2.3.2.1. Nhóm nguyên nhân khách quan Thứ nhất, nguyên nhân về lập pháp:
Một là, chậm ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng luật. LTTHS được thông qua ngày 27/11/2015 với những quy định tiến bộ, đảm bảo tốt hơn đối với quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, sau khi ộ luật có hiệu lực thì khá lâu sau đó thì các văn bản hướng dẫn thi hành, đặc biệt là những văn bản hướng dẫn việc thực hiện các quy định về đảm bảo quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi mới được ban hành.
Hai là, quy định của LTTHS hiện hành vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định. Mặc dù LTTHS 2015 có nhiều quy định tiến bộ nhằm khắc phục những hạn chế của LTTHS 2003 song các quy định này vẫn còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót, gây khó khăn cho việc thực thi quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi. Ví dụ, trong hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ: LTTHS 2015 đã khắc phục hạn chế của các quy định trước đây đó là quy định cho phép người bào chữa tiến hành thu thập chứng cứ, tài liệu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy hoạt động thu thập chứng cứ, tài liệu của người bào chữa hiện nay vẫn còn mang tính thụ động, nhất là trong việc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hỗ trợ, cung cấp các tài liệu, chứng cứ họ đang nắm giữ. ởi vì, pháp luật TTHS hiện nay chưa có quy định về trách nhiệm này cũng như các chế tài đối với hành vi cản trở hoặc cố tình che giấu, không cung cấp tài liệu, chứng cứ khi có yêu cầu. Hay tại điểm a khoản 1 Điều 73 của BLTTHS 2015 mới chỉ quy định chung chung quyền của người bào chữa là “Gặp, hỏi người bị buộc tội” nhưng chưa quy định rõ về trình tự, thủ tục và các vấn đề liên quan khác như: thời gian gặp, hình thức gặp (gặp riêng hay có sự giám sát), việc bảo đảm bí mật thông tin trao đổi giữa hai bên… Thông tư 46/2019/TT- CA quy định về
việc người bào chữa không bị hạn chế số lần cũng như thời gian của một lần gặp bị can đang bị tạm giam (Khoản 3 Điều 12). Tuy nhiên, cũng tại Thông tư này lại có quy định: Cơ quan đang quản lý người bị tạm giữ, bị can đang bị tạm giam có trách nhiệm thông báo cho Cơ quan đang thụ lý vụ án biết việc gặp của người bào chữa để cử người phối hợp với cơ sở giam giữ giám sát cuộc gặp nếu xét thấy cần thiết. Việc quy định nhưng không có giải thích như thế nào là trường hợp cần thiết phải giám sát nên đã dẫn đến tình trạng gây khó dễ cho việc gặp gỡ giữa người bào chữa và bị cáo đang bị tạm giam.
Thứ hai, về mối quan hệ giữa các cơ quan THTT. Mối quan hê phối hợp giữa các cơ quan THTT đặc biệt là VKSND và TAND trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mỗi ngành ở một số nơi còn chưa tốt, làm giảm hiệu lực, hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm và bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi nói riêng.
Thứ ba, cơ sở vật chất phần lớn đã xuống cấp, lạc hậu, không phù hợp với yêu cầu của công tác xét xử trong tình hình mới, kinh phí xét xử còn hạn chế, các phương tiện phục vụ cho hoạt động xét xử VAHS nói chung và VAHS có bị cáo là người dưới 18 tuổi nói riêng của TAND quận Nam Từ Liêm nhìn chung là chưa đáp ứng yêu cầu.
2.3.2.2. Nhóm nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, nhận thức về pháp luật nói chung, pháp luật TTHS nói riêng của bị cáo là người dưới 18 tuổi, người đại diện của bị cáo là người dưới 18 tuổi còn nhiều hạn chế. ị cáo và người đại diện của họ phần lớn đều là những người thiếu hiểu biết về pháp luật nói chung và pháp luật TTHS nói riêng. Như đã nêu ở phần thực trạng, bị cáo là người dưới 18 tuổi thường là những cá nhân có trình độ học vấn thấp, thiếu những kênh thông tin cần thiết về pháp luật, đặc biệt là pháp luật về TTHS nên phần lớn bị cáo đã không thể thực hiện được quyền bào chữa của mình hoặc nếu có thì cũng không được thực hiện một cách có hiệu quả.
