3.1.1. Quy định, chính sách liên quan đến dịch vụ hành chính công ở Hà Nội
Trong những năm qua, cải cách hành chính liên tục được Hà Nội xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá được tập trung tăng cường. Ngoài việc theo sát những chủ trương, định hướng, quy định, chính sách chung của cả nước về cải cách thủ tục hành chính, Thủđô còn rất tích cực, chủđộng tạo ra những đột phá, đổi mới và cách làm riêng. Trong hoàn cảnh mới, ngoài những phương pháp truyền thống, những tiêu chí mới dựa vào mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp, các chỉ số đánh giá độc lập như Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), chỉ số cải cách hành chính (PAR Index), được Hà Nội đặc biệt coi trọng và xác định rõ là căn cứ để phấn đấu.
40
Phương hướng này đã được thể hiện và cụ thể hóa thông qua nhiều nghị quyết, chính sách và văn bản có tính pháp lýcủa các cấp ủy và chính quyền Hà Nội.
Trước hết, quyết tâm chính trị về cải thiện môi trường, chất lượng hành chính của Hà Nội được thể hiện qua Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng Bộ thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2015-2020. Cụ thể, Nghị quyết này đã xác định trong giai đoạn 2015-2020,“tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển biến mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức; cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy, nâng cao hiệu quảđầu tư và sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thủ đô” là một trong ba khâu đột phá và “nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của hệ thống chính quyền các cấp” là một trong những định hướng trọng tâm của Thủ đô Hà Nội. Tiếp đó, Thành ủy Hà Nội khóa XVI đã xây dựng Chương trình 08-CTr/TU về đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2020. Chương trình này nhấn mạnh những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần được triển khai là: cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách bộ máy hành chính; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính. Đặc biệt, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền,tổ chức chính trị xã hội, sở, ban ngành…, lộ trình và giải pháp thực hiện đã được xác định tương đối rõ ràng, chi tiết nhằm hướng dẫn việc triển khai thực tế.
Đặc biệt, ứng dụng công nghệ thông tin được coi là phương tiện quan trọng giúp đạt được các mục tiêu của cải cách hành chính, thể hiện qua Nghị quyết số 05/2015/NQ- HĐND ngày 01/12/2015 của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội về Chương trình mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020. Nghị quyết này đã nêu rõ cần tập trung xây dựng hệ thống công nghệ thông tin dùng chung, đồng bộ, thông suốt, kết nối và liên thông văn bản điện tử, dữ liệu điện tử từ Thành phốđến cấp huyện, cấp xã nhằm phục vụ công tác chỉđạo, điều hành và phục vụ người dân, tổ chức, doanh nghiệp; công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng; tạo lập môi trường điện tử để người dân giám sát và đóng góp cho hoạt động của cơ quan hành chính.
Gần đây nhất, năm 2017 được xác định là “Năm kỷ cương hành chính”. UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 03/02/2017 về việc tổ chức thực hiện “Năm kỷ cương hành chính 2017”. Theo đó, các chủ trương, chính sách, giải pháp được tổ chức, triển khai đồng bộ, toàn diện trên tất cả các nội dung tại các cơ quan, đơn vị, hướng tới nền hành chính hành động và phục vụ. Những nội dung
được xác định cần phải triển khai thành công là: (i) Tổng rà soát, bổ sung, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, bộ thủ tục hành chính; quy trình, quy chế làm việc của các cấp, các ngành theo đúng quy định của pháp luật; (ii) Sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của các bộ phận, đầu mối trực thuộc từ Thành phốđến cấp huyện, cấp xã, đảm bảo nguyên tắc “một việc đầu mối – một việc xuyên suốt”; (iii) Cán bộ, công chức, viên chức các ngành, các cấp phải thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, đúng các quy trình, quy chế làm việc, nâng cao đạo đức, kỷ luật, kỷ cương công vụ, ý thức trách nhiệm, tinh thần phục vụ nhân dân; thực hiện quy tắc, văn hóa ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức; (iv) Giao thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị, các cấp chính quyền xây dựng kế hoạch, tổ chức, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện.
Để triển khai chủ trương, đường lối, chính sáchcủa Đảng, Nhà nước và Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, nhiều quyết định, biện pháp đã được UBND thành phố Hà Nội ban hành và thực thi nhằm cụ thể hóa thành kết quả thực tế:
- Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 30/7/2015 của UBND thành phố Hà Nội về triển khai thực hiện Nghịđịnh số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Thành phố quản lý.
- Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 12/8/2015 của UBND thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Nghịđịnh số 108/2014-NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế: Sắp xếp tại tổ chức, bộ máy và tinh giản biên chế các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp thuộc sở hữu của Thành phố trên nguyên tắc đúng quy định, minh bạch, công khai, dân chủ.
