Giọng thoải mái, tự nhiên

Một phần của tài liệu Giá trị tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Luis Sepúlveda (Trang 50 - 53)

3.3 3.3

3.3 GiGiGiGiọọọọngngngng đđđđiiiiệệệệu,u, ngu,u,ngngngôôôônnnn ngngngngữữ vữữvvvàààà ngngngngôôôôiiii trtrtrtrầầầầnnnn thuthuthuthuậậậậtttt

3.3.1 Giọng điệu

3.3.1.1 Giọng thoải mái, tự nhiên

Với cách hành văn của tác giảLuis Sepulvedatrong tác phẩm ChuyChuyChuyChuyệệệệnn connnconconcon mmmmèèèèoooo d

d d

dạạyyyy hhhhảảiiii ââââuuuu baybaybaybayvà một số tác phẩm khác, người đọc sẽ dễ dàng bắt gặp một giọng điệu vô cùng hóm hĩnh và gần gũi trong câu chữ của ông. Có lẽ bắt nguồn từ cái nhìn vô cùng lạc quan với triết lí sống hết mình, yêu đời nên khi sáng tạo nên một tác phẩm

Luis đã mang những điều ấy vào từng trang viết. Người đọc khi đã tiếp xúc với tác phẩm củaLuis Sepulvedasẽ không bao giờ cảm thấy nặng nề hay khó chịu, mà trái lại đó lại là luôn cảm thấy vô cùng nhẹ nhàng, thoải mái. LLLãããoooo gigigigiààà màmmmêêêê đọđọđọđọcccc truytruytruytruyệệệệnnnn ttttììììnhnhnhnhlà một tác phẩm chứa đựng cả những giọng điệu gay cấn hồi hộp với hóm hĩnh, tươi vui, chính nhờ sự kết hợp độc đáo ấy nên dù đó là một cuộc đối đầu đầy nghẹt thở nhưng người đọc vẫn cảm thấy khá thoải mái khi theo cuộc đối đầu ấy. Giọng điệu hóm hĩnh, tươi vui có thể kể qua bằng chi tiết lúc Zorba còn nhỏ, trong một lần không nghe lời mẹ trốn ra chợ chỉ để thưởng thức mùi vị của một cái đầu cá mà người ta vứt ngoài chợ nhưng vô tình đã bị một con bồ nông vồ được, cuộc đối thoại giữa một con mèo con và một con bồ nông được tác giả miêu tả khá hài hước:

- “Mày là cái giống gì thế?” – con bồ nông hỏi Zorba.

- “Nhả tao ra không tao cào cho bây giờ”, con mèo con ngao lên đe dọa. - “Tao nghi mày là con ếch. Mày có phải là con ếch không?” con chim hỏi,

kẹp thật chặt cái mỏ dài.

- “Ta chết ngộp trong này mất thôi, con chim ngu ngốc kia!”, mèo con ngao lên.

- “Đúng rồi. Mày là ếch. Một con ếch đen. Kỳ quặc ghê.”

- “Tao là mèo, và tao phát điên lên rồi đây. Nhả tao ra không thì mày phải ân hận đấy!”

- “Mày tưởng là tao không phân biệt mèo với ếch khác nhau chỗ nào hử? Mèo có lông, nhanh nhẹn và có mùi dép đi trong nhà. Mày là ếch. Có lần tao đã chén vài con ếch rồi, cũng không đến nỗi tệ. Nhưng chúng đều có màu xanh. Nói xem, mày không phải ếch độc chứ, hử?” [Tr. 20 – 21]

