Quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159/2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 về phân loại ĐVHC xã, phường, thị trấn; Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của UBTVQH về tiêu chuẩn của ĐVHC và phân loại đơn vị hành
chính (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số: 1211/2016/UBTVQH13 của UBTVQH) nhằm tạo cơ sở cho công tác tổ chức bộ máy, biên chế CB, CC... cho phù hợp với từng loại hình ĐVHC. Mục tiêu của việc ban hành các văn bản này chính là nhằm tạo ra sự ổn định ĐVHC nói chung trong đó có ĐVHC cấp xã. Nghị quyết số 653/2019/NQ-UBTVQH14 của UBTVQH qui định việc sắp xếp ĐVHC cấp xã phải đảm bảo các yêu cầu:
- Sắp xếp ĐVHC cấp xã phải đảm bảo chặt chẽ, có sự lãnh đạo tập trung, thống nhất của cấp ủy đảng; bảo đảm ổn định chính trị - xã hội, không gây xáo trộn trong đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Sắp xếp ĐVHC cấp xã gắn với việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị đảm bảo tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tinh giản biên chế, cơ cấu lại và nâng cao chất lượng CB, CC cấp xã.
- Việc sắp xếp ĐVHC cấp xã phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục và hồ sơ theo quy định của pháp luật.
- Cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu phải có quyết tâm chính trị cao, làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận ủng hộ của nhân dân.
- Trong quá trình thực hiện việc sắp xếp ĐVHC phải đồng thời giải quyết chế độ, chính sách hợp lý cho CB, CC, người lao động có liên quan và có lộ trình bố trí, sắp xếp để bảo đảm đúng số lượng quy định.
Ngoài ra, sắp xếp ĐVHC cấp xã phải dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể: - Tính phù hợp với đặc điểm tự nhiên: Trong thực tiễn, giữa các địa phương thường có những ranh giới tự nhiên khác biệt hoặc tương đồng nhau, có thể đây là một cơ sở để xác lập phạm vi địa giới của một xã. Tính phù hợp với đặc điểm tự nhiên còn xuất phát từ đặc điểm của từng vùng, miền để hình thành các tiêu chí sáp nhập ĐVHC cấp xã cho phù hợp; với địa bàn những
vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa thì việc sáp nhập ĐVHC cấp xã phải khác với khu vực đồng bằng, đô thị.
- Trong các tiêu chí để xem xét sát nhập, tiêu chí về diện tích tự nhiên là một tiêu chí cần chú trọng. Tiêu chí này phản ánh qui mô chính quyền cấp xã phải quản lý về đất đai, tài nguyên, dân số, mức độ khó khăn, thời gian thực thi công vụ và thời gian đi lại của công dân đến các cơ quan QLNN...
Tuy nhiên, tiêu chí diện tích tự nhiên cần đặt trong tổng thể các yếu tố khác. Với sự phát triển của mạng lưới thông tin truyền thông hiện nay, vấn đề khoảng cách, diện tích tự nhiên không còn đóng vai trò quan trọng như giai đoạn trước đây trong việc sáp nhập ĐVHC.
- Tiêu chí về lịch sử: Không gian lãnh thổ có lịch sử lâu dài, nó là mang theo những nét đặc trưng văn hóa, thuần phong mỹ tục, tập quán sản xuất vùng miền, dân tộc. Vì vậy, khi sắp xếp lại ĐVHC cấp xã cần phải chú trọng, cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù về truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán của các địa phương.
- Trong sắp xếp ĐVHC bao giờ cũng tạo ra sự thay đổi, xáo trộn lớn. Trước hết là sự biến động của ĐGHC, sau đó là hằng loạt các thay đổi liên quan đến tổ chức bộ máy, nhân sự, lề lối làm việc… Vì vậy, bảo đảm tính kế thừa, ổn định của các ĐVHC khi sắp xếp lại là một yêu cầu cao. Cần phải nghiên cứu, cân nhắc thận trọng để giảm thiểu sự biến động nhằm:
+ Tổ chức bộ máy, đội ngũ CB, CC có thể vận hành ngay khi ĐVHC mới được thiết lập, tạo thế ổn định ngay từ ngày đầu. Qua đó duy trì xã hội ổn định, phát triển sản xuất, đảm bảo ANQP.
+ Duy trì được truyền thống tốt đẹp của địa phương, nhất là các phong
tục, tập quán, “tình làng, nghĩa xóm”; tạo ra sự đồng thuận trong xã hội. Qua