ của mình mà sống với một lòng người trọn vẹn.
Chuy Chuy Chuy
Chuyệệệệnnnn conconconcon mmmmèèèèoooo ddddạạyyyy hạạ hhhảảảảiiii ââââuuuu baybaybaybay là một viên ngọc khó tìm lẫn trong vô vàn viên ngọc đang ca ngợi những điều lớn lao mà bỏ quên đi những giá trị cơ bản nhất và bình dị nhất. Chúng ta sẽ còn mong chờ hơn nữa những tác phẩm của nhà văn Luis Sepulveda bởi lẽ sau mỗi câu chuyện của ông là vô số những bài học hữu ích ra đời, chúng đánh thức lòng người sau rất nhiều lỗi lầm, soi rọi con tim đã qua quá nhiều sóng gió của chúng ta bằng những tình yêu thương gần gũi nhưng chỉ cần một cái nhón chân cũng đủ để đánh mất, đó là tình cảm giữa con người với con người. ChuyChuyChuyChuyệệệệnnnn conconconcon m
m m
T
TTTÀÀÀÀIIII LILILILIỆỆỆỆUUUU THAMTHAMTHAMTHAM KHKHKHKHẢẢẢẢOOOO
1. Nguyễn Nhật Ánh (2012) – Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ – NXB Trẻ - Tp. Hồ Chí Minh.
2. Lại Nguyên Ân (biên soạn) (1999) – 150 thuật ngữ văn học – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội – Hà Nội.
3. Đỗ Đức Hiểu (chủ biên) ( 2004) – Từ điển văn học (bộ mới) – NXB Thế giới – Hà Nội.
4. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1998) – Từ điển thuật ngữ văn học - NXB Đại học Quốc gia Hà Nội - Hà Nội.
5. Luis Sepulveda (2009) – Lão già mê đọc truyện tình – NXB Hội nhà văn – Hà Nội.
6. Trần Đình Sử (chủ biên) (2006) – Giáo trình lí luận văn học (tập II) Tác phẩm và thể loại - NXB Đại học Sư phạm.
Các trang điện tử tham khảo
7. Tiểu Quyên – Nhà văn Luis Sepulveda – Viết từ hành trình thiên di
http://maivang.nld.com.vn/20090625101132383p0c1020/nha-van-luis-sepulveda-viet- tu-nhung-hanh-trinh-thien-di.htm
8. Chu Văn Sơn – Tình huống truyện
http://hunganhqn.violet.vn/entry/show/entry_id/6046902 9. Cốt truyện và kết cấu tác phẩm văn học,
http://diendankienthuc.net/diendan/ly-luan-phe-binh-van-hoc/12370-tim-hieu-ve-cot- truyen-va-ket-cau-cua-tac-pham-van-hoc.html#ixzz2f9zqC96x
10. Giới thiệu tác giả Luis Sepulveda và tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay http://tiki.vn/author/luis-sepulveda.html
M MMMỤỤỤỤCCCC LLLLỤỤỤỤCCCC PHẦN MỞ ĐẦU...1 Lí do chọn đề tài...1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề... 2 Mục đích nghiên cứu...4
Đối tượng nghiên cứu... 5
Phương pháp nghiên cứu... 5
PHẦN NỘI DUNG... 7
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ SỞ... 7
1.2 Tác giả và tác phẩm... 7
1.1.1 Tác giả Luis Sepulveda... 7
1.1.1.1 Tiểu sử tác giả... 7
1.1.1.2 Sự nghiệp sáng tác... 7
1.1.2 Tác phẩmChuyChuyChuyChuyệệệệnnnn conconcon mconmmmèèèèoooo ddddạạyyyy hạạ hhhảảảảiiii ââââuu bayuubaybaybay............9999 1.2 Khái niệm chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa nhân văn... 10
1.2.1 Chủ nghĩa hiện thực... 10
1.2.2 Chủ nghĩa nhân văn (còn gọi là chủ nghĩa nhân đạo)...10
1.3 Khái niệm kết cấu trần thuật... 11
1.3.1 Tổ chức cốt truyện... 11
1.3.2 Giọng điệu và ngôi trần thuật...11
1.3.2.1 Giọng điệu...11
1.3.2.2 Ngôi trần thuât... 13
1.3.3 Ngôn ngữ người trần thuật...14
1.4 Khái niệm nhân vật văn học...15
CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TÁC PHẨM CHUY CHUY CHUY CHUYỆỆỆỆNNNN CONCONCONCON MMÈMMÈÈÈOOOO DDDDẠẠẠYẠYYY HHHHẢẢẢẢIIII ÂÂÂUÂUUU BAYBAYBAYBAY............16161616 2.1 Hiện thực cuộc sống trongChuyChuyChuyChuyệệệệnnnn conconconcon mmmmèèèèoooo ddạddạạạyyyy hhhhảảảiiii âả âââuuuu baybaybaybay... 16
2.1.1 Nguyên nhân... 16
2.1.2 Hậu quả... 18
2.2 Tính nhân văn trong Chuyện con mèo dạy hải âu bay...22
2.2.1 Tình mẫu tử thiêng liêng và cao cả... 22
2.2.2 Sự cảm thông, chia sẻ và bài học về giá trị làm người... 25
2.2.3 Khát vọng sống của con người... 30
CHƯƠNG 3 GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM CHUY CHUY CHUY CHUYỆỆỆỆNNNN CONCONCONCON MMÈMMÈÈÈOOOO DDDDẠẠẠẠYYYY HHHHẢẢẢIIII ÂẢ ÂÂÂUUUU BAYBAYBAYBAY...34
3.1 Nghệ thuật khắc họa hình tượng nhân vật... 34
3.1.1 Tỏ ra thấu hiểu về thế giới loài vật... 34
3.1.2 Nghệ thuật nhân cách hóa tài hoa... 37
3.1.3 Mục đích của sự xuất hiện nhân vật con người trong Chuy Chuy Chuy Chuyệệệệnnnn conconconcon mmèèèèomm ooo ddddạạyyyy hạạ hhhảảảảiiii ââuââuuu baybaybaybay...41
3.2 Tình huống và kết cấu truyện...42
3.2.1 Tình huống truyện...42
3.2.1.1 Tình huống đưa ra một tình thế...42
3.2.1.2 Tình huống hành động và quá trình giải quyết tình thế... 43
3.2.2 Kết cấu truyện... 45
3.2.2.1 Kết cấu thời gian tuyến tính... 45
3.2.2.2 Những sự kiện đảo tuyến trong kết cấu... 46
3.2.2.3 Giải quyết vấn đề một cách trọn vẹn... 47
3.3 Giọng điệu, ngôn ngữ và ngôi trần thuật... 48
3.3.1 Giọng điệu...48
3.3.1.1 Giọng thoải mái, tự nhiên... 48
3.3.1.2 Giọng triết lí nhẹ nhàng... 51
3.3.1.3 Giọng trữ tình...52
3.3.2 Ngôn ngữ và ngôi trần thuật... 54
3.3.2.1 Ngôn ngữ trần thuật... 54
3.3.2.2 Ngôi trần thuật... 56
PHẦN KẾT LUẬN... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO... 61