Nâng cao hiệu quả chính sách, quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 56 - 57)

5. Kết cấu của đề tài

3.2.3. Nâng cao hiệu quả chính sách, quy trình tín dụng

Thứ nhất, tiến hành phân tích, đánh giá quy mô, cơ cấu và hiệu quả tín dụng đối với các ngành kinh tế, thành phần kinh tế và địa bàn nông thôn, thành thị, để trên cơ sở đó thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng an toàn - hiệu quả - bền vững, có các giới hạn tín dụng hợp lý cho từng ngành nghề kinh tế.

Thứ hai, nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Thẩm định là khâu quan trọng nhất trong hoạt động kiểm soát trước giải ngân, đây là cơ sở để CBTD và cán bộ quản lý ra quyết định cho vay hay không cho vay. Từ đây để ngân hàng có thể sàng lọc khách hàng để cho vay nhằm hạn chế rủi ro và thu lợi được nhiều nhất. Chất lượng thẩm định tín dụng phụ thuộc vào ba yếu tố chính sau: trình độ cán bộ thẩm định, nguồn thông tin, các công cụ sử dụng trong thẩm định. Vì vậy nâng cao chất lượng thẩm định đòi hỏi phải nâng cao và hoàn thiện cả 3 yếu tố trên.

Thứ ba, hoàn thiện công tác bảo đảm tiền vay. Tài sản bảo đảm được coi như nguồn thu nợ thứ hai của các NHTM. Vì vậy, có nguồn thu nợ thứ hai chất lượng có thể giảm thiểu tối đa tổn thất khi nguồn thu nợ thứ nhất không được thực hiện, thì BIDV Hùng Vương cần hoàn thiện và nâng cao công tác bảo đảm tiền vay như

- Hạn chế cho vay không có tài sản bảo đảm, hoặc với những tài sản bảo đảm có tính đặc thù cao, khó phát mại trên thị trường.

- Công tác định giá tài sản bảo đảm phải được thực hiện một cách bảo đảm: đối với những tài sản có tính đặc thù, BIDV Hùng Vương có thể thuê thêm những cán bộ kỹ thuật bên ngoài đi cùng để đánh giá những thông số kỹ thuật, tình trạng hoạt động một cách chính xác nhất.

- Tích cực đào tạo, nâng cao kiến thức cho đội ngũ định giá. Đồng thời lựa chọn và bố trí các cán bộ có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm lâu năm, đạo đức nghề nghiệp

49

tốt để tránh việc cán bộ móc ngoặc với người đi vay, nâng cao giá trị của tài sản được định giá.

Thứ tư, chú trọng hơn nữa công tác kiểm tra kiểm soát tình hình sử dụng vốn vay sau khi giải ngân. Sau khi giải ngân cho khách hàng, cán bộ tín dụng phải thường xuyên theo dõi hoạt động kinh doanh của khách hàng nhằm đánh giá tiến độ thực hiện dự án, tình hình sử dụng vốn vay có đúng mục đích cam kết hay không kết hợp theo dõi xu hướng vận động của ngành nghề có liên quan. Nếu thực hiện tốt, kết hợp với phương pháp cảnh báo sớm ở trên, BIDV Hùng Vương hoàn toàn có thể phát hiện rủi ro tín dụng khi mới chớm phát sinh và kịp thời đưa ra những biện pháp điều chỉnh, ngăn chặn nguy cơ xảy ra rủi ro. Việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn cần tiến hành định kỳ đồng thời tổ chức tiến hành kiểm tra đột xuất để có thể nhanh chóng phát hiện các khoản nợ có vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời. Tránh tình trạng kiểm tra qua quýt, hình thức.

Thứ năm, Bên cạnh việc giám sát riêng rẽ từng khoản vay, từng khách hàng vay vốn, ngân hàng cũng cần định kỳ kiểm tra giám sát tổng thể. Ngoài việc kiểm soát, đôn đốc việc theo dõi các khoản vay của các CBTD, trưởng phòng khách hàng cần thực hiện phân tích cơ cấu dư nợ hiện có theo các tiêu chí: ngành kinh tế, phương thức cho vay, quy mô vốn vay, thời hạn cho vay, đối tượng khách hàng… để tiện cho việc theo dõi và phục vụ cho việc kiểm tra kiểm soát của BIDV Hùng Vương.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)