Bên cạnh những ưu điểm nói trên qua hoạt động xét xử tại TAND quận Nam Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, việc đảm bảo quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi vẫn còn những hạn chế, bất cập không chỉ ở các cơ quan THTT mà còn ở các cơ
Thứ nhất, trong một số phiên tòa có bị cáo là người dưới 18 tuổi, hoạt động tranh tụng chưa thực sự có sự biến chuyển về chất lượng theo những chủ trương cải cách tư pháp. Pháp luật đã trao cho các bị cáo nói chung và bị cáo là người dưới 18 tuổi quyền chủ động, tích cực tham gia phiên tòa, sử dụng pháp luật về bảo vệ quyền lợi cho mình. Việc tranh luận giữa luật sư và Kiểm sát viên còn nhiều hạn chế, có trường hợp khi đối đáp, ví dụ tại vụ án: Bị cáo Trần Văn Nam bị VKSND trúy tố theo Cáo trạng số 31/CT-VKS ngày 21/01/2017 về tội “Cướp giật tài sản” được xét xử ngày 16/2/2017 theo đó VKSND chỉ cho rằng tranh luận của luật sư là không có căn cứ nên đề nghị hội đồng xét xử không chấp nhận; có trường hợp đại diện VKSND không chịu đối đáp tranh luận, ví dụ tại vụ án: Bị cáo Đoàn Hoàng Điệp bị VKSND quận Nam Từ Liêm truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo cáo trạng số 179/CT-VKSNTL ngày 03/7/2019 được xét xử ngày 29/7/2019, không ít những Kiểm sát viên khi được luật sư đề nghị tranh luận tại phiên tòa về các chứng cứ gỡ tội mà luật sư đưa ra để bào chữa cho bị cáo nhưng Kiểm sát viên không đủ lý lẽ để đối đáp với luật sư nên chỉ nói một câu “vẫn giữ nguyên ý kiến” như trọng vụ án Bị cáo Nguyễn Thị Thùy Linh bị VKSND truy tố theo Cáo trạng số 02/CT- VKSNTL ngày 29/11/2018 về tội “Trộm cắp tài sản” được xét xử ngày 19/12/2018; và trong nhiều trường hợp, chủ tọa phiên tòa cắt ngang lời luật sư khi luật sư đang trình bày đúng trọng tâm vụ án như phiên tòa xét xử bị cáo Hoàng Đức Dương, Kiều Thành Long bị truy tố về tội “Cướp tài sản” được xét xử ngày 22/12/2017 tại bản án số 190/2017/HSST; đặc biệt nội dung tranh tụng của luật sư chỉ được ghi nhận chung chung, chưa phản ánh chân thực ý kiến của họ trong bản án.
Bên cạnh đó, trong một số vụ án còn đang tồn tại tình trạng Hội đồng xét xử không chú ý lắng nghe ý kiến của luật sư, tiếng nói của bị cáo. Nguyên tắc suy đoán vô tội chưa trong một số VAHS có bị cáo là người dưới 18 tuổi chưa được vận dụng triệt để, cụ thể tại phiên tòa việc xét hỏi của Th m phán chỉ nhằm buộc tội bị can phải xác nhận những lời mà họ đã khai ở CQĐT mà chưa có những câu hỏi để làm sáng tỏ vụ án một cách khách quan;… Điều này phần nào làm hạn chế quyền của bị cáo là người dưới 18 tuổi trong giai đoạn xét xử VAHS.
Thứ hai, hoạt động đánh giá tình tiết, tài liệu, chứng cứ trong vụ án một cách khách quan, toàn diện là yêu cầu bắt buộc trong giai đoạn xét xử VAHS, trên cơ sở đó Hội đồng xét xử ra phán quyết đúng người, đúng tội. Tuy nhiên, thực tế có vụ án Hội đồng xét xử đánh giá chưa đầy đủ các chứng cứ, tài liệu có trong hồ sơ vụ án, do đó tuyên phạt bị cáo ở mức hình phạt cao hơn so với đề nghị của VKSND. Trong một số vụ án, HĐXX chưa xem xét hết vai trò và trách nhiệm của từng bị cáo do đó tuyên án với hình phạt quá cao đối với bị cáo giữ vai trò thứ yếu, ví dụ tại vụ án: Bị cáo Đoàn Hoàng Điệp bị VKSND quận Nam Từ Liêm truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” theo cáo trạng số 179/CT-VKSNTL ngày 03/7/2019 được xét xử ngày 29/7/2019 sau đó bị cáo đã tiến hành kháng cáo, bản án sơ th m tuyên bị cáo 06 năm tù và bản án phúc th m đã giảm xuống còn 05 năm tù.