Rõ ràng chỉ với cuộc đối thoại giữa hai con vật ấy với nhau cũng đủ đặt lên gương mặt của người đọc một nụ cười. Sự ngu ngốc, cẩu thả của con bồ nông làm chúng ta phải lắc đầu mà ngán ngẩm, sự khờ dại của nó nhiều đến mức không phân biệt được đâu là mèo và đâu là ếch, dù cho bản thân nó cũng đã từng chén qua một vài con ếch rồi, với những lí thuyết quèn mà nó đưa ra người đọc không khỏi bật cười trước sự ngây ngô đó. Bên cạnh đó, chúng ta còn bắt gặp được hình ảnh của một chú mèo con xù lông, dù chỉ là một “đứa bé” nhưng độc giả có thể thấy sự gan dạ và bản lĩnh của Zorba là như thế nào, dù gặp tình huống vô cùng khó khăn nhưng vẫn không lùi bước hay sợ hãi mà trái lại còn liên tiếp đưa ra những lời đe dọa đến con bồ nông kia. Hình ảnh một chú mèo con nhỏ bé ra oai uy hiếp một con bồ nông to đùng, mà lại còn trong hoàn cảnh đang nằm trong miệng của con bồ nông ấy nữa cũng đủ thấy được sự hóm hĩnh của tác giả. Vì đây là tình huống ngàn cân treo sợi tóc đối với Zorba, đáng lẽ phải một giọng điệu rung sợ đi kèm với giọng điệu hung hãn nhưng đằng này tác giả đã biến đổi hoàn toàn khác theo cách nghĩ thông thường của chúng ta. Với giọng điệu này, người đọc sẽ cảm thấy không có một chút nào sự căng thẳng hay nghẹt thở nữa mà trái lại còn vui vẻ và thích thú theo dõi cuộc đối thoại ấy để xem đến lúc cuối cùng thì phần thắng sẽ nghiêng về bên nào, không khí cũng sẽ nhẹ nhàng hơn và dễ tiếp thu hơn.

Không chỉ có đoạn đối thoại trên mới mang giọng điệu hóm hĩnh và gần gũi, giọng điệu này còn được tác giả vận dụng vào chi tiết Lucky vừa mổ lớp vỏ trứng chào đời nữa. “Nó kẹp vững quả trứng bằng hai chân sau, và nhờ thế có thể nhìn thấy con chim non mổ lấy mổ để tới khi cái lỗ đủ rộng cho một cái đầu trắng, bé xíu, ướt nhẹp thò ra khỏi vỏ trứng…. “Má!” con chim non chiêm chiếp gọi.” [Tr. 71]. Hãy cứ thử tưởng tượng đến khung cảnh ấy, một đôi mắt mở to tròn của một con mèo đen to đùng, mập ú đang nhìn không chớp mắt một cô chim non bé nhỏ cười híp mắt, đung đưa đôi cảnh nhỏ xíu lon ton về phía mình cất tiếng gọi “Má” thì độc giả sẽ phần nào thấu hiểu được tâm trạng mà tác giả đã đặt vào chi tiết này. Có một điều gì đó khá là thân thương, đáng yêu khi chứng kiến cảnh này, giọng điệu tác giả miêu tả cũng có phần

hồi hộp hơn để rồi bùng nổ với tiếng gọi tràn ngập tình cảm của Lucky bé nhỏ dành cho Zorba, nhưng tại sao lại là “Má” trong khi Zorba là một con mèo đực, bởi vì đối với loài vật “người” đầu tiên chúng được tiếp xúc và nhìn thấy sau khi vừa chào đời, bất kể đó là ai, cái gì thì đều được chúng quy ra là “Má”, có thể thấy tiếng gọi “Má” này đã là bước đi đầu tiên đưa hai con vật ấy đến gần với nhau, cũng như đưa độc giả đến gần hơn với cảm giác của tác giả khi miêu tả tình huống này, thông qua giọng điệu gần gũi đó. Ngoài hai chi tiết chúng tôi vừa nêu trên thì với giọng điệu hóm hĩnh, gần gũi, tác giảLuis Sepulvedacòn đặt trong nhiều chi tiết khác nữa, ví dụ như cái vẻ nũng nịu của Lucky khi bị những con vật khác bắt nạt, những cuộc đối thoại về tình trạng của Lucky giữa cộng đồng mèo…, tất cả đã góp phần làm nên nét “trẻ thơ” trong tác phẩm, và khi tiếp xúc người đọc khi được “trẻ hóa” qua sự hóm hĩnh, gần gũi và bình dị này.

