phạm tội trong xét xử vụ án hình sự
1.1.2.1. Một số quyền cơ bản của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự
Trong xét xử VAHS, người dưới 18 tuổi phạm tội có quyền con người trong TTHS nói chung, đồng thời còn có những quyền đặc thù sau đây:
Một là, quyền được bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm
quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi.Người dưới 18 tuổi là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế, nguyên nhân và điều kiện dẫn đến NCTN phạm tội phần lớn do môi trường sống của họ, trong đó có một phần trách nhiệm lớn của gia đình và xã hội. Chính vì vậy, việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu là nhằm giáo dục họ ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội XHCN, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành người có ích cho xã hội. Nguyên tắc này phù hợp với Điều 40 Công ước Quốc tế về quyền trẻ em.
Hai là, quyền được bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi. Bảo vệ bí mật đời tư của người dưới 18 tuổi, nhất là người bị hại của các tội xâm phạm tình dục, buôn bán người,… là vấn đề hết sức quan trọng. Thực tế đã có nhiều địa phương chọn một số vụ án mà bị cáo là người dưới 18 tuổi để đưa ra xét xử lưu động. Việc chọn hình thức xét xử lưu động đối với những vụ án mà bị cáo là người thành niên sẽ có tác dụng tốt trong tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhưng đôi khi lại có ảnh hưởng tiêu cực đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi vì nó sẽ làm cho người dưới 18 tuổi càng thấy mặc cảm tội lỗi trước đám đông người dân tham dự phiên Toà. Việc mở phiên Toà xét xử bị cáo là người dưới 18 tuổi ở tại trụ sở của Toà án cũng để lại những dấu ấn tiêu cực khó xoá đối với người dưới 18 tuổi về mặt tâm lý vì phải đối diện với nhiều người mà có thể với các em là xa lạ.
Ba là, quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Ðoàn thanh niên, người có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt.
Người dưới 18 tuổi là trẻ em (theo quy định của Công ước quốc tế về quyền Trẻ em). Trẻ em là đối tượng cần được bảo vệ, cho dù đó là người đã phạm tội. Xuất phát từ tâm sinh lý chưa ổn định, nên việc các em tự mình tham gia các hoạt động tố tụng trong một VAHS sẽ bị các yếu tố chủ quan và khách quan tác động vào tâm lý dẫn đến việc giải quyết vụ án trong chừng mực nhất định sẽ không khách quan. Do vậy, việc bảo đảm sự có mặt của người đại diện trong các giai đoạn tố
tụng đối với các VAHS mà bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi là vô cùng cần thiết. Nguyên tắc này góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; là căn cứ pháp lý để các chủ thể bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng cho các em, đồng thời tạo tâm lý thoải mái, vững tin để các em tham gia vào quá trình xét xử hiệu quả.
Bốn là, quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi. Luật Trẻ em quy định: “Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻ em, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm” [33]. Từ quy định này có thể nhận thấy, đây là một nguyên tắc đã được Đảng và Nhà nước ta cụ thể hóa bằng quy định trong pháp luật hình sự, thể hiện chính sách và chủ trương tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân theo ghi nhận của Hiến pháp và Công ước quốc tế về quyền trẻ em. Từ góc độ tâm lý - xã hội, người dưới 18 tuổi phạm tội là đối tượng chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, chưa có sự hiểu biết sâu sắc về đời sống xã hội, nhưng các em cũng là một công dân được giáo dục trong môi trường xã hội phát triển nên các em cũng có nhu cầu, nguyện vọng, có chính kiến riêng của mình. Những nhu cầu, tự do, chính kiến cá nhân đó khi được chính bản thân các em thể hiện trong điều kiện rất đặc biệt này (khi là người phạm tội, bị Nhà nước xem xét và xét xử bằng VAHS) sẽ giúp cho các cơ quan THTT, những người tham gia tố tụng khác, các cơ quan, tổ chức, gia đình, người thân nhìn nhận lại các thức quản lý, sự quan tâm, các thức tổ chức tiến hành các hoạt động công vụ, hoạt động xét xử phù hợp hơn.
