Một số quy định trong các văn kiện pháp lý quốc tế về bảo đảm quyền

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 49 - 53)

quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử hình sự

Hiện nay các quốc gia trên thế giới đã xây dựng nhiều văn bản pháp luật bảo vệ các quyền của con người, đặc biệt là đối với NCTN phạm tội, trong đó phải kể đến các văn kiện quốc tế dành riêng cho đối tượng này, như Công ước về quyền trẻ em; Hướng dẫn của Liên hợp quốc về phòng ngừa phạm pháp ở NCTN (gọi tắt là Hướng dẫn Riyadh); Quy tắc tiêu chu n tối thiểu của Liên hợp quốc về áp dụng pháp luật với NCTN (gọi tắt là Quy tắc Bắc Kinh); Quy tắc của Liên hợp quốc về bảo vệ NCTN bị tước quyền tự do. Các văn kiện pháp lý này đã tạo ra những chu n mực tối thiểu nhằm bảo đảm các quyền của NCTN khi vi phạm pháp luật. Các văn bản đã chỉ ra các nguyên tắc về tư pháp thân thiện với trẻ em gồm:

- Nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em. Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất đối với hệ thống tư pháp thân thiện với NCTN là: trong mọi hoạt động liên quan tới trẻ em, dù được thực hiện bởi các cơ quan phúc lợi xã hội của nhà

nước hay tư nhân, bởi tòa án, các nhà chức trách hành chính hay cơ quan pháp luật, thì lợi ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu. Quy tắc ắc Kinh cũng nêu rõ nguyên tắc này thông qua việc quy định: Các thủ tục tố tụng phải nhằm bảo đảm những lợi ích cao nhất của NCTN và được tiến hành trong một bầu không khí hiểu biết, cho phép NCTN được tham gia và tự do bày tỏ ý kiến.

- Nguyên tắc không phân biệt đối xử. Nguyên tắc không phân biệt đối xử trong hệ thống tư pháp NCTN có ý nghĩa trong việc áp dụng các thủ tục đối với NCTN vi phạm pháp luật. Nguyên tắc này đòi hỏi việc áp dụng thủ tục tư pháp đối với trẻ em phải bình đẳng, không có sự phân biệt dựa trên bất cứ yếu tố nào: chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo, ngôn ngữ, địa vị xuất thân… Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 2 Công ước quốc tế về quyền trẻ em.

Nguyên tắc này cũng được nghi nhận trong Quy tắc ắc Kinh. Theo đó, các Quy tắc tiêu chu n tối thiểu phải được áp dụng một cách không thiên vị đối với người phạm tội chưa thành niên, không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, quan điểm chính trị hoặc các quan điểm khác, nguồn gốc xã hội hoặc dân tộc, tài sản, dòng dõi hoặc các mối tương quan khác.

- Nguyên tắc về hệ thống tư pháp riêng cho trẻ em. Điều 40 Công ước quốc tế về quyền trẻ em yêu cầu các quốc gia phải thúc đ y việc hình thành các đạo luật quy định trình tự thủ tục, các cơ quan và tổ chức riêng cho trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay thừa nhận là đã vi phạm pháp luật hình sự. Một số nguyên tắc bảo đảm quyền của NCTN vi phạm pháp luật cũng được đề cập như nguyên tắc giả định vô tội cho tới khi chứng minh đã phạm tội theo pháp luật, được giúp đỡ về pháp lý hoặc những giúp đỡ thích hợp khác để chu n bị và trình bày sự bảo vệ của mình… ình luận chung số 10 của Công ước cũng khuyến nghị việc thiết lập tòa án NCTN với tư cách là một thiết chế độc lập hoặc như là một phần của hệ thống tòa án hiện có.

