Quy định về xét xử vụ án hình sự của người dưới 18 tuổi phạm tội ở

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 53 - 58)

một số quốc gia trên thế giới

Ở Thái Lan, ngày 28/01/1952, Thái Lan đã thành lập Toà án NCTN trung ương. Mục đích của việc thành lập Toà án này là dành cho trẻ em và những NCTN dưới 18 tuổi một biện pháp xử lý đặc biệt khi họ vi phạm pháp luật hình sự. Tuy nhiên, th m quyền của Toà án NCTN còn được phép giải quyết một số trường hợp tranh chấp gia đình liên quan tới hạnh phúc và lợi ích của trẻ em và NCTN.

Theo Điều 72 LHS Thái Lan, trẻ em dưới 7 tuổi phạm tội không bị trừng phạt gì cả vì điều này do luật pháp cho rằng trẻ em độ tuổi này không thể chịu trách nhiệm. Trẻ em từ 7 đến 14 tuổi nếu phạm tội cũng bị xét xử và có thể chịu hình phạt tù nhưng Toà án sẽ quyết định biện pháp xử lý đặc biệt bằng cách đưa vào một

trường cải tạo hoặc gửi trẻ em đó cho một người hay một cơ quan nào mà Toà án thấy có khả năng thích hợp với việc cải tạo, giáo dục trẻ em đó (Điều 74 LHS Thái Lan). NCTN từ 14 đến 17 tuổi có thể bị phạt và được hưởng hình phạt đặc biệt. Trong trường hợp ở độ tuổi này, trước khi xét xử, tuyên án, Toà án bao giờ cũng xem xét kỹ hoàn cảnh, nhân thân và môi trường của người đó (Điều 75 LHS Thái Lan). NCTN bị bắt phải được đưa ngay tới trại giam giữ trong vòng 24 giờ và trong vòng 30 ngày tạm giữ, công tố viên phải hoàn thành thủ tục và đưa ra xét xử tại Toà án NCTN (Điều 50 và 51 Luật tổ chức Toà án NCTN và gia đình 1991). Trong quá trình giam giữ NCTN vẫn được chăm sóc và bảo vệ tốt. Hội đồng xét xử NCTN phạm tội gồm 2 th m phán chuyên nghiệp, 2 hội th m nhân dân và bắt buộc một trong hai hội th m phải có 1 là nữ. Phiên toà xét xử NCTN phải được xử kín, trong đó phải có mặt người bào chữa, cha mẹ hoặc người giám hộ. Thủ tục tố tụng của Toà án NCTN cũng đòi hỏi phải có cán bộ chuyên sâu hơn như các nhà tâm lý, y tế, giám sát, công tác xã hội. Mục đích tố tụng với NCTN là tạo cho họ một cơ hội để sửa chữa, thay đổi hành vi và mong muốn sau cùng là giúp họ trở thành những công dân tốt cho xã hội chứ không nhằm vào mục đích xử phạt các em như xử phạt người lớn.

Ở Nhật ản, có Luật NCTN, nhưng phân cho Toà NCTN của Toà án gia đình giải quyết các vụ việc liên quan đến người dưới 20 tuổi. Mục đích của Luật NCTN là không trừng phạt những NCTN phạm tội mà “giúp đỡ cho họ phát triển tốt, tiến hành những biện pháp bảo vệ để thay đổi tính cách của NCTN phạm tội và tạo ra một môi trường giáo dục để điều chỉnh NCTN đã chót mắc phải sai lầm”. LTTHS của Nhật ản quy định việc điều tra thuộc chức năng của cảnh sát và cơ quan công tố. Nếu Toà án xét thấy cần có biện pháp chăm sóc, bảo vệ thì th m phán ra quyết định đưa bị can, bị cáo vào trại giam chờ ngày xét xử. Thời hạn tạm giam không quá 4 tuần. Trong thời gian 4 tuần, Toà án phải hoàn tất những thủ tục cần thiết để đưa ra xét xử. Ở Nhật ản không có thủ tục riêng cho việc truy tố và xét xử NCTN. Theo Luật NCTN, thì công tố viên không có quyền tham gia xét xử tại các Toà án gia đình. Tuy nhiên, th m phán có thể cho phép công tố viên tham dự và khi cần thiết có thể yêu cầu công tố viên tiến hành điều tra thêm.

