sáp nhập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Căn cứ tiêu chuẩn qui định, tỉnh TT Huế tiến hành sắp xeeos 14 xã, trong đó có 7 xã không đủ cả 02 tiêu chí thành 7 xã như sau:
a. Sáp nhập xã Hồng Tiến và xã Bình Điền thị xã Hương Trà để thành lập xã Bình Tiến
Xã Hồng Tiến và xã Bình Điền là hai xã trung du, miền núi, tiếp giáp nhau và có nhiều đặc thù về tự nhiên, KT-XH, AN-QP tương đồng nhau. Việc sáp nhập hai xã đảm bảo yêu , tiêu chí của việc sắp xếp lại hình thành đơn vị mới với nhiều lợi thế và phát triển bền vững.
Nhập toàn bộ ĐGHC xã Hồng Tiến (diện tích tự nhiên là 22.10 km2, dân số là 1.559 người) và xã Bình Điền (có diện tích tự nhiên là 117,92 km2, dân số là 4.392 người) thành xã Bình Tiến. Sau khi sáp nhập, xã Bình Tiến có: Diện tích tự nhiên 140,02 km2 (đạt 280,04%); Qui mô dân số 5.951 người (đạt 119,02%). Toàn xã có 14 thôn.
Vị trí địa lý mới: Phía Đông giáp xã Bình Thành, thị xã Hương Trà; phía Tây giáp xã Phong Sơn, huyện Phong Điền và xã Hồng Hạ, Hương Nguyên, huyện A Lưới; phía Nam giáp xã Bình Thành, thị xã Hương Trà và xã Hương Nguyên, huyện A Lưới; phía Bắc giáp phường Hương Vân, xã Hương Bình, Bình Thành, thị xã Hương Trà. Trụ sở làm việc của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị xã Bình Tiến được đặt tại xã Bình Điền (cũ).
Đánh giá: Xã Bình Tiến đạt các tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên (280,04%) và dân số (119,02%). Có vị trí địa lý liền kề, có trục giao thông chính và gắn kết đường liên thôn, thuận tiện trong giao thông. Bên cạnh đó, một bộ phận người dân xã Hồng Tiến đang cư trú và sản xuất trên đất do xã Bình Điền quản lý. Có tiềm năng và động lực để phát triển kinh tế vùng, mang lại đời sống kinh tế cao cho người dân.
b. Sáp nhập xã Vinh Hải và xã Vinh Giang huyện Phú Lộc để thành lập xã Giang Hải
Xã Vinh Hải và xã Vinh Giang có địa giới liền nhau, cùng đặc điểm vùng cát, đầm phá và ven biển. Kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh tế biển. Hai xã này có truyền thống gắn bó nhau trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Sáp nhập nguyên trạng toàn bộ diện tích tự nhiên của xã Vinh Hải (diện tích tự nhiên 5,7 km2, dân số là 2.058 người) và xã Vinh Giang (diện tích tự nhiên là 18,73 km2, dân số là 4.682 người) để thành lập xã Giang Hải. Sau sắp xếp xã Giang Hải gồm có: Diện tích tự nhiên là 24,43 km2 (đạt 81,43%); Qui mô dân số 6.740 người (đạt 84,25%); Toàn xã có 08 thôn.
Vị trí địa lý mới: Phía Đông và phía Nam giáp xã Vinh Hiền; phía Tây giáp xã Vinh Hưng; phía Bắc giáp xã Vinh Mỹ. Trụ sở làm việc của hệ thống chính trị xã Giang Hải đặt tại xã Vinh Giang (cũ).
Đánh giá: Đảm bảo được sự liên kết, phát triển, xã mới vừa có biển vừa có đầm phá, tạo động lực phát triển vùng. Xã Vinh Hải và xã Vinh Giang có truyền thống văn hóa tương đồng, có vị trí liền kề, giao thông thuận lợi. Tuy chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định (diện tích tự nhiên đạt 81,43%, dân số đạt 84,25%) nhưng phương án này là tối ưu; vì không thể nhập thêm xã thứ 3.
c. Sáp nhập xã A Đớt và xã Hương Lâm huyện A Lưới để thành lập xã Lâm Đớt, huyện A Lưới:
Xã Hương Lâm và xã A Đớt là 2 xã đặc thù dân tộc thiểu số, có địa giới liền kề, có tương đồng về văn hóa, sắc tộc, phong tục, tập quán. Việc sáp nhập hai xã sẽ đáp ứng yêu cầu đảm bảo QP, AN, phát triển KT-XH.
Nhập toàn bộ địa giới hành chính xã A Đớt (có diện tích tự nhiên là
16,58 km2, dân số là 2.403 người) và xã Hương Lâm (có diện tích tự nhiên là
gồm có: Diện tích tự nhiên là 67,86 km2 (135,72%); Qui mô dân số 4.611 người (đạt 92,22%); Toàn xã có 11 thôn.
