trạng đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trước sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
Huế 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên
Bản đồ Hành chính tỉnh TT Huế
Tỉnh TT Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, phía Đông giáp biển Đông. Về tổ chức hành chính, TT Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã, 6 huyện với 145 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 98 xã, 39 phường, 8 thị trấn.
Dân số trung bình tỉnh TT Huế năm 2020 khoảng 1,16 triệu người, mật độ dân số 225 người /km2 trong đó dân số đô thị khoảng 563 ngàn người, chiếm khoảng 49%. Dân cư phân bố không đều, phần lớn tập trung ở thành phố Huế và các thị trấn, các khu vực ven sông, ven biển.
Tỉnh TT Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều dài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hình rừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm, phá và biển tập trung trong một không gian hẹp, trên tổng diện tích đất tự nhiên là 505.398,9 ha.
Tỉnh TT Huế thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, nằm trên trục giao thông chính, có cảng biển nước sâu Chân Mây với quy mô lớn phục vụ cho khu vực miền Trung, Tây Nguyên và tiểu vùng Mê Công; có sân bay Phú Bài nằm trên quốc lộ 1A, tuyến đường sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 86 km biên giới với Lào.
TT Huế có bề dày lịch sử hơn 700 năm, nơi đây từng là Kinh đô của nước Đại Việt thời Tây Sơn (1778 - 1801), rồi kinh đô của nước Việt Nam thống nhất thời nhà Nguyễn (1802 - 1945); là trung tâm đào tạo đa ngành chất lượng cao, Trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước.
Tỉnh TT Huế coi CCHC là khâu đột phá, tạo chuyển biến tích cực về
quy trình, lề lối, tác phong làm việc của đội ngũ CB, CC hành chính theo
hướng tinh gọn, hiện đại và hiệu quả. Trong quá trình đó, việc xây dựng, đổi
lượng cải cách tổ chức bộ máy hành chính từ gốc và ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển bền vững về KT, chính trị, VH và XH, ...
Đánh giá chung: Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn (GRDP theo giá so sánh 2010) ước đạt 32.417 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 7,15% so với cùng kỳ [Bảng 1].
Nhìn chung, giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh TT Huế đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm trên các lĩnh vực, các chỉ tiêu KT - XH đạt kế hoạch đề ra, đời sống nhân dân được quan tâm; an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững. Việc đầu tư hạ tầng thiết bị và ứng dụng CNTT cho xây dựng chính quyền điện tử được chú trọng. Mô hình TTHC trực tuyến được coi là bước đột phá về CCHC và hiện đại hóa nền hành chính; hướng tới sự thuận lợi, nâng cao mức độ hài lòng của người dân.
2.1.2. Hiện trạng các đơn vị hành chính của tỉnh Thừa ThiênHuế trước sáp nhập cấp xã Huế trước sáp nhập cấp xã
2.1.2.1. Đơn vị hành chính các cấp xã của tỉnh Thừa Thiên Huế trước sáp nhập
Số lượng ĐVHC cấp xã: 152 đơn vị (gồm 105 xã, 39 phường và 08 thị trấn). Trong đó số lượng ĐVHC cấp xã đạt cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số: 30 đơn vị (gồm 10 xã, 16 phường, 04 thị trấn); Số lượng ĐVHC cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số theo quy định: 122 đơn vị (gồm 95 xã, 23 phường, 04 thị trấn). Trong đó:
+ Số lượng ĐVHC cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số nhưng có cả 02 tiêu chuẩn đều đạt từ 50% trở lên: 42 đơn vị (gồm 36 xã, 03 phường, 03 thị trấn).
+ Số lượng ĐVHC cấp xã có 01 tiêu chuẩn đạt từ 50% trở lên, tiêu chuẩn còn lại chưa đạt 50% : 73 đơn vị (gồm 52 xã, 20 phường, 01 thị trấn).
Cụ thể: Chưa đạt 50% tiêu chuẩn diện tích tự nhiên: 44 đơn vị (gồm 23 xã, 20
phường, 01 thị trấn). Chưa đạt 50% tiêu chuẩn quy mô dân số: 29 xã. + Số lượng ĐVHC cấp xã có cả 02 tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số đều chưa đạt 50% theo quy định: 07 xã.