- Kế hoạch số 158/KH-UBND ngày 24/8/2016 của UBND thành phố Hà Nội về cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội giai đoạn 2016-2020: Những đề án, nhiệm vụ cụ thể được giao tới từng sở, ban, ngành của Thủ đô với mục tiêu, chỉ tiêu và thời hạn rõ ràng.
- Các kế hoạch hàng năm của UBND thành phố Hà Nội về cải cách hành chính nhà nước của thành phố Hà Nội (như Kế hoạch số 226/KH-UBND ngày 28/12/2015 cho năm 2016 và Kế hoạch số 7362/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 cho năm 2017): Xác định rõ nhiệm vụ, chỉ tiêu mà từng sở, ban, ngành phải đạt được qua một năm cụ thể.
- Quyết định số 07/2016/QĐ-UBND ngày 18/3/2016 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức tại các cơ quan hành chính nhà nước thuộc thành phố Hà Nội.
42
- Quyết định số 7362/QĐ-UBND ngày 31/12/2016 của UBND thành phố Hà Nội phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước năm 2017 của thành phố Hà Nội.
- Quyết định số 05/2017/QĐ-UBND ngày 28/02/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc tổ chức làm việc vào buổi sáng Thứ Bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.
- Quyết định số 5994/QĐ-UBND ngày 28/8/2017 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành danh mục thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận và trả kết quả giải quyết qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Tại Quyết định số 6677/QĐ-UBND ngày 25/09/2017, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định ban hành chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành chính của các sở và cơ quan ngang sở, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thuộc thành phố Hà Nội giai đoạn 2017-2020. Theo đó, mục tiêu của Quyết định nhằm Xác định Chỉ số cải cách hành chính để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khách quan, công bằng kết quả triển khai cải cách hành chính của các Sở, cơ quan ngang Sở, UBND các quận, huyện, thị xã trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ và Chương trình, Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn 2017 - 2020 của Thành phố.Nhằm đảm bảo sự khách quan, chính xác và tin cậy cao, kết quảđánh giá được dựa vào cả tựđánh giá, thẩm định của UBND thành phố Hà Nội và điều tra xã hội học.
Đối với UBND cấp quận, huyện, thị xã, Bộ chỉ số đánh giá kết quả cải cách hành rất toàn diện, bao gồm tất cả những khía cạnh có liên quan đến thủ tục hành chính: (i) công tác chỉ đạo, điều hành cải cách hành chính; (ii) xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật; (iii) cải cách thủ tục hành chính; (iv) cải cách bộ máy hành chính nhà nước; (v) xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; (vi) cải cách tài chính công; (vii) hiện đại hóa hành chính; (viii) thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông; (ix) tác động cải cách hành chính đến phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
3.1.2. Kết quả đánh giá của Hà Nội về chất lượng dịch vụ hành chính công
Qua các báo cáo thời gian quacủa Ban chỉ đạo Chương trình 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội khóa XVI và báo cáo công tác cải cách hành chính định kỳ của UBND thành phố Hà Nội, cải cách hành chính ở Hà Nội đã thu được nhiều kết quả tích cực, nâng cao vị trí của Thủ đô về chất lượng và hiệu quả hành chính trong các bảng xếp hạng toàn quốc. Những kết quả chính từ năm 2016 tới nay được tổng hợp dưới đây.
3.1.2.1. Thành tựu
- Thứ nhất, các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa. Chủ tịch UBND thành phốđã ký ban hành lại tất cả các thủ tục; qua đó bãi bỏ nhiều thủ tục hành chính không cần thiết, giảm đáng kể thời gian thực hiện; có đơn vị giảm được 20-60% số thủ tục hành chính cũng như thời gian thực hiện.Thành phố đã ban hành 22 quyết định công bố thủ tục hành chính, thực hiện ủy quyền cho một số sở, ban, ngành thực hiện giải quyết một số thủ tục hành chính trên các lĩnh vực. Hầu hết các sở, ngành đã rà soát lại quy trình, thủ tục hành chính. Đặc biệt, tỷ lệ thủ tục hành chính thực hiện theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông đạt 97,33%, trong đó: khối sở, cơ quan tương đương sởđạt 99,98%, UBND cấp huyện đạt 95%, UBND cấp xã đạt 97%.
- Thứ hai, Thành phố đã thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Thành phốđã sắp xếp lại bộ máy tổ chức các cơ quan với quy mô lớn, trên tinh thần quyết liệt và đã đạt kết quả cao, nhưng không để xảy ra đơn thư khiếu nại. Tất cả hệ thống, bộ máy được sắp xếp, nhưng không gây xáo trộn công việc. Công việc vẫn “chạy”, rất nhiều chỉ tiêu của thành phốđược bảo đảm, trong đó tăng trưởng kinh tế cao.