Vị trí địa lý mới: Phía Đông giáp xã A Roàng và xã Hương Nguyên; phía Tây và phía Nam giáp nước CHDCND Lào và xã Đông Sơn; phía Bắc giáp xã Đông Sơn và xã Hương Phong. Trụ sở làm việc xã Lâm Đớt đặt 2 nơi: HĐND, UBND tại trụ sở xã Hương Lâm (cũ), Đảng ủy và các tổ chức chính trị xã hội tại xã A Đớt (cũ).
Đánh giá: Có vị trí địa lý liền kề, thuận tiện giao thông, tạo động lực cho phát triển KT-XH; có truyền thống văn hóa tương đồng; mở rộng được phạm vi xã biên giới; đạt được tiêu chí diện tích tự nhiên (135,72%). Chưa đạt tiêu chí dân số (đạt 92,22%); tuy nhiên, do truyền thống lịch sử, và vùng đồng bào dân tộc ít người không thể nhập thêm đơn vị hành chính thứ 3.
d. Sáp nhập xã Hồng Quảng và xã Nhâm huyện A Lưới để thành lập xã Quảng Nhâm, huyện A Lưới:
Xã Hồng Quảng và xã Nhâm là hai xã sát nhau về ĐGHC. Cả hai xã đều đặc thù dân tộc, cơ cấu sắc tộc, văn hóa tương đồng, đồng bào hai xã gắn bó chặt chẽ nhau. Việc sáp nhập hai xã sẽ đáp ứng yêu cầu đảm bảo QP, AN, trật tự, an toàn xã hội, phát triển KT-XH.
Sáp nhập toàn bộ ĐGHC xã Hồng Quảng (diện tích tự nhiên là 5,39 km2, dân số là 2.225 người) và xã Nhâm (diện tích tự nhiên là 37,85 km2, dân số là 2.302 người) thành xã Quảng Nhâm. Sau khi sát nhập xong, xã Quảng Nhâm có: Diện tích tự nhiên là 43,24 km2 (đạt 86,48%); Qui mô dân số 4.527 người (đạt 90,54%); Toàn xã có 08 thôn.
Vị trí địa lý mới: Phía Đông giáp xã A Ngo; phía Tây giáp nước CHDCND Lào và xã Hồng Bắc; phía Nam giáp xã Hồng Thái; phía Bắc giáp thị trấn A Lưới và xã Hồng Bắc. Trụ sở làm việc của xã Quảng Nhâm đặt 2
nơi: HĐND, UBND tại trụ sở xã Hồng Quảng (cũ), Đảng ủy và các tổ chức chính trị xã hội tại xã Nhâm (cũ).
Đánh giá: Có vị trí địa lý liền kề, thuận tiện trong giao thông; có truyền thống văn hóa tương đồng; mở rộng được phạm vi xã biên giới. Chưa đạt tiêu chí về diện tích tự nhiên (86,48%) và dân số (90,54%); tuy nhiên, do vị trí ở vùng miền núi, truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, và yêu cầu bảo đảm QP, AN nên không thể nhập thêm ĐVHC thứ 3.
e. Sáp nhập xã Bắc Sơn và xã Hồng Trung huyện A Lưới để thành lập xã Trung Sơn, huyện A Lưới:
- Xã Bắc Sơn và xã Hông Trung gần nhau, dọc theo đường mòn Hồ Chí Minh. Hai xã đều đặc thù dân tộc, có phong tục, tập quán, sắc tộc tương đồng. Việc sáp nhập hai xã không chỉ đáp ứng yêu cầu đảm bảo QP, AN, phát triển KT-XH mà còn góp phần tổ chức lại ĐVHC hợp lý hơn.
Nhập toàn bộ địa giới hành chính xã Bắc Sơn (diện tích tự nhiên là 10,34 km2, dân số là 1.242 người) và xã Hồng Trung (diện tích tự nhiên là 67.40 km2, dân số là 2.053 người) thành xã Trung Sơn. Sau khi xã Trung Sơn hình thành, có: Diện tích tự nhiên là 77,74 km2 (đạt 155,48%); Qui mô dân số 3.295 người (đạt 67,02%); Toàn xã có 05 thôn).
- Vị trí địa lý mới: Phía Đông giáp xã Hồng Kim; phía Đông Bắc giáp xã Phong Xuân, huyện Phong Điền; phía Tây Nam giáp nước CHDCND Lào; phía Tây và Tây Bắc giáp xã Hồng Vân; phía Nam giáp xã Hồng Bắc. Trụ sở làm việc của xã Trung Sơn đặt 2 nơi: HĐND, UBND tại trụ sở xã Hồng Trung (cũ), Đảng ủy và các tổ chức chính trị xã hội tại xã Bắc Sơn (cũ).