Giọng điệu thoải mái, tự nhiên phải diễn tả được hết những cung bậc cảm xúc khác nhau được truyền đạt qua chất giọng của nhân vật thì mới có thể gọi là tự nhiên, chân thật và không gò ép. Thế nên, bên cạnh giọng hóm hĩnh, tươi vui còn là chất giọng giận dữ, đe dọa và hằn học. Sau khi gặp Kengah, Zorba tức tốc lên đường để tìm kiếm sự trợ giúp thì gặp sự trêu cợt của hai con mèo hoang dọc đường, dù rất lo lắng cho cô hải âu nhưng Zorba cũng không bỏ qua cơ hội ra oai với lũ mèo này,“rất chậm rãi, nó chìa bàn chân ra trước ra, xòe từng cái vuốt vừa cong vừa dài như kim khâu thảm, dí sát vào mặt con mèo mà nó cho rằng có thể át vía được. “Thích chơi không? Ờ, tao còn chín cái vuốt ngon hơn nữa kìa. Mày có thích nếm vài cú cào ở miếng sườn vàng khè của mày không?” nó hỏi bằng giọng thách thức” [Tr. 37 – 38], có thể thấy từ một sự dịu dàng quan tâm nhưng khi cần tác giả vẫn để cho nhân vật của mình ra oai và giương vuốt đe dọa, điều này đúng với hầu hết các trường hợp, tùy vào hoàn cảnh và tùy vào đối tượng mà sẽ có những cách ứng xử và giọng điệu khác nhau để phù hợp với những điều kiện đó. Và những lời đe dọa này còn được Zorba áp dụng cho con khỉ nghiện rược Matthew và lũ chuột về việc được tự do tiến vào nhà Harry hay để bảo vệ Lucky; nhất là trên hết đi kèm theo mỗi lời nói đều có hành động đính kèm, điều này làm tăng thêm trọng lượng của từng lời đe dọa và làm cho kẻ bị đe dọa càng thêm nể sợ hơn. Hay sự hăm he của Bốn Biển dành cho con khỉ Matthew khi nó không cho Bốn Biển vào nhà: “Đồ bù nhìn cánh tả! Mày vừa gọi tao là khố rách hử? Thằng soát vé xấu xí lắm mồm kia! Mày nên biết, toàn bộ đám rận rệp khắp các cảng

biển trên thế giới đã từng gặm lớp da này của tao. Ngày nào đó tao sẽ kể cho mày nghe chuyện một con đỉa đói đã cắn phập vào lưng tao và uống máu no nê tới mức nó trở nên nặng trịch và tao không vác nổi nó nữa. Rồi tao sẽ kể mày nghe chuyện mấy con bọ chét đảo Cacatua phải đốt bảy người thì mới đủ bữa cocktail của chúng. Nhấc mỏ neo lên, đồ khì, đừng có chắn mũi tàu của tao!” [Tr. 94 – 95], những lời nói đầy sức nặng mà Bốn Biển dành cho Matthew đã đã đánh bật được sự hống hách của con khỉ này. Người ta có thể trang nhã và lịch thiệp đối với những đối tượng xứng đáng với điều đó, nhưng người ta cũng có thể dành những lời lẽ hơi khó nghe một chút để đối đáp với những kẻ ích kỉ và khó ưa, và đó chính là quy luật của cuộc sống.

Giọng điệu thoải mái, tự nhiên bao gồm cả nét hóm hỉnh thêm một chút sự láu cá và khí chất giang hồ trong mỗi nhân vật đã làm cho bức tranh về câu chuyện thêm sinh động cũng như chân thực hơn.

Một phần của tài liệu Giá trị tác phẩm Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Luis Sepúlveda (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)