2.1.2.2. Hiện trạng các đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2019 – 2021
Căn cứ qui định, số đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh TT Huế thuộc diện sắp xếp trong giai đoạn 2019-2021 là 7 đơn vị. Cụ thể:
a. Xã Hồng Tiến, thị xã Hương Trà: Tổng diện tích: 22,10 km2, đạt tỷ lệ 44,2% ; Dân số: 1.559 người, đạt tỷ lệ 31,18% ; Dân tộc: Kinh, Tà Ôi, Cơ Tu, Bru – Vân Kiều, Hoa; Loại đơn vị hành chính: Loại III.
-Vị trí địa lý: Phía Đông giáp xã Bình Điền và Hương Bình; Phía Tây và Nam giáp xã Bình Điền; Phía Bắc giáp phường Hương Vân. Tổ chức bộ máy: Số lượng CB, CC được giao 19 người, số lượng trước sáp nhập17, gồm 7 CB, 10 CC.
b. Xã Vinh Hải, huyện Phú Lộc: Tổng diện tích: 5,7 km2, đạt tỷ lệ 19% ; Dân số: 2.058 người, đạt tỷ lệ 25,7%; Dân tộc: Kinh; Loại đơn vị hành chính: Loại III.
Vị trí địa lý: Phía Đông giáp xã Vinh Hiền và biển Đông; phía Tây giáp Vinh Giang; phía Nam giáp Vinh Giang và xã Vinh Hiền; phía Bắc giáp xã Vinh Mỹ và biển Đông. Tổ chức bộ máy: CB, CC được giao 23 người, số lượng trước sáp nhập 23, gồm 11 CB, 12 CC; 01 Đội viên Đề án 500.
c. Xã A Đớt, huyện A Lưới:
Tổng diện tích: 16,61 km2, đạt tỷ lệ 33,22%; Dân số: 2.403 người, đạt tỷ lệ 48,06%; Dân tộc: Tà ôi, Cơ Tu, Pa Kô; Loại đơn vị hành chính: Loại II.
Vị trí địa lý: Phía Đông giáp xã A roàng; phía Tây, phía Nam giáo Lào; phía Bắc giáp xã Đông Sơn và xã Hương Lâm. Tổ chức bộ máy: Số lượng CB, CC được giao 25 người, số lượng trước sáp nhập 24, gồm 10 CB, 14 CC.
d. Xã Hồng Quảng, huyện A Lưới:
Tổng diện tích: 5,39 km2, đạt tỷ lệ 10,8%; Dân số: 2.225 người, đạt tỷ lệ 44,5%; Dân tộc: Tà ôi, Cơ Tu, Pa Kô; Loại đơn vị hành chính: Loại III.
Vị trí địa lý: Phía Đông giáp với xã A Ngo và xã Sơn Thủy; phía Tây giáp với xã Hồng Bắc; phía Nam giáp với xã Nhâm và xã Hồng Thái; phía Bắc giáp với thị trấn A Lưới. Tổ chức bộ máy: Số lượng CB, CC được giao 21người, số lượng trước sáp nhập 21 người, gồm 10 CB, 11 CC.
e. Xã Bắc Sơn, huyện A Lưới:
Xã Bắc Sơn có diện tích tự nhiên là 10,34 km2, dân số là 1.242 người; Tổng diện tích: 10,34 km2, đạt tỷ lệ 20,68% ; Dân số: 1.242 người, đạt tỷ lệ 24,84%; Dân tộc: Tà ôi, Cơ Tu, Pa Kô; Loại đơn vị hành chính: Loại III.
Vị trí địa lý: Phía Đông giáp với thị trấn A Lưới và xã Hồng Quảng; phía Đông Nam giáp với xã Nhâm; phía Đông Bắc giáp xã Bắc Sơn, Hồng Kim; phía Tây giáp nước CHDCND Lào; phía Tây Bắc giáp xã Hồng Trung. Tổ chức bộ máy: Số lượng CB, CC được giao 19 người, số lượng trước sáp nhập 19, gồm 9 CB, 10 CC.
f. Xã Hương Giang, huyện Nam Đông:
Dân số: 1.512 người, đạt tỷ lệ 30,24%; Tổng diện tích: 7,64 km2, đạt tỷ lệ 15,28%; Loại đơn vị hành chính: Loại III.
