Ảnh hưởng về kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 47 - 49)

Quan niệm về bảo đảm quyền con người và cả quyền công dân là các chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người, trước hết và chủ yếu là nhà nước, thực hiện các biện pháp về thể chế lập pháp, hành pháp, tư pháp, và về quản lý chính trị, KT - XH, văn hóa để hiện thực hóa các nguyên tắc, tiêu chu n về quyền con người trong hoạt động của nhà nước và các hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, đặc biệt trong các chương trình phát triển KT- XH, nhằm thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ, (bảo đảm) thực hiện và thúc đ y quyền con người trong thực tế.

Hiện nay, sự tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đến công tác bảo đảm quyền con người, trước tiên, diễn biến theo hướng tích cực, là: Cải thiện các điều kiện KT - XH để thúc đ y công tác bảo đảm và giải quyết vấn đề quyền con người; phát triển theo hướng đa dạng nhu cầu về quyền con người và thách thức mới đối với bảo đảm quyền con người; tạo ra những cơ hội thuận lợi để Việt Nam phát triển kinh tế nhanh và bền vững - điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền con người; góp phần làm thay đổi tư duy pháp lý về quyền con người; thúc đ y công tác bảo đảm quyền con người tiệm cận ngày càng toàn diện, sâu sắc hơn luật pháp, chu n mực và tập quán quốc tế; qua đó quyền con người

không chỉ được bảo đảm ở cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ quốc tế; bầu bạn trên thế giới hiểu được thành tựu về nhân quyền của Việt Nam; và các quốc gia phương Tây cũng buộc phải điều chỉnh thái độ, chính sách của họ đối với vấn đề quyền con người của Việt Nam, cơ bản theo hướng hợp tác.

Trong quá trình đổi mới, đồng thời có những tác động đan xen cả tiêu cực và tích cực đến thực hiện quyền con người, như: gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội, tiềm n những bất bình đẳng trong quá trình bảo đảm quyền con người; sự bộc lộ một cách đa dạng, có khi gay gắt, nhiều vấn đề cũ đồng thời xuất hiện những vấn đề mới liên quan đến công tác bảo đảm quyền con người (quyền sở hữu đất và bất động sản; bảo vệ quyền có việc làm và nghề nghiệp; bảo vệ quyền của người tiêu dùng; quyền về môi trường; quyền sở hữu trí tuệ; quyền của kiều dân nước ngoài định cư tại Việt Nam và Việt kiều; gia tăng vai trò của các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế trong việc giải quyết các vấn đề quyền con người; quyền của người đồng tính, ...). Sự tác động của biến động kinh tế, nhất là của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, đến tình hình KT- XH Việt Nam; sự tác động đa chiều của truyền thông và dư luận xã hội trong điều kiện tồn tại, phát triển các mạng xã hội; sự tác động của pháp luật và cơ chế nhân quyền quốc tế, khu vực đến công tác bảo đảm quyền con người, quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi, ... cũng tác động đến thực hiện quyền con người, thực hiện quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi.

Pháp luật TTHS đã quy định cụ thể các quyền của người dưới 18 tuổi khi bị xét xử và tuyên án, bao gồm: (i) Giam giữ chỉ là biện pháp cuối cùng và nếu có chỉ áp dụng trong một khoảng thời gian ngắn nhất; (ii) NCTN có quyền giữ im lặng và quyền được chuyển đến những dịch vụ hỗ trợ phù hợp; (iii) Người dưới 18 tuổi có quyền được bảo vệ khỏi sự đối xử và trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo, của các cơ quan chính quyền và các cơ quan khác; (iv) Người dưới 18 tuổi có quyền mong muốn rằng quyền tự quyết sẽ được sử dụng khi kết án, trong đó có các biện pháp thay thế; (v) p dụng xử lý theo hướng không giam giữ để tránh các thủ tục xét xử chính thức và chuyển sang các chương trình hoà nhập cộng đồng phù hợp.

Dựa trên những quy định của luật pháp quốc tế về người dưới 18 tuổi, các quốc gia trên thế giới cũng đã đưa ra các quy định về người dưới 18 tuổi nói chung, người người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng, các chế tài xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phù hợp với điều kiện KT – XH, văn hoá, phong tục, tập quán, pháp luật của mỗi nước.

Như vậy, các bảo đảm về chính trị, pháp lý và KT - XH là điều kiện cần nhưng chưa đủ để tạo ra một môi trường xã hội cho quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án được thực hiện mà cần phải có bảo đảm về mặt pháp luật là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án, đồng thời bảo đảm về mặt pháp lý có ý nghĩa trực tiếp trong việc thực hiện trên thực tế. Việc phân định các thành tố trong việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử vụ án chỉ là tương đối vì các bảo đảm đều thể hiện qua hình thức pháp lý.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 47 - 49)