Thực trạng bộ máy quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại BID V-

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 32 - 33)

5. Kết cấu của đề tài

2.4.1. Thực trạng bộ máy quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại BID V-

CÁ NHÂN TẠI BIDV – CHI NHÁNH HÙNG VƯƠNG

2.4.1. Thực trạng bộ máy quản lý rủi ro cho vay khách hàng cá nhân tại BIDV - CN Hùng Vương Hùng Vương

Tại BIDV - CN Hùng Vương, từ Ban lãnh đạo đến các nhân viên đều nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác quản lý RRTD. Chính vì vậy hoạt động quản lý RRTD tại Chi nhánh luôn được quan tâm đúng mức và thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, Chi nhánh vẫn chưa thành lập được một bộ máy quản lý RRTD riêng biệt mà chỉ được thực hiện chủ yếu bởi sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo phụ trách tín dụng, phòng tín dụng và nhân viên quản lý tín dụng. Để làm tốt công tác quản lý RRTD đòi hỏi giữa các bộ phận, đặc biệt là nhân viên quản lý tín dụng phải có các thông tin cần thiết, kỹ năng và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, đồng thời phải được phân tách trách nhiệm cụ thể. Hoạt động quản lý RRTD là một hoạt động phức tạp, do đó để hoạt động này đạt được hiệu quả thì phải có sự phối kết hợp đồng bộ, mối liên hệ trong công việc cả tinh thần trách nhiệm của tất cả các phòng ban, tất cả các nhân viên trong chi nhánh.

Trong đó:

- Nhân viên phòng tín dụng trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ xin vay của khách hàng, có nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm vay, thẩm định hồ sơ vay, thực hiện cho vay đối với KHCN. Nhân viên phòng tín dụng sau khi thẩm định hồ sơ vay phải lập báo cáo thẩm định trình lên cán bộ quản lý tín dụng (trưởng/phó phòng tín dụng). Sau khi cho vay, nhân viên phòng tín dụng thực hiện phòng ngừa rủi ro tín dụng, theo dõi, kiểm tra định kỳ, đột xuất tình hình sử dụng vốn và thực hiện nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, nếu thấy có dấu hiệu bất thường, nhân viên tín dụng phải báo cáo cán bộ quản lý tín dụng.

- Cán bộ quản lý tín dụng (Trưởng/phó phòng tín dụng) thực hiện thẩm định mức độ độc lập đối với các hồ sơ vay mới; đối với hồ sơ vay mà theo quy định buộc phải thẩm định; tái thẩm định hồ sơ vay lại; kiểm tra báo cáo thẩm định do nhân viên tín dụng trình lên. Nếu khách hàng đủ điều kiện vay vốn, cán bộ quản lý tín dụng lập báo cáo gửi Phó giám đốc phụ trách tín dụng của chi nhánh xem xét duyệt cho vay. Đồng thời trong quá trình khách hàng vay vốn, cán bộ quản lý phòng tín dụng có thể kết hợp cùng với nhân viên tín dụng cùng tiến hành kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, vật tư... thông tình sổ sách theo dõi của khách hàng hoặc kiểm tra tại hiện trường. Kết quả giám sát các

25

khoản vay được cán bộ tín dụng lập báo cáo để trình phó giám đốc phụ trách tín dụng xem xét quyết định xử lý khoản vay.

- Phòng kế toán - ngân quỹ: Theo dõi chi chép, bảo quản tài sản của ngân hàng và khách hàng; thực hiện đánh giá các hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh theo định kỳ hay đột xuất theo cách chỉ định hoặc chọn lựa ngẫu nhiên hồ sơ vay để kiểm tra mức độ tuân thủ quy định của chi nhánh và BIDV đã đề ra.

- Giám đốc là người điều hành cao nhất, trực tiếp chỉ đạo, điều hành hoặc phân công, ủy quyền cho phó giám đốc phụ trách kinh doanh kiểm tra xét duyệt cho vay KHCN đối với những khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt cho vay của Chi nhánh. Nếu vượt thẩm quyền phê duyệt cho vay của Chi nhánh thì phải chuyển hồ sơ lên chi nhánh cấp trên.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 32 - 33)