Vị trí địa lý: Phía Đông Nam giáp xã Thượng Nhật; phía Đông Bắc giáp xã Hương Hòa; phía Tây, Tây Nam giáp xã Hương Hữu; phía Bắc giáp xã Hương Sơn. Tổ chức bộ máy: Số lượng CB, CC được giao 19 người, số lượng trước sáp nhập 17, gồm 7 CB, 10 CC.
j. Xã Vinh Phú, huyện Phú Vang:
Dân số: 3502 người, đạt tỷ lệ 43,77% ; Tổng diện tích: 7,37 km2, đạt tỷ lệ 24,56%; Loại đơn vị hành chính: Loại II.
Vị trí địa lý: Đông giáp phá Tam Giang; phía Tây giáp xã Vinh Thái; phía Nam giáp xã Vinh Hà; phía Bắc giáp Thị trấn Phú Đa, phá Tam Giang. Tổ chức bộ máy: Số lượng CB, CC được giao 23 người, số lượng trước sáp nhập 17, gồm 7 CB, 10 CC.
2.2. Sự cần thiết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Một là, tỉnh TT Huế là tỉnh khá đặc thù, vừa có đô thị, vừa có đồng bằng, có 2 huyện miền núi và 4 huyện có đầm phá, ven biển. Điều kiện tự nhiên đã tác động lớn đến phân chia ĐGHC trong thực hiện QLNN. Hai huyện miền núi có địa hình hiểm trở, sông suối, núi đồi chia cắt manh mún các làng, thôn, bản và các xã, tạo ra sự không cân đối về diện tích đất đai, dân cư… Địa bàn ven biển bị chia cắt bởi hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, làm cho phân chia ĐGHC phụ thuộc nhiều về yếu tố tự nhiên. Vì vậy, nhiều xã không đủ 50% tiêu chí, nhất là mật độ dân cư, diện tích tự nhiên, đòi hỏi phải nghiên cứu, sắp xếp lại theo tinh thần Nghị quyết Số 37 – NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị. Vì vậy, việc sắp xếp lại một số ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh TT Huế là cấp thiết.
Hai là, Tỉnh TT Huế có nhiều dân tộc thiểu số, tập trung ở hai huyện
Nam Đông, A Lưới và 4 huyện đồng bằng. Do đặc thù của lịch sử để lại, nhất là
thời kỳ chiến tranh và sự sắp xếp dân cư sau năm 1975 theo hướng xây dựng
các vùng kinh tế mới, đảm bảo dân sinh. Trong quá trình phát triển, xuất hiện
các hiện tượng di dân tự nhiên, ở những xã điều kiện phát triển kinh tế thuận
lợi thì thu hút, hội tụ dân cư; các vùng kinh tế khó khăn dân cư phân tán, di
đó tạo ra sự chênh lệch dân cư, điều kiện phát triển ở các xã khác nhau, đòi hỏi phải sắp xếp lại hợp lý hơn.
Ba là, Công cuộc CCHC đòi hỏi tăng cường QLNN theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, xây dựng chính phủ số, chuyển đổi mạnh của phương thức QLNN trên nền tảng công nghệ 4.0 và chính phủ điện tử. Điều kiện mới đặt ra cho tỉnh TT Huế yêu cầu nghiên cứu, sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã phù hợp, đáp ứng với xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong nền kinh tế hội nhập và thay đổi mạnh mẽ của công nghệ.
Bốn là, Xu hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập, với vị trí là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, hướng tới thực hiện mục tiêu tỉnh TT Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh TT Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đòi hỏi phải sắp xếp lại ĐGHC các huyện, các xã phù hợp hơn. Quá trình đó yêu cầu đẩy mạnh đô thị hóa các huyện, xã có điều kiện; quy hoạch, sắp xếp, phân bố lại các vùng dân cư, vùng canh tác theo hướng sản xuất hàng hóa và cung ứng dịch vụ ở trình độ cao. Điều trên đòi hỏi tỉnh TT Huế phải nghiên cứu, sắp xếp ĐVHC cấp xã phù hợp với điều kiện mới.
