Ngôn ngữ và ngôi trần thuật

Một phần của tài liệu Giá trị tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Luis Sepúlveda (Trang 55)

3.3.2.1 Ngôn ngữ trần thuật

Chuy Chuy Chuy

Chuyệệệệnnnn conconconcon mmèèèèomm ooo ddddạạyyyy hhhhảảiiii ââuââuuu baybaybaybay thể hiện cái hay của tác giả vào quá trình vận dụng ngôn ngữ, ngôn ngữ trần thuật của tác phẩm có cả ngôn ngữ đối thoại lẫn ngôn ngữ độc thoại. Có thể thấy rằng mặc dù đây chỉ là một tác phẩm dành cho thiếu nhi nhưng vẫn phong phú về mặt ngôn từ cũng như hình ảnh sử dụng.

Ngôn ngữ đối thoại đã khai thác thứ ngôn ngữ đời thường, mộc mạc, giản dị nên mọi thứ đều rất thuận lợi khi thấm sâu vào lòng người đọc; bắt nguồn từ triết lí sống lạc quan của tác giả nên những ngôn ngữ mà tác giả sử dụng cũng chứa sự khỏe khoắn, vui vẻ. Người đọc không bị gò bó vào những ngôn từ hoa mĩ, mang tính chuyên môn cao; những triết lí được tác giả truyền tải cũng được thông qua những ngôn từ bình dị đó mà thành. Thoạt đầu người đọc sẽ nghĩ vì là những từ ngữ bình dị nên những triết lí, thông điệp được đưa ra không đáng để quan tâm, nhưng sau quá trình tìm hiểu thì sự thật tác phẩm đã chứng minh điều ngược lại. Tuy bình dân, mộc mạc nhưng vẫn rất cô đúc, súc tích, cái gì cần nói, cần thể hiện đều được tác giả đề cập

đến một cách trực tiếp, không cầu kì, không tạo không khí trang trọng nên đó là điều mà những thông điệp, triết lí đã dễ đi sâu vào lòng người đọc. Khi đứng trước Kengah hay Lucky thì đó là những ngôn từ mềm mại, dịu dàng, ví như“Nghe này, cô bạn nhỏ. Tôi muốn giúp cô, nhưng tôi chẳng biết làm thế nào cả. Cố nghỉ ngoi đi, trong lúc tôi chạy đi tìm cách nào cứu một con hải âu ốm” [Tr. 33]hay một loạt câu nói quan tâm mà Zorba dành cho Lucky bé nhỏ: “Con có đói không Lucky, chúng ta có món mực đấy”, “Con thấy trong người khó chịu à?”, “Con có bị ốm không?”, “Khi con tập bay ta sẽ ở đó với con” [Tr. 102 và 104]… Thoạt đầu qua những lời lẽ mềm mỏng, đầy tình cảm này người đọc khó mà hình dung nổi đó lại là những câu nói của một con mèo dành cho hai mẹ con hải âu, nó chứa đựng một niềm thương cảm dạt dào mà khó có ngôn từ nào diễn đạt đầy đủ được. Nhưng trái lại, khi gặp những kẻ bẩn thỉu, ác độc thì lời lẽ của Zorba cũng sẽ khác đi,“thích chơi không? Ờ, tao còn chín cái vuốt ngon hơn nữa kìa. Mày có thích nếm vài cú cào vào miếng sườn vàng khè của mày không?”

hoặc trong hoàn cảnh không ngại ngần thương lượng với lũ chuột “Mày sắp sửa toi đôi mắt rồi đấy. Có thể đám lâu la sẽ biến tao thành mèo xay, nhưng mày cũng mù tiệt luôn. Nào, bây giờ thì mày sẽ để cho con hải âu non được yên chứ?” [Tr. 37 và 91].