Đặc biệt, Công ước đã yêu cầu các quốc gia thúc đ y việc tăng cường áp dụng các biện pháp xử lý NCTN vi phạm pháp luật hình sự mà không phải áp dụng thủ tục tố tụng (tăng cường áp dụng “xử lý chuyển hướng”), đề ra các biện pháp để xử lý những NCTN phạm tội như thế mà không phải sử dụng đến những quá trình

tố tụng của việc xét xử, miễn là các quyền con người và những điều kiện bảo vệ về pháp lý được tôn trọng đầy đủ trong bất kỳ khi nào thấy thích hợp và cần phải làm.

- Nguyên tắc cán bộ thực hành tư pháp đối với trẻ em. Công ước quốc tế về quyền trẻ em ( ình luận chung số 10, đoạn 97) khuyến nghị các cán bộ chuyên môn trong hệ thống tư pháp NCTN cần được đào tạo bài bản và thường xuyên. Quy tắc ắc Kinh (quy tắc 22.1) khuyến nghị cán bộ làm việc với NCTN vi phạm pháp luật hình sự cần được đào tạo thường xuyên dưới nhiều hình thức. Trong thực tiễn, cán bộ thực hành tố tụng đối với trẻ em đã được quan tâm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng thông qua chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Nhà nước cũng như sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế.

- Nguyên tắc bảo đảm quyền riêng tư. Các văn kiện quốc tế đã đưa ra một số cơ chế bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật khỏi nguy cơ bị xâm phạm quyền riêng tư. Quy tắc 8.1 và 8.2 Quy tắc ắc Kinh quy định không được công khai bất cứ thông tin nào dẫn đến việc nhận diện NCTN phạm tội.

Điều 40 của Công ước quốc tế yêu cầu mọi quốc gia thành viên phải công nhận: quyền của mọi trẻ em bị coi là, bị tố cáo hay bị công nhận là đã vi phạm luật hình sự được đối xử theo cách thức phù hợp với việc cổ vũ ý thức của trẻ em về ph m cách và ph m giá, tăng cường sự tôn trọng của trẻ em đối với những quyền con người và tự do cơ bản của người khác, có tính đến lứa tuổi của trẻ em và mong muốn thúc đ y trẻ em tái hoà nhập cộng đồng và đảm đương một vai trò tích cực trong xã hội [22].

Nhằm bảo đảm rằng NCTN không bị xử lý bằng hệ thống hình sự trừ trường hợp thực sự cần thiết, Khoản 3 Điều 40 của Công ước quốc tế về quyền trẻ em yêu cầu các quốc gia xác lập một độ tuổi tối thiểu mà những trẻ em ở dưới tuổi đó được coi như là không có khả năng phạm tội, đồng thời phát triển các biện pháp để xử lý trẻ em vi phạm pháp luật mà không phải viện đến quá trình tố tụng tư pháp, miễn là các quyền con người và những điều kiện bảo vệ hợp pháp được tôn trọng đầy đủ [22].

Các biện pháp này có thể bao gồm chăm sóc, hướng dẫn và lệnh giám sát, tư vấn, tạm tha, chăm nuôi thay thế, các chương trình giáo dục và dạy nghề và những biện

pháp thay thế khác ngoài việc chăm sóc tập trung, nhằm đảm bảo cho trẻ em được đối xử một cách phù hợp với phúc lợi của các em, tương xứng với hoàn cảnh và tội phạm của các em.