Năm là, yêu cầu đổi mới hệ thống chính trị trên nền tảng đổi mới kinh
tế và giữ vững định hướng XHCN đang đặt ra nhiệm vụ cấp thiết của chính quyền địa phương là sắp xếp, tinh gọn bộ máy, tinh giảm biên chế gắn liền với CCHC nhà nước. Kết luận số 64-KL/TW ngày 28/5/2013 của Hội nghị BCH Trung ương 7 khóa XI về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”; Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ CB, CC, VC; Chương trình hành động số 99/CTr -UBND ngày 28/5/2018 và số 100/CTr- UBND ngày 28/5/2018 của UBND tỉnh TT Huế về thực hiện Nghị
quyết số 18- NQ/TW và Nghị quyết số 19- NQ/TW ngày 25/10/2017 của BCH Trung ương Đảng (khóa XII) về tinh gọn bộ máy. Tuy nhiên, trong thực tiễn biên chế không giảm, bộ máy còn cồng kềnh, làm chi ngân sách nhà nước tăng. Việc này gây ra nhiều khó khăn trong công tác lập kế hoạch, quy hoạch, định hướng phát triển KT-XH tầm vĩ mô, làm cho không gian phát triển bị chia cắt, manh mún, phân tán các nguồn lực.
Để khắc phục tình trạng trên, tiếp tục xây dựng bộ máy tinh gọn, nâng cao chất lượng hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thúc đẩy KT-XH phát triển, Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 18- NQ/TW về sáp nhập bộ máy chính trị trong hệ thống chính trị các cấp. Đối chiếu với tiêu chuẩn quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 của UBTVQH thì các ĐVHC cấp xã chưa đạt 50% tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên, quy mô dân số phải thực hiện sắp xếp với các xã có liên quan đến việc sắp xếp ĐVHC của tỉnh TT Huế trong giai đoạn 2019-2021.
2.3. Công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã tại tỉnh Thừa Thiên Huế Đểkịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 834/NQ- kịp thời triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 834/NQ- UBTVQH14 ngày 17/12/2019 của UBTVQH về việc sắp xếp ĐVHC cấp xã thuộc tỉnh TT Huế (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 834/NQ- UBTVQH14 của UBTVQH); ngày 16/08/2019, UBND tỉnh TT Huế ban hành đề án số 196/ĐA-UBND sắp xếp ĐVHC cấp xã trên địa bàn tỉnh TT Huế giai đoạn 2019 – 2021(sau đây gọi tắt là Đề án số 196/ĐA- UBND, ngày 16/08/2019 của tỉnh TT Huế), tỉnh TT Huế tiến hành sáp nhập, sắp xếp ĐVHC cấp xã tập trung một số nội dung cơ bản sau:
2.3.1. Thể chế hóa và tuyên truyền, phổ biến chủ trương,chính sách thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã. chính sách thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã.
Thực hiện tinh thần CCHC, tinh giảm bộ máy, từng bước thực hiện Nghị quyết Số 37 – NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số
653/2019/UBTVQH14 của UBTVQH; Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ; Nghị quyết 834/NQ-UBTVQH14 năm 2019 của UBTVQH, tỉnh TT Huế đã từng bước thể chế hóa thành chủ trương, chính sách của địa phương để triển khai thực hiện. Ngày 16/8/2019, UBND tỉnh TT Huế ban hành Đề án số 196 /ĐA-UBND về sắp xếp các ĐVHC xã trên địa bàn tỉnh TT Huế giai đoạn 2019 -2021 để thực hiện với lộ trình cụ thể. Ngày 19/8/2019, HĐND tỉnh TT Huế ban hành Nghị quyết Số 13/2019/NQ-HĐND qui định chính sách hỗ trợ đối với CB, CC, VC, người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư do sắp xếp ĐVHC cấp xã và thực hiện Nghị định số 34/2019/NĐ-CP của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Số 13/2019/NQ-HĐND ngày 19/8/2019 của HĐND tỉnh TT Huế); ngày 14/7/2020 HĐND tỉnh TT Huế ban hành Nghị quyết Số 06/2019/NQ-HĐND Qui định chức danh, số lượng, mức phụ cấp, mức phụ cấp kiêm nhiệm đối với người hoạt động không chuyên trách trên địa bàn tỉnh TT Huế (sau đây gọi tắt là Nghị quyết Số 06/2019/NQ-HĐND ngày 14/7/2020 của HĐND tỉnh TT Huế). Để cụ thể hóa thêm, UBND tỉnh TT Huế có công văn số 1355/UBND- NV, ngày 18/02/2021 chỉ đạo UBND các huyện, thị xã và ngành chức năng