Thứ ba, tại phiên tòa Luật sư chưa phát huy hết vai trò của mình nên quyền của bị cáo chưa thật sự được đảm bảo. Không ít trường hợp Luật sư do Tòa án chỉ định theo quy định của pháp luật họ thường thực hiện vai trò bào chữa chỉ là nghĩa vụ mà chưa phát huy hết khả năng và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được bào chữa. Vẫn còn tình trạng một số Luật sư chưa thực hiện đúng nghĩa vụ của Người bào chữa theo quy định của BLTTHS, chỉ tập trung vào chứng cứ chứng minh theo hướng nhẹ tội cho bị cáo, thậm chí theo hướng bị cáo không có tội, nên việc đưa ra các chứng cứ, lập luận không khách quan, không có căn cứ pháp luật, cách đặt câu hỏi thường mớm cho bị cáo khai. Rất ít Luật sư đưa ra những tài liệu, chứng cứ có tính thuyết phục để bảo vệ có hiệu quả cho thân chủ của mình. Đa số các Luật sư mới chỉ dựa vào hồ sơ vụ án và tìm ra trong đó những tình tiết giảm nhẹ TNHS cho bị cáo. Còn không ít trường hợp Luật sư không nhất quán trong quan điểm bào chữa, viện dẫn những điều luật đã lạc hậu, những văn bản đã bị bãi bỏ hoặc bổ sung, sửa đổi, ví dụ tại vụ án: Bị cáo Trương Văn Lương bị VKSND quận Nam Từ Liêm truy tố về tội “Trôm cắp tài sản” theo cáo trạng số 46/CT-VKSNTL ngày 29/01/2018 được xét xử ngày 28/02/2018, tại phiên tòa Luật sư đã trích dẫn quy định của LHS năm 1999 dù LHS số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018.
Thứ tư, việc bố trí phòng xử án. Đối với những vụ án có người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi cần phải tổ chức theo mô hình “Phòng xử án thân thiện” nhằm tác động tốt tới tâm lý người dưới 18 tuổi, tránh làm họ hoảng sợ từ đó việc khai báo sẽ chính xác hơn, góp phần bảo đảm chất lượng xét xử vụ án của Tòa án được nâng cao.
Tuy nhiên, trên thực tế mặc dù hiểu được bản chất và sự cần thiết của “phòng xử án thân thiện” nhưng do một số điều kiện khách quan về cơ sở vật chất hiện tại TAND quận Nam Từ Liêm chưa có phòng xử án riêng đối với vụ án có người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi mà xét xử chung cùng phòng xét xử các VAHS khác nên khi có các vụ án xét xử có người tham gia tố tụng dưới 18 tuổi việc xắp xếp lại phòng xử án mất thời gian và về cơ bản chưa đảm bảo về mặt hình thức theo quy định của pháp luật.
Thứ năm, sự phối hợp giữa các cơ quan THTT. Trên thực tế, TAND, CQĐT và VKSND quận Nam Từ Liêm trong quá trình tố tụng có áp dụng một số thủ tục tố tụng thân thiện đối với bị cáo là người dưới 18 tuổi, đồng thời đã phối hợp tạo điều kiện, cung cấp những thông tin cần thiết về quá trình tố tụng, về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ cho bị cáo là người dưới 18 tuổi và người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia tố tụng, bảo vệ tốt nhất cho bị cáo là người dưới 18 tuổi.
Tuy nhiên, công tác tổ chức lực lượng và mối quan hệ phối hợp trong hoạt động tố tụng nói chung và xét xử người dưới 18 tuổi ở quận Nam Từ Liêm vẫn còn những hạn chế, chưa chuyên trách, chưa thường xuyên. Chất lượng, năng lực, trình độ của người THTT trực tiếp giải quyết VAHS có bị cáo là người dưới 18 tuổi còn chưa cao, trong khi đó công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, tâm lý, giáo dục và kỹ năng hỏi và tiếp xúc với người dưới 18 tuổi cho đến nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, với biên chế gồm: 01 Chánh án; 02 Phó chánh án; 13 th m phán; 14 thư ký và 05 cán bộ tòa án nhưng đến nay số th m phán được bồi dưỡng để xét xử các vụ án về người dưới 18 tuổi chỉ chiếm khoảng 60%. Trong hoạt động giải quyết VAHS có bị cáo là người dưới 18 tuổi, việc phân công người THTT trực tiếp giải quyết vụ án cũng chưa theo hướng chuyên sâu trên cơ
sở đặc điểm tâm lý, pháp lý của đối tượng là bị cáo dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, đội ngũ Th m phán, Thư ký của TAND quận Nam Từ Liêm hiện nay bị áp lực rất lớn do công việc quá tải dẫn đến chất lượng xét xử các vụ án có bị cáo là người dưới 18 tuổi đạt hiệu quả chưa cao.