Năm là, quyền bào chữa, quyền được trợ giúp pháp lý của người dưới 18 tuổi. Quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi phạm tội trong VAHS có thể là tổng thể các quyền mà pháp luật quy định bị can, bị cáo có thể sử dụng nhằm bác bỏ một phần hay toàn bộ sự buộc tội hoặc trách nhiệm cho họ. Khác với những người tham gia tố tụng khác, người dưới 18 tuổi phạm tội là bị can, bị cáo tham gia tố tụng chịu sự buộc tội của cơ quan nhà nước có th m quyền. Việc buộc tội này thường gắn liền với việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế (hình phạt). Việc phải chịu TNHS mà thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử cho thấy không phải mọi trường hợp buộc tội đến với bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi phạm tội đều chính xác mà
vẫn còn có những trường hợp buộc tội oan. Do vậy, quyền bào chữa thuộc về người dưới 18 tuổi phạm tội là yêu cầu khách quan trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn.
Do đặc điểm về khả năng nhận thức, tâm sinh lý đặc thù người dưới 18 tuổi phạm tội, trong xét xử VAHS cần có sự quan tâm đặc biệt của xã hội, nhất là bảo vệ quyền và lợi ích của các em trước pháp luật, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 quy định trẻ em nói chung, người dưới 18 tuổi nói riêng là đối tượng được trợ giúp pháp lý. Hướng dẫn số 58 tại bản Các quy tắc và hướng dẫn của Liên hợp quốc về tiếp cận trợ giúp pháp lý trong hệ thống tư pháp hình sự đã chỉ ra việc trợ giúp pháp lý thân thiện với trẻ em. Theo đó, trợ giúp pháp lý thân thiện với trẻ em là việc cung cấp trợ giúp pháp lý cho trẻ em trong quá trình tố tụng hình sự, dân sự, hành chính mà mọi người có thể tiếp cận được, phù hợp với độ tuổi, đa ngành và có hiệu quả, và đáp ứng một loạt các nhu cầu pháp lý và xã hội đối mặt với trẻ em và thanh thiếu niên. Trợ giúp pháp lý thân thiện với trẻ em được thực hiện bởi các luật sư và những người không phải luật sư nhưng được đào tạo về pháp luật liên quan đến trẻ em và sự phát triển của trẻ em và vị thành niên và người có khả năng giao tiếp hiệu quả với trẻ em và người chăm sóc của trẻ.
Như vậy, quyền này cũng là một nguyên tắc thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật; đ y mạnh công tác thực thi pháp luật và bảo đảm quyền con người, đặc biệt là quyền được trợ giúp pháp lý từ nghĩa vụ thực thi của các cơ quan tố tụng, người THTT và người áp dụng pháp luật.
Sáu là, quyền được bảo đảm các nguyên tắc xử lý của BLHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Trong quá trình giải quyết VAHS có người dưới 18 tuổi tham gia, các cơ quan THTT phải bảo đảm các nguyên tắc xử lý của LHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Đây là cơ sở pháp lý để xác định trách nhiệm của những người THTT. Bên cạnh đó, nguyên tắc này còn thể hiện sự quan tâm, thận trọng của nhà nước trong các hoạt động có liên quan đến người dưới 18 tuổi, từ đó thể hiện rõ bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Bảy là, quyền được bảo đảm giải quyết nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi. Xuất phát từ chính sách hình sự đặc biệt đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi với mục đích xem xét, xử lý hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi nhằm tạo điều kiện tốt nhất để các em sửa chữa sai lầm, phấn đấu trở thành người có đức, có tài giúp ích cho xã hội. Vì vậy, khi giải quyết vụ án liên quan đến đối tượng này cần phải nhanh chóng, kịp thời tránh kéo dài sẽ tác động lớn đến tâm lý của các em và gây khó khăn trong việc tái hòa nhập cộng đồng của các em.
1.1.2.2. Đặc điểm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự
Một là, quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự là quyền con người của người dưới 18 tuổi phạm tội.
Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em xác định rõ: Trẻ em có nghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn [22]. Trong một số văn bản, khái niệm trẻ em được gọi là NCTN hoặc thanh, thiếu niên. Tuy nhiên, trong quan hệ với pháp luật và thực thi pháp luật, trẻ em thường được gọi là NCTN; đối với lĩnh vực hình sự, trẻ em phạm tội được giới hạn là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Chính vì vậy, trước đây Bộ luật hình sự năm 1999 gọi đó là người chưa thành niên phạm tội.
