Lập kế hoạch bán hàng

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG ĐỀ TÀI Phân tích hoạt động quản trị bán hàng cho công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà (Trang 31 - 32)

B. PHẦN NỘI DUNG

2.4.2.2Lập kế hoạch bán hàng

Việc lập kế hoạch bán hàng tại công ty dược phẩm Nam Hà được Ban Giám đốc cùng các nhà quản trị cùng nhau thảo luận và đưa quyết định sáng suốt để ra các mục tiêu kinh doanh cho các chi nhánh, những chỉ tiêu doanh số cụ thể cho từng nhân viên. Khi có kế hoạch hoặc một chương trình bán hàng được mở ra thông qua đó được hiểu là một tổ hợp gồm các mục tiêu và thủ tục, quy tắc, nhiệm vụ, chính sách, các bước tiến hành, các nguồn lực cần sử dụng... nhằm thực hiện những công việc lớn hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định nào đó, vào trong suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Để có được một chương trỉnh gồm đầy đủ các bước, các yếu tố để trợ giúp là vô cùng cần thiết để đảm bảo cho các nhà quản trị và nhân viên bán hàng biết được nên làm gì trước, phải làm gì sau, tìm thấy con đường ngắn nhất tới mục tiêu của mình. Công việc lập kế hoạch bán hàng của công ty ổ phần Dược phẩm NAM HÀ phần lớn do phòng kinh doanh họp và sẽ để xuất. Như vậy thấy rõ việc lập kế hoạch kinh doanh của công ty đang còn hết sức đơn giản mang nhiều yếu tố thuộc về cảm tính, vì chỉ xem xét dựa trên những sổ liệu thu được khi bán hàng của các tháng, quý trước đó.

Thực tế còn rất nhiều yếu tố cần phải được xem xét trước khi lập kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch đúng đắn hợp lý phải được xuất phát từ việc phân tích chuỗi các hoạt động sản xuất kinh doanh, bắt nguồn từ thị trường người tiêu dùng cho tới kênh phân phối, công ty, từ đối thủ cạnh tranh đến hoạt động sản xuất nguồn cung úmg. Nhìn vào kết quả phân tích này, các nhà quản lý tổng hợp nhìn nhận được những điểm mấu chốt quyết định điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa đối với công ty (SWOT).

Tóm lại, công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà vẫn chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng cho công ty một kế hoạch kinh doanh bài bản. Duy trì phong cách làm việc theo giải quyết sự kiện và sự hòa hợp gắn kết giữa các thành viên trong nhóm như trong gia đình. Dần theo thời gian, tỉnh hình dẫn thay đổi, thậm chí trong một số doanh nghiệp tỉnh hinh thay đổi một cách nhanh chóng. Người quản trị mất dần đi khả năng kiểm soát song với tình hinh. Nỗ lực cá nhân không đủ bù đắp vào sự thiếu hụt được tạo ra do áp lực công việc, không thể gắn kết cả một tổng thể theo định hướng xuyên suốt toàn công ty.

Một phần của tài liệu BÀI TIỂU LUẬN MÔN HỌC QUẢN TRỊ BÁN HÀNG ĐỀ TÀI Phân tích hoạt động quản trị bán hàng cho công ty cổ phần dược phẩm Nam Hà (Trang 31 - 32)