Ảnh hưởng về pháp lý

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

Quốc hội có chức năng làm luật nhưng làm luật không ngoài mục đích để bảo vệ nhân quyền. Hay nói một cách khác, Quốc hội lập pháp dưới góc độ nhân quyền. Bắt đầu bằng việc soạn thảo, việc th m định, th m tra, tranh luận và biểu quyết thông qua đều phải dưới góc độ nhân quyền. Nhà triết học mở đầu cho thời kỳ

Khai sáng của Anh quốc J. Lokce đã nhắn nhủ các nhà lập pháp phải c n trọng vấn đề này, nếu không sẽ có thể đặt mình cũng như nhà nước của mình vào tình trạng của chiến tranh với nhân dân. Khi cơ quan lập pháp cố gắng nắm giữ cho chính mình hoặc đặt vào tay người khác một quyền lực tuyệt đối, đặt nó trên cuộc sống, tự do và điền sản của nhân dân thì họ đã đánh mất quyền lực mà nhân dân giao cho, quyền lực đó phải chuyển giao về cho nhân dân, là những người có quyền khôi phục quyền tự do nguyên thuỷ của mình, bằng việc thiết lập một cơ quan lập pháp mới Vì vậy, khi lập pháp, Quốc hội phải hết sức tránh việc làm luật dành riêng cho một tầng lớp, một hạng người, một cá nhân nào đó mà không nhằm vào mục đích phục vụ mọi người dân. Luật phải quy định cho tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp, tôn giáo, màu da, độ tuổi, giới tính, dân tộc, tài sản...

Sự áp dụng giới hạn quyền con người trên thực tế không đơn giản vì tính trừu tượng của quyền con người. Một loạt khái niệm trong lời văn của Tuyên ngôn Phổ quát về Quyền con người năm 1948 cần được giải thích rõ, như: “hạn chế do luật định”, “chính đáng”, “cần thiết”, “đạo đức”, “trật tự công cộng”, “nền an sinh chung”, “xã hội dân chủ”… Các mệnh đề chung giới hạn quyền, mặc dù được diễn đạt khác nhau trong các điều ước quốc tế và các hiến pháp, nhưng về cơ bản thể hiện ba triết lý:

Thứ nhất, sự hạn chế là đòi hỏi giải quyết sự xung đột giữa quyền của người này với quyền của người khác, cũng như với lợi ích chung của toàn xã hội;

Thứ hai, việc giới hạn quyền được thực hiện thông các quy phạm pháp luật dưới hiến pháp;

Thứ ba, sự hạn chế đòi hỏi đảm bảo tính cân xứng giữa quyền bị hạn chế với bảo vệ quyền của người khác và lợi ích chung. Tính cân xứng được đảm bảo cũng có nghĩa là biện pháp giới hạn quyền mang tính hợp hiến.

Việc tước quyền nào đó của người dân cũng như người dưới 18 tuổi phải theo thủ tục pháp lý chặt chẽ, chỉ cơ quan tư pháp - Tòa án mới có quyền tước bỏ. Bảo vệ quyền con người, quyền của người dưới 18 tuổi và vấn đề Tòa án bảo vệ công lý có sự liên quan mật thiết với nhau, không thể tách rời. Nếu không nâng cấp

tòa án trở thành nơi thực hiện quyền tư pháp bảo vệ công lý, thì những quy định về nhân quyền của Hiến pháp có nguy cơ trở thành những tuyên bố chung chung một cách hình thức, mà không có hiệu lực thực thi. Và ngược lại, nếu không quy định một cách rõ ràng quyền con người, quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong Hiến pháp thì Tòa án cũng không có phương hướng rõ rệt cho việc bảo vệ. Vì vậy, sẽ là không đầy đủ nếu chỉ phân tích quyền con người cùng những giá trị của nó mà lại không có sự phân tích tòa án có nghĩa vụ bảo vệ công lý.

Sau khi xem xét hết các văn bản pháp luật như Hiến pháp, Luật trẻ em, các văn kiện quốc tế nhằm bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội thì toà án là cơ quan cuối cùng và cũng là nơi cân nhắc áp dụng pháp luật để bảo đảm tính pháp lý trong phán quyết của mình.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)