Việc vận dụng ngôn ngữ tùy theo hoàn cảnh và đối tượng cho chúng ta thấy Zorba là một con vật đa chiều. Không chỉ có những đặc tính đầy tình yêu thương đáng trân trọng mà còn có một chút sự láu cá tồn tại song song. Bên cạnh đó trong những đoạn đối thoại mà cộng đồng mèo dành cho nhau cũng xác định được vị trí mà mỗi con mèo có được trong cộng đồng đó, tùy theo từng vai vế mà cuộc đối thoại được sàng lọc ngôn ngữ một cách cẩn thận. Với cách vận dụng như vậy không chỉ thể hiện được địa vị mà còn là nguồn gốc lẫn bản chất cá nhân của từng nhân vật. Chẳng hạn với nhân vật Secretario và ngài Đại tá, trong mỗi câu chữ mà hai nhân vật này sử dụng đều được ghép vào một ít tiếng Ý nhằm nói cho đối phương biết về nguồn gốc của mình và tự hào về điều đó. ScusiScusiScusiScusi, chúng tôi rrrrứứtttt xin lỗi, nhưng nếu quý khách chưa đặt bàn, chúng tôi xin lỗi không thể phục vụ được. Quán đã rất đông rồi” [Tr. 38], đây là một chứng minh cho việc thể hiện giọng Ý lơ lớ của Secretario trong cuộc nói chuyện với Zorba. Tuy cùng có chung nguồn gốc Ý, thế nhưng đối với Zorba việc đối thoại với hai nhân vật này là mang hai thái độ hoàn toàn khác nhau. Nếu đối với Secretario là thái độ bình đẳng, đôi khi không màng tới thì ngược lại với ngài Đại tá ngôn từ mà Zorba thể hiện luôn là những từ ngữ trang trọng, nghiêm túc, nói lên sự kính nể mà

Zorba dành cho nhân vật này:“Mong ngài tha thứ cho tội quấy rầy khi ngài đang bận bịu, nhưng tôi gặp một chuyện nghiêm trọng lắm và cần lời khuyên của ngài” [Tr. 40]. Bên cạnh đó, chúng ta còn bắt gặp nhân vật Einstein với mỗi câu nói đều mang tính nguyên tắc, học giả và từ ngữ mà nhân vật này hay sử dụng nhất đó là “cuốn bách khoa toàn thư”. Chính nhờ vào điều này mà người đọc dễ dàng hình dung ra được tính cách của Einstein là như thế nào. Chính ở mỗi cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau trong từng cuộc hội thoại đã làm tác phẩm thêm chân thực và gần gũi, cũng như đời thường hơn.

Có thể thấy, tùy thuộc vào hoàn cảnh cũng như đối tượng đối thoại mà tác giả đã vận dụng những chất liệu ngôn từ khác nhau để làm nổi bậc lên cá tính của từng nhân vật. Nhờ đó mà khắc họa rõ nét hơn về nhân vật cũng như cái nhìn về nhân vật của tác giả.

Bên cạnh ngôn ngữ đối thoại đầy màu sắc và biến hóa đa dạng thìChuyChuyChuyChuyệệệệnnnn conconconcon m

m m

mèèèèoooo ddddạạyyyy hhhhảảiiii ââââuuuu baybaybaybay cũng có một số phân cảnh được tác giả sử dụng ngôn ngữ độc thoại, tuy không nhiều nhưng cũng gây được những tiếng vang lớn trong lòng người đọc.

Sử dụng ngôn ngữ độc thoại có lẽ ngay từ đầu tác phẩm người đọc đã có thể nhận ra được trong cuộc hồi ức của Zorba về cậu chủ hay trong giây phút cả hai phải tạm xa nhau hai tuần cho kì nghỉ của cậu bé này. “Tao thật ghét phải để mày lại một mình”, “Tao đã bỏ kính bơi vào chưa ấy nhỉ? Zorba, mày có thấy cặp kính của tao đâu không? Mà không, Mày không thể biết nó là cái gì vì mày đâu có ưa nước…”[ Tr. 15 – 16], đối với cậu bé đây có lẽ là cuộc trò chuyện giữa cậu với chú mèo Zorba vì dựa vào cách cậu nói chuyện người đọc có thể thấy cậu bé đã xem Zorba như một người bạn thật sự để đối thoại chứ không còn là một con vật nữa. Nhưng trên thực tế chúng ta có thể nhận ra rằng, đây chỉ là một cuộc độc thoại mà thôi, nhờ có cuộc độc thoại này người đọc mới có thể nhìn thấy rõ hơn tình cảm mà cậu chủ nhỏ dành cho Zorba tốt bụng của chúng ta. Đó không còn dừng lại ở những câu cảm thán hay những câu hỏi tu từ thông thường nữa, mà đó là nơi thể hiện sự yêu thương ấm áp giữa người chủ và con vật – lúc này đã trở thành một người bạn thân thiết, không thể tách rời.