Thứ hai, một bộ phận người bào chữa trong đó có người bào chữa cho bị can là người dưới 18 tuổi chưa làm hết trách nhiệm của mình khi tham gia tố tụng nhất
là trong trường hợp người bào chữa chỉ định đối với bị can là người dưới 18 tuổi. Một số Luật sư và người bào chữa khác chưa chịu tìm hiểu, cập nhật những quy định mới nhằm đảm bảo tốt hơn cho hoạt động bào chữa.
Thứ ba, nhận thức của người có th m quyền THTT trong đó có Kiểm sát viên, Th m phán và Hội th m nhân dân về hoạt động bào chữa, bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo là người dưới 18 tuổi chưa thật sự có nhiều thay đổi tích cực, vẫn còn hiện tượng kỳ thị, thiếu tôn trọng bị cáo là người dưới 18 tuổi. Trong khi đó pháp luật hình sự, TTHS ở nước ta còn có nhiều quy định bất cập, chưa hoàn toàn lợi cho bị cáo là người dưới 18 tuổi, mô hình TTHS vẫn nặng về th m vấn, nguyên tắc tranh tụng mặc dù đã được hiến định nhưng chưa tạo ra sự chuyển biến tích cực, sâu rộng từ trong nhận thức của Th m phán, Hội th m nhân dân và Kiểm sát viên, người bào chữa đến bảo vệ quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong hoạt động xét xử các VAHS.
Thứ tư, những người THTT trong VAHS nói chung và VAHS có bị cáo là người dưới 18 tuổi nói riêng còn thiếu về số lượng và chất lượng chưa thực sự đảm bảo. ên cạnh đó, với tình hình tội phạm trên địa bàn quận Nam Từ Liêm như hiện nay nhưng số lượng Th m phán rất hạn chế, do đó họ phải kiêm nhiệm rất nhiều vụ án chính vì vậy làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động xét xử, chưa có những Th m phán có nghiệp vụ xét xử đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi, chưa có kỹ năng nắm bắt, đánh giá tâm lý lứa tuổi của bị cáo từ đó làm cho các quyền và lợi ích khác của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử VAHS không được bảo đảm một cách tốt nhất.
Thứ năm, đội ngũ người bào chữa đặc biệt là đội ngũ luật sư hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu của cải cách tư pháp. Đội ngũ luật sư có tăng về số lượng song tỉ lệ luật sư trên tổng dân số hiện nay vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và thế giới. ên cạnh đó, chất lượng của đội ngũ Luật sư vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều luật sư thiếu kinh nghiệm trong hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ, hoạt động tranh luận, đưa ra các kiến nghị, yêu cầu tại phiên toà. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử VAHS.
Thứ sáu, năng lực trình độ của một bộ phận Th m phán, Hội th m nhân dân và Kiểm sát viên còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu; một số Th m phán, Hội th m nhân dân và Kiểm sát viên thiếu trách nhiệm, thiếu bản lĩnh, chưa nhận thức được đầy đủ, đúng đắn vi trí, vai trò, th m quyền của mình trong việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi ở giai đoạn xét xử VAHS.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 luận văn đã tập trung phân tích thực trạng tội phạm là người dưới 18 tuổi trên địa bàn quận Nam Từ Liêm giai đoạn 2016 - 2020 và đánh giá được những kết quả đạt được và những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử VAHS. Luận văn đã chỉ ra được nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc trong bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử VAHS, bao gồm 3 nhóm nguyên nhân chính: Nguyên nhân về mặt pháp luật; nguyên nhân về mặt nhận thức; nguyên nhân về con người. Những nguyên nhân này là cơ sở quan trọng để luận văn đề xuất các giải pháp ở chương 3.
Chƣơng 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN
HÌNH SỰ Ở TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI