Mặc dù so với LTTHS năm 2003, LTTHS năm 2015 đã ghi nhận rất nhiều sự đổi mới về quyền của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi như: hoàn thiện các quy định liên quan đến việc đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi (mở rộng các quyền của người bào chữa; thay thế thủ tục cấp giấy chứng nhận bào chữa bằng thủ tục đăng ký bào chữa ...); hoàn thiện quy định về thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi: bổ sung nguyên tắc THTT, sửa đổi quy định về người THTT đối với vụ án mà người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, hoàn thiện quy định về việc xét xử đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi ... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề mà LTTHS năm 2015 vẫn chưa giải quyết được và cần phải được hoàn thiện trong thời gian tới nhằm đảm bảo tốt nhất cho quyền của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử VAHS.
3.2.1.1. Cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, trong đó quy định chi tiết các vấn đề liên quan đến bảo đảm quyền cho bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
Thông tư số 02/2018/TT-TANDTC ngày 21/9/2018 của TAND tối cao quy định chi tiết việc xét xử VAHS có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi thuộc th m quyền của Tòa gia đình và NCTN đã quy định tương đối cụ thể, chi tiết các vấn đề có liên quan đến công tác xét xử VAHS có bị cáo là người dưới 18 tuổi,
qua đó quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi được bảo đảm một cách tối đa trong giai đoạn xét xử VAHS.
Quyền bào chữa là một trong những quyền quan trọng nhất của người bị buộc tội nói là người dưới 18 tuổi nói riêng. Tuy nhiên, các quy định về quyền bào chữa của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi trong LTTHS năm 2015 còn khá chung chung, chưa thật sự cụ thể dẫn đến có những khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng. Do vậy, cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành nhằm quy định một cách cụ thể, chi tiết hơn về quyền bào chữa đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi. Trong đó, cần giải thích rõ các khái niệm về “quyền bào chữa”, “người đại diện”, “người bào chữa”... Đồng thời, cần có những hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện quyền bào chữa như: thủ tục khi người bào chữa gặp bị can; hướng dẫn về thủ tục đăng ký bào chữa theo hướng đơn giản hóa; quy định cho bị can có quyền được gặp gỡ riêng không hạn chế số lần và thời gian với luật sư bào chữa,... Như vậy, mới có thể có được sự tranh tụng bình đẳng giữa các chủ thể, hạn chế thấp nhất tình trạng oan sai, bảo đảm quyền con người, quyền công dân của bị can là người dưới 18 tuổi trong toàn bộ quá trình giải quyết VAHS nói chung, giai đoạn xét xử VAHS nói riêng.
Đồng thời, trong thời gian tới, các nhà làm luật cũng cần nghiên cứu, xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn quy định của Điều 322 LTTHS năm 2015 về một số vấn đề liên quan đến hoạt động tranh luận tại phiên tòa. Theo đó, cần có những quy định cụ thể, chi tiết, làm rõ trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa khi điều hành phiên tranh luận, đảm bảo việc Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện để kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác trình bày hết ý kiến để tranh luận về các vấn đề có liên quan đến vụ án mà không được giới hạn thời gian tranh luận. Như vậy mới góp phần tạo ra sự bình đẳng về địa vị pháp lý, tạo điều kiện để bị cáo và người bào chữa đưa ra được toàn bộ quan điểm, ý kiến đối đáp với Kiểm sát viên để chứng minh bị cáo vô tội hoặc có các tình tiết giảm nhẹ TNHS, đảm bảo quyền bào chữa được thực hiện một cách tối đa.
trong phần tranh luận tại phiên tòa. Theo đó, cần nghiên cứu để xây dựng các quy chế đảm bảo Hội đồng xét xử lắng nghe, ghi nhận đầy đủ ý kiến của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tranh luận tại phiên tòa để đánh giá một cách khách quan, toàn diện sự thật của vụ án, làm cơ sở để quyết định các vấn đề có liên quan đến vụ án. Việc gắn trách nhiệm của Hội đồng xét xử nhằm đảm bảo bản án được tuyên trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến tranh luận của Kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác. Qua đó hạn chế tình trạng “án bỏ túi” như hiện nay.
3.2.1.2. Sửa đổi, bổ sung một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 liên quan đến quyền bào chữa của bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự
Một là, sửa đổi quy định tại Điều 77 LTTHS năm 2015 về thay đổi hoặc từ chối người bào chữa. Cụ thể, khác với bị can, bị cáo là người trên 18 tuổi, có đầy đủ năng lực TNHS và họ có thể tự đưa ra quyết định cũng như tự bào chữa cho mình; do vậy, họ có quyền từ chối người bào chữa. Tuy nhiên, đối với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là những đối tượng đặc biệt, hạn chế về mặt nhận thức và cần được bảo vệ, nên sự tham gia của người bào chữa là thật sự cần thiết và cần phải có. Chính vì vậy, việc từ chối người bào chữa không nên đặt ra đối với những đối tượng này, nhằm đảm bảo tốt hơn cho quyền người bị buộc tội trong trường hợp này.
Do đó, tác giả đề xuất sửa đổi quy định tại Điều 77 LTTHS năm 2015 theo hướng như sau: “... 4. Đối với người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất, nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi thì việc từ chối người bào chữa sẽ do người đại diện hoặc người thân thích của họ thực hiện.”
Hai là, cần bổ sung quy định về trách nhiệm đối với người có th m quyền THTT có hành vi cản trở việc thực hiện quyền bào chữa của người bị buộc tội trong tố tụng hình sự nói chung và bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi nói riêng trong giai đoạn xét xử VAHS nói riêng.
Tác giả đề xuất bổ sung quy định tại Điều 71 LTTHS năm 2015 như sau:
“.... 3. Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có hành vi gây cản trở tới việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật”.
Việc bổ sung quy định này là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao trách nhiệm của người THTT trong việc tạo điều kiện cho người bị buộc tội nói chung, bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi nói riêng được thực hiện quyền bào chữa một cách tốt nhất.
3.2.1.3. Sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 423 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về trường hợp xét xử kín để bảo vệ bị cáo là người dưới 18 tuổi
Khoản 2 Điều 423 LTTHS năm 2015 quy định: “... 2. Trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín...”.
Tuy nhiên, LTTHS năm 2015 lại không có quy định giải thích cụ thể thế nào được xem là trường hợp đặc biệt cần phải bảo vệ bị cáo? Việc không quy định cụ thể này dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng, việc quyết định xét xử kín hay không phụ thuộc vào quyết định của Hội đồng xét xử. Trong khi đó, khoản 2 Điều 414 LTTHS năm 2015 quy định về nguyên tắc THTT đối với người dưới 18 tuổi có thể hiện: “... 2. Bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi...”.
Có thể thấy, quy định tại khoản 2 Điều 423 LTTHS năm 2015 chưa thật sự cụ thể, chi tiết, chưa thật sự phù hợp với nguyên tắc THTT đối với người dưới 18 tuổi.
Thực tế xét xử các VAHS có bị cáo là người dưới 18 tuổi hầu hết được tiến hành xét xử công khai, cho thấy vấn đề bảo vệ bí mật cá nhân đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi chưa được quan tâm đúng mức, có thể gây tổn thương đến tâm lý của các em.
Do đó, tác giả đề xuất sửa đổi khoản 2 Điều 423 LTTHS năm 2015 theo hướng: “... 2. Bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi được xét xử kín, trừ trường hợp ngoại lệ. Phần quyết định trong bản án được tuyên án công khai”.