“Khi nào lớn, tao sẽ trở thành thuyền trưởng một con tàu viễn dương lớn, rồi tao sẽ tới Liberia. Mày cũng sẽ đi cùng tao đấy, Zorba ạ. Mày sẽ là một con mèo vượt đại dương ngon lành. Tao chắc chắn đấy!” [Tr. 17], đó không còn thuần túy là một lời

độc thoại với bản thân nữa, mà giờ đây đã trở thành lời tâm sự về ước mơ lớn lao sau này của cậu bé. Chính ngôn ngữ độc thoại ngây ngô đôi chút của trẻ con này đã nét đáng yêu cho nhân vật chỉ xuất hiện được đôi phút này. Ngôn ngữ độc thoại ở đây đã làm tăng thêm tình cảm giữa cậu chủ và vật nuôi, thông qua những lời nói đó Zorba hay độc giả chúng ta sẽ cảm động rất nhiều khi nghĩ đến tình cảm lớn lao mà cậu bé này dành cho chú mèo của mình. Không cầu kì, bóng bẩy mà chỉ là những ngôn từ nghĩ sao nói đó trong trí óc đơn giản của trẻ thơ. Đặc biệt hơn, ngôn ngữ độc thoại đã phát huy hết khả năng của mình trong lúc Kengah đang cố hết sức mình để đấu tranh với thần chết.“Mình có thể vẫn còn chút cơ hội để thoát khỏi cảnh này, và biết đâu, có thể nếu mình bay cao, thật cao, mặt trời sẽ nung chảy lớp dầu” [Tr. 28], chính ở đây ngôn ngữ độc thoại đã trở thành một sự động viên khích lệ mà Kengah tự dành cho bản thân mình. Nơi biển rộng mênh mông không một ai có thể cứu giúp thì việc tự trấn an mình là điều rất đáng nên làm nơi Kengah, nhờ những lời tự cổ vũ đó mà cô đã được tiếp thêm niềm tin cũng như sức mạnh để chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Ngôn ngữ độc thoại ở đây không còn là những lời nói ngây ngô chứa đựng tình cảm nữa, mà đã trở thành những lời nói mang sức nặng nhất định của niềm hi vọng để củng cố tinh thần trong hoàn cảnh éo le mà mình gặp phải.

Ngôn ngữ độc thoại không nhất thiết phải là những lời nói chứa đựng sự mâu thuẫn, tranh đấu dữ dội, còn nó đôi khi đơn giản chỉ là những lời nói chứa đựng tình cảm một cách tự nhiên hoặc là lời động viên tinh thần cho bản thân một cách mãnh liệt nhất. Ngôn ngữ độc thoại cũng tùy trường hợp sẽ được tác giả sử dụng cho phù hợp với hoàn cảnh mà nhân vật đang mắc phải, cũng như nội dung cốt truyện có nên dùng nó hay không. Tuy nhiên cũng không thể phủ định việc sử dụng ngôn ngữ độc thoại đã góp phần làm cho độc giả hiểu hơn về nội tâm bên trong của nhân vật, từ đó rút ra được nhiều thông điệp có ý nghĩa cho mình.

Chúng ta có thể thấy, chỉ bằng những câu chữ ngắn gọn nhưng súc tích, được lựa chọn một cách kĩ càng và chắc chắn, tác giả Luis Sepulveda đã tạo ra những nét chấm phá độc đáo cho tác phẩm của mình. Người đọc không bị gò bó vào những cấu trúc câu phức tạp, những ngôn từ được gọt giũa một cách sắc sảo, đẹp đẽ mà ở đây người đọc được sống lại với một cuộc sống đời thường với những ngôn từ bình dị, thân thuộc. Mỗi lời nói được xuất hiện trong tác phẩm dù không mang vẻ đẹp xuất sắc nhưng đã kết hợp một cách chặt chẽ để tạo nên những câu chữ hài hòa và cân đối,

không quá khó hiểu, vừa đủ để độc giả thấu rõ và vừa đủ để người đọc ghi nhớ trong lòng.

3.3.2.2 Ngôi trần thuật

Ở tác phẩm này, nhân vật người kể chuyện được tác giả đặt vào ngôi thứ ba người kể giấu mình hay được gọi là ngôi toàn tri. Với ngôi kể này việc truyền tải lại câu chuyện sẽ có một số những điều thuận lợi mà ở những tác phẩm người kể là một nhân vật trong tác phẩm không thể làm được.