Trong VAHS nói chung, trong xét xử VAHS nói riêng, các chủ thể tiến hành tố tụng phải đảm bảo quyền của các đối tượng tham gia vụ án. Người dưới 18 tuổi phạm tội và bị cơ quan nhà nước có th m quyền xét xử trong VAHS là bị cáo. Điều này cho thấy, trong giai đoạn xét xử, người dưới 18 tuổi phạm tội có đầy đủ quyền của bị cáo nói chung. Đồng thời, chính sách hình sự nhân đạo của Đảng và Nhà nước ta đã được thể hiện trong pháp luật hình sự và TTHS, vì vậy, người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử VAHS còn có các quyền riêng, chỉ dành cho nhóm đối tượng này. Trong đó quy định thủ tục tố tụng đối với vụ án mà người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người dưới 18 tuổi. Các quy định này xuất phát từ đối tượng cần được bảo vệ đặc biệt đó là người dưới 18 tuổi phạm tội.
Các quy định về thủ tục đặc biệt dành cho người dưới 18 tuổi phạm tội là căn cứ pháp lý quan trọng nhằm bảo đảm rằng, người dưới 18 tuổi phạm tội được đối xử theo cách thức phù hợp với đặc điểm về tâm, sinh lý và xã hội của nhóm đối tượng này; đồng thời cũng đảm bảo rằng quyền con người của các em được tôn trọng, bảo vệ ngay cả khi vì những lý do khách quan, chủ quan nào đó, các em đã xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảo vệ và bị xét xử.
Hai là, quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử VAHS được bảo đảm thực thi bằng thiết chế nhà nước.
Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định, bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của các nhóm đối tượng trong đó có người dưới 18 tuổi phạm tội là mục tiêu của chế độ XHCN, là bản chất của xã hội ta.
Tòa án nhân dân và VKSND đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và thúc đ y quyền con người, đặc biệt là khía cạnh bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội. Ở phương diện rộng, TAND, VKSND là những nhân tố quan trọng của cơ chế bảo đảm quyền con người nói chung, quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng. Từ góc độ tư pháp, các cơ quan này cũng xây dựng những cơ chế bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội thông qua chức năng của mình. Trong bộ máy nhà nước ta, vị trí của TAND được thể hiện tại Điều 102 của Hiến pháp: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” [29]. TAND là cơ quan duy nhất được Hiến pháp và pháp luật trao chức năng xét xử. TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong VAHS có người dưới 18 tuổi phạm tội, TAND nhân danh nhà nước đưa ra các phán quyết để quyết định trực tiếp tới sinh mệnh, chính trị, kinh tế của các đối tượng này, do đó, đóng vai trò vô cùng quan trọng và trực tiếp trong việc bảo đảm các quy định về quyền con người của họ không bị xâm phạm. Vì vậy, để việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền con người trong xét xử hình sự nói chung và bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng, trong hoạt động xét xử của mình, tòa án phải tuân theo những nguyên tắc nhất
định mà hầu hết được quy định cụ thể trong Hiến pháp và pháp luật. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà việc thực hiện các nguyên tắc đó chưa thống nhất, có nguyên tắc không được thực hiện hay thực hiện không đúng dẫn đến nhiều phiên tòa không đạt được mục đích.
Viện kiểm sát là cơ quan THTT hình sự, thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong TTHS, có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ pháp luật, pháp chế, bảo vệ quyền con người nói chung. Việc bảo vệ quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử VAHS của VKSND trong TTHS được thể hiện trên phương diện là bảo đảm các quyền của các đối tượng này không bị pháp luật tước bỏ, mà được tôn trọng, được bảo vệ.
Ngoài TAND, VKSND, theo Hiến pháp, các thiết chế nhà nước có nghĩa vụ bảo đảm quyền con người còn bao gồm: Quốc hội; Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và chính quyền địa phương các cấp. Thông qua việc đổi mới các hoạt động của Quốc hội, các chương trình cải cách hành chính, việc bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội ngày càng được mở rộng và nâng cao.
Ba là, quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự được quy định chủ yếu trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật hình sự, tố tụng hình sự.
Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Một nhà nước mà ở đó, quyền con người được tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, mà được ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật, và được bảo vệ trong thực tế. Quyền con người là một giá trị thiêng liêng bất khả xâm phạm, nó thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có cả hoạt động xét xử các VAHS. Không phổ biến, không rộng lớn, không diễn ra hàng ngày hàng giờ như các lĩnh vực hành chính, kinh tế, môi trường…, nhưng có thể nói quyền con người, quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong TTHS là quyền dễ bị xâm phạm và bị tổn thương nhất và hậu quả để lại cũng nghiêm trọng