4.2.1. Thời gian phát hiện bệnh
Qua nghiên cứu 115 đối tượng, chúng tơi nhận thấy các đối tượng cĩ thời gian mắc bệnh từ 5-10 năm chiếm tỷ lệ cao nhất ( 27,8%), cĩ đến 59,1 % số đối tượng cĩ thời gian mắc bệnh trên 5 năm, và 20 % số đối tượng lần đầu được chẩn đốn đái tháo đường. Như vậy, nghiên cứu của chúng tơi tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Văn Bằng (thời gian mắc bệnh > 5 năm chiếm tỉ lệ cao nhất ( 46,9 %)) và cao hơn so với nghiên cứu của Bế Thu Hà ( nhĩm đối tượng mắc bệnh trên 5 năm chiếm 13,2% ). Sự khác nhau này cĩ lẽ do nghiên cứu của chúng tơi trên đối tượng cĩ sử dụng insulin, thường là ở giai đoạn muộn của bệnh.
Trong nghiên cứu của chúng tơi cĩ một tỉ lệ 20% bệnh nhân lần đầu chẩn đốn đã cần dùng insulin, phản ánh sự phát hiện bệnh muộn, bệnh kéo dài một thời gian dài trước khi được chẩn đốn dẫn đên glucose máu và HbA1c cao kéo dài.
Nguyên nhân cĩ thể do đặc điểm của người Việt Nam thường khơng chú trọng việc khám sức khỏe định kỳ, mà chỉ đến bệnh viện khi bệnh đã nặng hoặc cĩ bệnh lý cấp tính khác. Kết quả này cĩ điểm tương đồng với kết quả nghiên cứu của Đào Thị Dừa với tỉ lệ bệnh nhân lần đầu phát hiện bệnh là 25,64%.
4.2.2. Thời gian bệnh nhân điều trị insulin và phác đồ bệnh nhân đang sử dụng ở nhà
Trước khi vào viện, đa số bệnh nhân được điều trị với thuốc viên chiếm tỷ lệ cao nhất (44,3%) , 30,4% bệnh nhân đã điều trị insulin ở nhà, cĩ đến 25,2 % bệnh nhân khơng điều trị thuốc hạ đường máu trước khi nhập viện, so sánh với nghiên cứu A1chive, 50,6% bệnh nhân được điều trị thuốc viên trước, 42,5 % cĩ điều trị insulin và chỉ cĩ 1,5% bệnh nhân khơng được điều trị . Sự khác biệt này do ở nghiên cứu của chúng tơi, cĩ một tỷ lệ bệnh nhân lớn lần đầu phát hiện bệnh, nên chưa điều trị gì. Mặt khác, do ĐTĐ týp 2 là bệnh diễn tiến âm thầm, thường khơng cĩ triệu chứng, nhiều bệnh nhan khơng hiểu hết hậu quả lâu dài của bệnh, chủ quan nên khơng điều trị hoặc bỏ trị.
Trong số những bệnh nhân đã dùng insulin ở nhà, chiếm tỉ lệ cao nhất là nhĩm dùng > 5 năm ( chiếm 40% ).Kết quả này cĩ điểm khơng tương đồng với kêt quả của Nguyễn Trung Anh, cao nhất ở nhĩm điều trị insulin từ 1-5 năm ( 50,5%).
4.2.4. Thời gian nằm viện
Bệnh nhân mắc ĐTĐ cĩ tỉ lệ nhập viện cũng như số ngày nằm viện cao hơn so với những người khơng mắc đái tháo đường. Theo Elizabeth nghiên cứu trên 263.482 bệnh nhân nhập viện do tất cả các nguyên nhân ở Australia trong năm 2009 thì bệnh nhân ĐTĐ cĩ số ngày nằm viện trung bình là 8,2 ± 12,2 ngày so với bệnh nhân khơng mắc ĐTĐ là 7,1 ± 9,2 ngày .Theo Donan, số ngày nằm viện trung bình ở bệnh nhân ĐTĐ týp 2 là 7 ngày cao hơn so với bệnh nhân khơng bị ĐTĐ (3 ngày) .
Theo nghiên cứu của chúng tơi, thời gian nằm viện 2 tuần – 1 tháng cao nhất với 47 %, thời gian nằm viện trung bình là 18,54 ± 10,58, cao hơn so với các nghiên cứu trên, do đây chỉ là mẫu nghiên cứu riêng những bệnh nhân ĐTĐ týp 2 cĩ điều trị insulin, khơng đại diện cho quân thể ĐTĐ nĩi chung, và thời gian nằm viện cịn
phụ thuộc vào tình trạng bệnh kèm, bảo hiểm…. Bệnh nhân đái tháo đường là cơ địa suy giảm miển dịch, làm nặng thêm và khĩ điều trị các bệnh lý kèm theo nên thời gian nhập viện thường dài hơn, nhất là những bệnh nhân kiểm sốt glucose máu kém cần thời gian để điều chỉnh liều insulin phù hợp.