Khi một tác phẩm được kể lại với một nhân vật giấu mình thì toàn bộ câu chuyện sẽ được tái hiện một cách bao quát nhất. Do không nằm trong tuyến nhân vật nào trong tác phẩm nên người kể này được tự do hoạt động ở bất kì vị trí nào, theo dõi mọi hoạt động của toàn bộ nhân vật trong ấy, vì lẽ đó mà câu chuyện sẽ được truyền tải cụ thể hơn và khách quan hơn. Nếu như dưới con mắt quan sát của một nhân vật trong tác phẩm thì có thể ở một số hoàn cảnh cụ thể nào đó tầm nhìn của nhân vật sẽ bị giới hạn, người trần thuật không thể phân thân để tham gia vào những hoàn cảnh như thế nên sự việc được thuật lại không còn tính trọn vẹn như ban đầu nữa. Bên cạnh đó, việc người kể nằm trong tuyến nhân vật thì với mỗi một sự kiện được diễn ra sẽ ít nhiều kèm theo những cảm xúc riêng tư của nhân vật đó nên câu chuyện trong tác phẩm không giữ được nhiều tính khách quan nữa. Còn đối với một tác phẩm có người kể giấu mình thì lại khác, do không thuộc tác phẩm nên mọi sự kiện xảy ra như thế nào đều được người trần thuật thuật lại y như thế ấy mà không sợ ảnh hưởng đến bất cứ một ai trong tuyến nhân vật; không phủ định khi kể lại một sự việc người trần thuật sẽ có thêm một vài cảm xúc của cá nhân nhưng điều đó là không đáng kể, bởi lẽ cảm xúc ấy cũng chỉ xuất phát từ chính những tình huống trong câu chuyện tái tạo nên mà thôi. Và nếu như người đọc có thể nhận thấy cảm xúc này nơi người trần thuật thì đó cũng chỉ là cảm giác của một cá nhân nào đó ngoài tác phẩm chứ không hề ảnh hưởng đến tâm lí chung của các nhân vật trong truyện và toàn bộ tác phẩm. Có một số ý kiến cho rằng việc chia ngôi cho người trần thuật ở ngôi thứ ba cũng là một cách để tác giả hóa thân vào vai người kể kể lại một lần nữa câu chuyện của mình, thông qua cách đó tác giả cũng có thể nói lên cảm xúc của bản thân đối với những tình huống được đặt ra trong tác phẩm. Chúng tôi không bác bỏ ý kiến này và dùng nó để củng cố thêm kiến thức của bản thân, để hiểu thêm một đôi chỗ, người kể ngôi thứ ba giấu mình cũng có thể là chính tác giả. Đó có thể là bất cứ ai, do đã là giấu mình thì rất khó để người đọc

định dạng nhân vật này là người như thế nào, đứng ở vị trí nào để quan sát và tác giả thì không ngoại lệ. Có thể sẽ xuất hiện những câu hỏi dạng thế nhưng do quá tập trung vào câu chuyện và các nhân vật chính nên những câu hỏi này thường bị bỏ đi, không quan tâm. Điều này cũng chính là một điều thuận lợi nữa cho tác phẩm sử dụng người trần thuật ngôi thứ ba làm được, không nhất thiết phải tìm hiểu xem người kể là ai, chỉ cần biết đến câu chuyện là đủ.

Đến đây, người đọc có thể nhận thấy rằng, việc truyền tải tác phẩm tốt hay không còn tùy thuộc vào cách lựa chọn ngôi cho người trần thuật thích hợp bên cạnh những yếu tố khác nữa. Nói vậy nhưng cũng tùy vào từng tác phẩm mà tác giả sẽ lựa chọn ngôi kể cho phù hợp với “đứa con tinh thần” của mình, không bắt buộc bó hẹp trong một cách chọn ngôi duy nhất. Việc lựa chọn ngôi kể thích hợp sẽ tạo nhiều không gian để độc giả hiểu hơn về tác phẩm, qua đó cảm quan của mỗi người sẽ được mở rộng ra và tự do hơn.

PH PH PH

PHẦẦNNNN KKKKẾẾTTTT LULULULUẬẬNNNN

Khi một tác phẩm được tạo thành bản thân nó đã mang trên mình cả một quá trình khổ công cũng như toàn bộ tinh hoa tinh túy trong suy nghĩ sáng tạo của chính tác giả - người đã tạo ra nó. Vì thế cho nên về bản chất, bất kì một tác phẩm nào cũng đều có những giá trị nhất định làm cho nó không thể lẫn với các tác phẩm khác.

Chuy Chuy Chuy

Chuyệệệệnnnn conconconcon mmmmèèèèoooo ddddạạyyyy hhhhảảiiii ââuââuuu baybaybaybay ban đầu chỉ đơn giản là một tác phẩm dành cho thiếu nhi với những con vật đáng yêu mà bất cứ trẻ nhỏ nào cũng đều thích thú. Thế nhưng khi tác phẩm ra mắt rộng rãi với độc giả thì chính tính huống thú vị được lột tả một cách chân thành qua các nhân vật đã làm không chỉ thiếu nhi mà cả người lớn đều yêu thích và tìm đọc để theo dõi câu chuyện. Một tác phẩm được xây dựng bằng một lời hứa giản đơn của một chú mèo với một cô hải âu sắp lìa xa cõi đời đã dẫn dắt độc giả đi tới những trải nghiệm thú vị, thấm đẫm tính nhân đạo và nhân văn sâu

Một phần của tài liệu Giá trị tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Luis Sepúlveda (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)