Luật NCTN của Nhật ản cho phép NCTN khi bị đưa ra xét xử tại Toà án gia đình được có một hoặc hai người đại diện. Người đại diện không phải là luật sư bào chữa như trong phiên toà xét xử người đã thành niên. Người đại diện này không nhất thiết phải là luật sư, có thể là giáo viên hoặc người làm công tác xã hội … Luật không quy định chi tiết các bước tiếp theo cần tiến hành như thế nào mà chỉ đưa ra chung chung rằng Toà án gia đình phải tiến hành xét xử trên cơ sở “chân tình, có lợi” cho NCTN và “cần có mọi cố gắng để bảo vệ cho được những thuộc tính cao đẹp nhất của NCTN và để cho NCTN có niềm tin” và việc xét xử cần tiến hành công khai.

Ở Hà Lan, lịch sử phát triển của chế tài áp dụng đối với NCTN trong Luật hình sự của Hà Lan đã góp phần tích cực vào việc hoàn thiện ngành luật hình sự của Hà Lan. Từ những yêu cầu thực tế của các cơ quan chức năng, cùng với những biến đổi của xã hội, việc nghiên cứu để tìm ra những chế tài thay thế là quan trọng và cần thiết. Khi NCTN phạm tội, người ta cân nhắc và áp dụng các chế tài thay thế, chỉ được phép tiến hành theo thủ tục tố tụng hình sự khi không còn cơ hội nào để có thể áp dụng chế tài thay thế. Trong vòng 10 năm qua, chế tài thay thế đã được áp dụng thường xuyên hơn đối với những vụ việc liên quan tới NCTN. Các chế tài thay thế áp dụng đối với NCTN không chỉ thay thế hình phạt tù mà còn thay thế cả những hình phạt truyền thống đang tồn tại như hình phạt tiền hay án treo. Có hai loại chế tài thay thế khác nhau được áp dụng với NCTN, đó là các dự án công tác (dịch vụ của cộng đồng đối với NCTN) và các dự án đào tạo.

Mục tiêu chung của các chế tài thay thế là tăng cường hệ thống giáo dục và hệ thống quản lý xét xử NCTN mà hệ thống này sẽ giúp cho các em hạn chế được tái phạm. Một mặt các chế tài thay thế hạn chế được việc áp dụng những chế tài truyền thống. ởi lẽ, việc bỏ tù hay tống giam không đem lại sự thay đổi hành vi của các em theo hướng tốt nếu không muốn nói là có tác động ngược lại do sự tách biệt tạm thời môi trường tốt của gia đình, nhà trường và xã hội. Mặt khác, chế tài thay thế còn góp một phần tích cực vào hệ thống giáo dục cải tạo đối với NCTN bởi những nguyên tắc cụ thể đã được chú trọng tới trong quá trình giáo dục cải tạo của

từng đối tượng vi phạm. Chính bản thân các em, về nguyên tắc phải chịu trách nhiệm cá nhân đối với những hành vi của mình và cũng chính các em phải thực hiện những nhiệm vụ cụ thể đem lại lợi ích không chỉ cho riêng mình mà còn mang lại lợi ích cho người khác. Các thủ tục hình sự chỉ được phép tiến hành áp dụng khi không còn cơ hội nào để có thể áp dụng chế tài thay thế. Các chế tài thay thế có thể áp dụng thay thế cho tất cả các loại tội phạm do NCTN gây ra… và có thể áp dụng với bất cứ đối tượng NCTN nào vi phạm (từ vi phạm lần đầu hay tái phạm cho đến tội phạm là nam hay nữ…)

Tiểu kết chƣơng 1

Để bảo đảm quyền cho bị cáo nói chung và bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử VAHS đã có những quy định cụ thể. Chương 1 của luận văn, tác giả đã phân tích các khái niệm, đặc điểm cũng như các nội dung bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi theo các tiêu chí khác nhau như: ảo đảm về mặt chính trị, bảo đảm về mặt pháp lý và bảo đảm về mặt KT - XH. Đồng thời luận văn cũng đã đưa ra các quy định trong pháp luật quốc tế và một số quốc gia về bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử VAHS.

Việc nghiên cứu một cách có hệ thống tất cả những vấn đề lý luận có liên quan đến quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử VAHS là rất cần thiết, tạo cơ sở cho việc phân tích thực trạng, thực tiễn của việc bảo đảm quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trên thực tế ở Chương 2 và chương 3 của luận văn.

Chƣơng 2

THỰC TIỄN BẢO ĐẢM QUYỀN CỦA NGƢỜI DƢỚI 18 TUỔI PHẠM TỘI TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở

TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 53 - 58)