Trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cá nhân

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 30 - 32)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.2.2. Trích lập dự phòng rủi ro cho vay khách hàng cá nhân

Trong thời gian qua, BIDV - CN Hùng Vương đã thực hiện đầy đủ những hướng dẫn của Ngân hàng nhà nước và quy định của BIDV về trích lập dự phòng RRTD.

Ngay khi có dấu hiệu xảy ra tổn thất, ngân hàng trích lập dự phòng theo mức độ nghiêm trọng của khả năng xảy ra rủi ro để có nguồn bù đắp tổn thất trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng. Căn cứ vào kết quả của hoạt động đo lường rủi ro, ngân hàng chia danh mục tín dụng thành các nhóm và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo tỷ lệ phù hợp với từng nhóm. Theo Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 về phân loại, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng đối với các khoản nợ, bao gồm tài sản có phân loại nợ, các khoản nợ của ngân hàng.

23

Bảng 2.8: Bảng trích lập dự phòng rủi ro cho vay KHCN của BIDV - CN Hùng Vương giai đoạn 2019 - 2021

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Tổng dư nợ 769,00 863,00 962,00 Nợ nhóm 1 750,10 843,20 939,60 Nợ nhóm 2 8,24 10,70 11,50 Nợ nhóm 3 5,68 4,08 5,12 Nợ nhóm 4 2,68 1,94 3,30 Nợ nhóm 5 2,30 3,08 2,48 Nợ xấu 10,66 9,10 10,90 Dự phòng cụ thể 4,18 5,41 4,58 Dự phòng chung 5,75 6,45 7,20 Tổng quỹ dự phòng 9,93 11,86 11,77 Tổng tổn thất (nợ nhóm 5) 2,30 3,08 2,48 Tỷ lệ dự phòng rủi ro /tổng tổn thất (%) 431,63 385,05 474,67 Tỷ lệ dự phòng rủi ro/tổng dư nợ

(%) 1,29 1,37 1,22

(Nguồn: BIDV - CN Hùng Vương 2019-2021)

Nhìn vào bảng trích lập dự phòng cho thấy mặc dù tổng mức trích lập dự phòng luôn biến động cùng chiều với sự biến đổi của tổng dư nợ. Theo số liệu tổng kết ta có, Tỷ lệ DPRR/ tổng tổn thất của chi nhánh luôn ở mức cao, trên 400%. Trong bối cảnh đại dịch COVID 19 vẫn còn diễn biến phức tạp đã làm cho tình hình kinh tế trở nên khó khăn và Chi nhánh luôn phải trích dự phòng ở mức cao. Điều này cũng làm giảm lợi nhuận của Chi nhánh do một khối lượng vốn nhất định sử dụng để phục hồi nền kinh tế sau đại dịch.

24

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 30 - 32)