Đánh giá: Có vị trí địa lý liền kề phù hợp, thuận tiện trong giao thông, mở rộng được phạm vi xã biên giới; đạt được tiêu chí diện tích tự nhiên (155,48%). Chưa đạt tiêu chí dân số (67,02%); tuy nhiên, do vị trí ở vùng
miền núi, chủ yếu là đồng bào dân tộc ít người, tính cộng đồng dân cư và yêu cầu bảo đảm QP, AN biên giới nên không thể sáp nhập thêm ĐVHC thứ 3.
f. Sáp nhập xã Hương Giang và xã Hương Hòa, huyện Nam Đông để thành lập xã Hương Xuân, huyện Nam Đông:
Xã Hương Giang và Hương Hòa là hai xã kinh tế mới, đồng bào kinh và đồng bào dân tộc đang xen sinh sống. Hai xã này hầu hết là người có nguồn gốc từ thành phố Huế, định cư sau năm 1975, khá tương đồng về văn hóa, phong tục mang nếp sống đô thị. Việc sáp nhập hai xã không chỉ đáp ứng phát triển KT-XH, chức lại ĐGHC hợp lý, tạo ra ĐVHC toàn diện hơn.
-Nhập toàn bộ địa giới hành chính xã Hương Giang (diện tích đất tự nhiên là 7,64 km2, dân số là 1.512 người) và xã Hương Hòa (diện tích đất tự nhiên là 11,21 km2, dân số là 2.547 người) thành xã Hương Xuân. Xã Hương Xuân sau khi sát nhập xong có: Diện tích tự nhiên là 18,85 km2 (đạt 37,70%).; Qui mô dân số 4.059 người (đạt 81,18%); Toàn xã có 08 thôn.
Vị trí địa lý mới: Phía Đông giáp với thị trấn Khe Tre; phía Tây giáp với xã Hương Hữu; phía Nam giáp với xã Thượng Nhật, Thượng Lộ; phía Bắc giáp với xã Hương Sơn, Hương Phú. Trụ sở làm việc của hệ thống chính trị của xã Hương Xuân tập trung tại xã Hương Giang.
Đánh giá: Thuận tiện trong giao thông, địa lý liền kề, có truyển thống văn hóa tương đồng. Chưa đạt các tiêu chí về diện tích tự nhiên (37,70%) và dân số (81,18%), trong đó tiêu chí diện tích tự nhiên chưa đạt 50% theo quy định. Tuy nhiên, do số ĐVHC cấp xã thuộc huyện Nam Đông quá ít (hiện tại có 11 ĐVHC); vị trí địa lý cách trở, truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc khác với các xã khác nên không thể nhập thêm ĐVHC thứ 3.
j. Sáp nhập xã Vinh Phú và xã Vinh Thái, huyệnPhú Vang để thành lập xã Phú Gia, huyện Phú Vang:
Xã Vinh Phú và Xã Vinh Thái là hai xã vùng đầm phá, đất đai khô cằn, có ĐGHC sát nhau. Hai xã đều có truyền thống cách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, nhưng đồng ruộng ít, đất đai kém màu mỡ. Việc sáp nhập hai xã sẽ đáp ứng yêu cầu đảm bảo QP, AN, trật tự, an toàn xã hội, tạo ra sức mạnh mới trong phát triển KT-XH, góp phần tổ chức lại ĐGHC các xã hợp lý hơn.
Nhập toàn bộ ĐGHC xã Vinh Phú (có diện tích tự nhiên là 7,37 km2, dân số là 3.502 người) và xã Vinh Thái (có diện tích tự nhiên là 19,70 km2, dân số là 5.611 người) thành xã Phú Gia. Xã Phú Gia sau khi sáp nhập, có: Diện tích tự nhiên là 27,07 km2 (đạt 90,23%); Qui mô dân số 9.113 người (đạt 113,91%); Toàn xã có 12 thôn.
Vị trí địa lý mới: Phía Đông giáp phá Tam Giang; phía Tây giáp thị xã Hương Thuỷ, thị trấn Phú Đa; phía Nam giáp xã Vinh Hà; phía Bắc giáp thị trấn Phú Đa và phá Tam Giang. Trụ sở làm việc của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Phú Gia được đặt tại xã Vinh Thái (cũ), Các tổ chức chính tri-xã hội đặt tại xã Vinh Phú (cũ).
Đánh giá: Có vị trí địa lý liền kề, phù hợp, thuận tiện giao thông; đạt được tiêu chí dân số (113,91%). Chưa đạt tiêu chí về diện tích tự nhiên (90,23%); tuy nhiên, do truyền thống lịch sử, văn hóa, các xã lân cận đã ổn định từ trước đến nay nên không thể sáp nhập thêm ĐVHC thứ 3.
Số lượng các ĐVHC cấp xã của tỉnh Thừa Thiên Huế sau khi thực hiện sắp xếp
- Số lượng ĐVHC cấp xã trước khi sắp xếp: Có 152 ĐVHC (gồm 105 xã, 39 phường và 08 thị trấn).
- Số lượng ĐVHC cấp xã sau khi sắp xếp: Có 145 ĐVHC (gồm 98 xã, 39 phường và 08 thị trấn).