Điều 40 cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải đảm bảo các quyền của NCTN vi phạm pháp luật, bao gồm: Được suy đoán vô tội cho tới khi bị chứng minh rằng đã phạm tội theo luật pháp; Được thông báo nhanh chóng và trực tiếp về những điều bị buộc tội và nếu thích hợp thông báo qua cha mẹ hay người giám hộ pháp lý, được giúp đỡ về pháp lý hoặc những giúp đỡ thích hợp khác để chu n bị và trình bày sự bảo vệ của mình; Vấn đề có phạm tội hay không phải được xác định không trì hoãn bởi một nhà chức trách, hoặc một cơ quan có th m quyền, độc lập và vô tư trong một cuộc tường trình công bằng theo pháp luật có sự giúp đỡ về pháp lý hay giúp đỡ thích hợp khác, trừ trường hợp làm như vậy không vì lợi ích tốt nhất của trẻ em, đặc biệt xét đến độ tuổi và tình hình của trẻ em, của cha mẹ hay những người giám hộ pháp lý; Không bị ép buộc phải làm chứng hoặc nhận tội, được th m vấn hoặc nhờ người th m vấn những người làm chứng chống lại mình, được tham gia và th m vấn của những người làm chứng cho mình trong những điều kiện bình đẳng; Nếu bị coi là đã vi phạm luật hình sự thì có quyền đòi hỏi quyết định về việc vi phạm pháp luật và những biện pháp được áp dụng do việc bị kết luận là đã vi phạm pháp luật, được đưa ra cho một nhà chức trách hoặc một cơ quan tư pháp có th m quyền cao hơn, độc lập và vô tư xem xét lại theo pháp luật; Được giúp đỡ phiên dịch miễn phí nếu trẻ em không hiểu hay không nói được ngôn ngữ sử dụng; Mọi điều riêng tư của trẻ em được tôn trọng đầy đủ trong tất cả các giai đoạn tố tụng.

Điều 37 Công ước quốc tế khẳng định rõ việc cấm tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn tệ, vô nhân đạo hay làm mất ph m giá đối với trẻ em, đồng thời yêu cầu “không được áp dụng hình phạt tử hình hay tù chung thân không có khả năng phóng thích đối với những hành vi phạm pháp luật do người dưới 18 tuổi gây ra”.

Điều 37 cũng đề ra các nguyên tắc cho việc xử lý NCTN bị tước quyền tự do, cụ thể là: Không trẻ em nào bị tước quyền tự do một cách bất hợp pháp hoặc tuỳ tiện. Việc bắt, giam giữ hay bỏ tù trẻ em phải được tiến hành theo luật pháp và chỉ

được dùng đến như một biện pháp cuối cùng và trong thời hạn thích hợp ngắn nhất; Mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo và tôn trọng ph m giá cố hữu của con người, có tính đến các nhu cầu của lứa tuổi các em. Đặc biệt mọi trẻ em bị tước quyền tự do phải được cách li với người lớn, trừ trường hợp vì lợi ích tốt nhất của các em. Các em phải được duy trì sự tiếp xúc với gia đình của mình qua thư từ, thăm nom, trừ những trường hợp ngoại lệ; Mọi trẻ em bị tước quyền tự do có quyền nhanh chóng được tiếp cận trợ giúp pháp lý những sự hỗ trợ thích hợp khác, cũng như quyền yêu cầu xem xét tính hợp pháp của việc tước tự do của các em trước một toà án hay cơ quan khác có th m quyền, độc lập, vô tư, và có quyền đòi hỏi một quyết định nhanh chóng về yêu cầu này.

Bình luận chung số 10 của Ủy ban Quyền trẻ em của Liên hợp quốc khuyến nghị rằng bất cứ trẻ em nào bị bắt và bị tước tự do cũng cần được đưa ra tòa hoặc một cơ quan có th m quyền để xem xét tính hợp pháp của việc tước tự do trong vòng 24 tiếng kể từ khi bị bắt. Ủy ban cũng khuyến nghị các quốc gia thành viên đưa vào luật những điều khoản cần thiết để bảo đảm rằng trong vòng 6 tháng kể từ khi trẻ em được đưa ra tòa hay trước một cơ quan có th m quyền như nêu trên, tòa án hoặc cơ quan có th m quyền này sẽ ra quyết định cuối cùng về hành vi vi phạm của NCTN.

Một phần của tài liệu Bảo đảm quyền của người dưới 18 tuổi phạm tội trong xét xử vụ án hình sự, từ thực tiễn tòa án nhân dân quận nam từ liêm, thành phố hà nội (Trang 49 - 53)