Ảnh hưởng về chính trị

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 44 - 45)

Hiện nay các quốc gia trên thế giới đã xây dựng nhiều văn bản pháp luật bảo vệ các quyền của con người, đặc biệt là đối với người dưới 18 tuổi, trong đó phải kể đến các văn kiện quốc tế dành riêng cho NCTN như Công ước về quyền trẻ em; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở NCTN (gọi tắt là Hướng dẫn Riyadh); Quy tắc tiêu chu n tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với NCTN (gọi tắt là Quy tắc ắc Kinh); Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do. Các văn kiện pháp lý này đã tạo ra những chu n mực tối thiểu nhằm bảo đảm các quyền của NCTN khi vi phạm pháp luật. Các văn bản này đã đưa ra các nguyên tắc về tư pháp thân thiện với trẻ em.

Việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm. Trong mọi hoạt động của cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân có liên quan đến trẻ em thì lợi ích của trẻ em được quan tâm hàng đầu, đây là nguyên tắc xuyên suốt trong chính sách, pháp luật của Việt Nam đối với trẻ em. Quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được thể hiện rất đầy đủ trong BLHS, BLTTHS và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ các em sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.

Có thể khẳng định, dưới chế độ XHCN, con người và vấn đề bảo đảm quyền con người là trung tâm của mọi hoạt động xã hội. Quan điểm xuyên suốt thể hiện

trong đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam là luôn coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước, trong đó trẻ em, người dưới 18 tuổi được ví như măng non, là nguồn hạnh phúc của gia đình, tương lai của dân tộc, chủ nhân kế tục sự nghiệp phát triển đất nước. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã nhấn mạnh đến việc cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập của thanh niên, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em… Đối với người dưới 18 tuổi nói chung, người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng, quan điểm của Nhà nước ta là bảo vệ, chăm sóc và giáo dục nhằm giúp họ phát triển về thể chất lẫn tinh thần một cách tốt nhất. Điều 37 Hiến pháp nước năm 2013 xác định: Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em [29]. Hiện thực hóa tinh thần này, Điều 5, Luật trẻ em quy định: Không phân biệt đối xử với trẻ em. Bảo đảm lợi ích tốt nhất của trẻ em trong các quyết định liên quan đến trẻ em. Tôn trọng, lắng nghe, xem xét, phản hồi ý kiến, nguyện vọng của trẻ em... [33].

Trên bình diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta, thì Hiến pháp và pháp luật luôn coi người dưới 18 tuổi là đối tượng cần bảo vệ, chăm sóc và quan tâm đặc biệt đối với cả hai trường hợp, khi họ là chủ thể của tội phạm cũng như khi họ là nạn nhân của tội phạm. Nhận thức này đã được thể chế hóa trong các quy định của pháp luật hình sự, pháp luật TTHS, pháp luật thi hành án hình sự cũng như pháp luật về phòng ngừa tội phạm. Đây chính là cơ sở pháp lý cho việc tiến hành các hoạt động truy cứu TNHS đối với người dưới 18 tuổi phạm tội, đảm bảo phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm, phát hiện chính xác, nhanh chóng và xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, không để lọt tội phạm, không làm oan người vô tội và giáo dục cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)