Cụ thể, Thủđô đã đẩy mạnh việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các sở, ban, ngành theo hướng tinh gọn đầu mối, quản lý đa ngành, đa lĩnh vực, nâng cao hiệu quả hoạt động. Kết quả đáng kể là đã sắp xếp xong các đơn vị sự nghiệp công lập của Thành phố; sắp xếp các đơn vị sự nghiệp công lập cấp huyện theo hướng tinh gọn, đa ngành, đa lĩnh vực và phù hợp thực tiễn; qua đó giảm từ 401 xuống 280 đơn vị. Thành phố đã hoàn thành sắp xếp 70 ban quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Thành phố thành 5 ban quản lý dự án chuyên ngành thuộc Thành phố, 3 ban quản lý dự án duy tu trực thuộc Sở, 3 ban quản lý dự án giữ nguyên theo đặc thù và 30 ban quản lý dự án khu vực thuộc quận, huyện, thị xã (tổng cộng giảm 29 đơn vị). Đồng thời, Thành phố hoàn thành sáp nhập 3 quỹ (Quỹ Đầu tư phát triển của Thành phố, Quỹ Phát triển đất của Thành phố và Quỹ Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường) thành một Quỹđể tập trung các nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động; đã phê duyệt xong đề án vị trí việc làm các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thứ ba, Thành phốđã quan tâm cải cách tài chính công. Đầu tiên là thành phố tổ chức thí điểm khoán xe công. Tiếp theo, thành phố đã thành lập Trung tâm Mua sắm công đầu tiên của cả nước. Thành phốđã rà soát lại toàn bộđơn giá, quy trình liên quan đến chi tiêu kinh tế sự nghiệp. Chỉ tính riêng trên 5 lĩnh vực (cắt tỉa cây xanh, thu gom vận chuyển xử lý rác, thuỷ lợi, thoát nước, xử lý môi trường), trong năm 2016,
44
thành phốđã tiết kiệm được 1.840 tỷđồng. Ngay từđầu năm 2016, thành phốđã đề ra mục tiêu tiết kiệm chi thường xuyên, cuối năm đã giảm được 3,3% (từ 58,8% xuống 55,5%). Thành phố tiếp tục đề ra mục tiêu phấn đấu trong năm 2017 xuống 52% và dự tính trong 5 năm có thể tiết kiệm chi tiêu thường xuyên được 16.000 tỷ đồng. Thành phố cũng đã rà soát toàn bộ các dự án đầu tư, sắp xếp lại nguồn chi cho các dự án để bảo đảm các dự án này vừa đẩy nhanh tiến độ thi công, vừa rút ngắn thời gian, giảm tổng đầu tư.
- Thứ tư là Chương trình công nghệ thông tin. Cuối năm 2015 đầu năm 2016, nhiều người còn nghi ngờ về hiệu quả của Chương trình công nghệ thông tin. Đến nay, cơ bản hệ thống mạng đã được hình thành, nối mạng từ chính quyền Thành phốđến 584 phường, xã, thị trấn. Các dịch vụ công mức độ 3, cả thành phố thực hiện đạt gần 50%, vượt xa mục tiêu theo Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về chính phủđiện tử. Trong đó, nhiều chỉ tiêu thành phốđề ra trong lĩnh vực giáo dục, thủ tục hành chính liên thông… đạt kết quả cao. Bước đầu, thành phốđã hình thành cơ sở dữ liệu chung. Đây là kết quả rất quan trọng, khẳng định thành phốđang đi đúng hướng. Theo UBND Thành phố Hà Nội, năm 2017, công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước được triển khai đồng bộ, trong đó đến nay, hệ thống dịch vụ công trực tuyến đã có 5.273 cán bộ, công chức được cấp tài khoản với trên 5,2 triệu lượt truy cập.Hà Nội có 20,4% dịch vụ công của cơ quan hành chính được thực hiện trực tuyến.Năm 2017 tại Hà Nội, số lượng hồ sơ giao dịch qua mạng tại các cơ quan nhà nước là 225.173/239.480 hồ sơ, đạt tỷ lệ trên 94%. Thành phố cũng đã triển khai đồng bộ 81 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tới các quận, phường nội thành và 10 sở, trong đó, 16 dịch vụ công trực tuyến được triển khai đến cấp xã, cấp huyện toàn Thành phố, nâng tổng số dịch vụ công trực tuyến củ Thành phố lên 391, đạt 20,4% tổng số dịch vụ công của cơ quan hành chính. Hiện Thành phốđang tập trung thực hiện 375 thủ tục tiếp theo đểđưa vào vận hành trong năm 2017, phấn đấu đạt tỷ lệ 55%. Thành phốđã triển khai hệ thống phần mềm dùng chung lĩnh vực tư pháp - hộ tịch tới 584 xã, phường, thị trấn, tỷ lệ hồ sơ nộp trực tuyến qua mạng đạt 93%.
Bên cạnh đó, Thành phốđã duy trì thực hiện công khai tiến độ giải quyết hồ sơ, chuyển nhận văn bản trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ, hoàn thành và duy trì kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản, cho phép gửi, nhận văn bản điện tử giữa Văn phòng Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội.