Thực trạng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tại BID V CN Hùng Vương

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 41 - 48)

5. Kết cấu của đề tài

2.4.4. Thực trạng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro tại BID V CN Hùng Vương

Trong quá trình cấp tín dụng KHCN, CBTD của Chi nhánh thực hiện nhiệm vụ thẩm định, giám sát cho vay và xử lý nợ. Trong những năm qua, Chi nhánh luôn ổn định về cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động nên hoạt động thẩm định, kiểm tra gián sát cho vay, xử lý nợ về cơ bản đã khá quen thuộc đối với CBTD nên có thể hạn chế được nhiều rủi ro. Công tác thẩm định, kiểm tra giám sát hoạt động cho vay được CBTD tiến hành thực hiện ở tất cả các khâu từ trước khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay, bảo đảm sự nhất quán, logic, hợp lý và chính xác trong quá trình thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng về phía khách hàng. Cụ thể:

- Thẩm định trước khi cho vay: CBTD xem xét các vấn đề về khoản vay, tài sản bảo đảm, việc tuân thủ chính sách tín dụng, quy trình tín dụng một cách chặt chẽ. Trong đề xuất tín dụng phải bao gồm các thông tin định lượng và định tính về khách hàng, thông tin quản lý, phân tích ngành và vị thế trên thị trường của khách hàng, bao gồm cả năng lực tài chính và dự báo tài chính liên quan đến khả năng trả nợ của khách hàng trong tương lai.

- Thực hiện giám sát trong khi cho vay: CBTD xác định mục đích vay vốn của khách hàng, từ đó yêu cầu về chứng từ giải ngân phải đầy đủ và hợp lệ theo quy định. Ban lãnh đạo Chi nhánh kiểm tra lại tính đầy đủ và hợp lệ của các chứng từ trước khi khởi tạo khoản vay.

34

- Thực hiện giám sát sau khi cho vay:CBTD tiếp tục thu thập thông tin về khách hàng, tiến hành kiểm tra đột xuất hoặc định kỳ về tình hình sử dụng vốn, hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính của khách hàng, tài sản bảo đảm nợ vay, nhằm có những biện pháp xử lý kịp thời khi rủi ro xảy ra. CBTD là người trực tiếp xếp loại khách hàng định kỳ theo quy định tại hệ thống định hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng.

Dưới đây là kết quả tổng hợp các nguyên nhân phổ biến dẫn đến rủi ro tín dụng trong quá trình cấp tín dụng tại BIDV – CN Hùng Vương với số liệu tổng hợp là 100 món vay trong thời gian gần đây

Bảng 2.15: Kiểm soát rủi ro của BIDV - CN Hùng Vương

Nội dung khảo sát Số món vay Tỷ lệ (%)

1. Rủi ro do hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn yếu

8/100 8,0

2. Kiểm soát khoản vay chưa thường xuyên - Do thu thập, xử lý thông tin chưa hiệu quả

- Chưa trực tiếp đến kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay 12/100 19/100 12,0 19,0 3. Do cán bộ làm sai

- Gia hạn, điều chỉnh vốn vay của khách hàng theo ý chủ quan

- Cho vay một khách hàng với nhiều món vay

25/100

3/100

25,0

3,0 4. Do không thực hiện đúng quy chế quy trình tín

dụng

- Không thực hiện chấm điểm tín dụng khách hàng - Làm sai quy trình tín dụng

- Cho vay không trên cơ sở tài sản bảo đảm

12/100 10/100 11/100 12,0 10,0 11,0

(Nguồn: Dữ liệu tổng hợp của BIDV - CN Hùng Vương)

Trong thực tế, rủi ro tín dụng vẫn xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân lớn nhất là do bộ phận tín dụng không thực hiện đúng quy trình tín dụng, công tác kiểm soát khoản vay chưa thường xuyên. Ngoài ra còn các nguyên nhân dẫn đến rủi ro do hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn yếu, do cán bộ làm sai...

Trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra nội bộ của Chi nhánh chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Nguyên nhân nằm trong kế hoạch chỉ đạo hành động kiểm

35

soát nội bộ từ Ban điều hành Chi nhánh chưa đủ mạnh, thứ hai là do thiếu nhân sự có đủ trình độ để làm công tác kiểm soát nội bộ. Thực tế tại Chi nhánh, mỗi cán bộ tín dụng phải phụ trách số lượng hồ sơ nhiều, áp lực phải phục vụ khách hàng nhanh chóng, làm hài lòng khách hàng, nên việc sai sót trong khi cho vay là điều không tránh khỏi. Cán bộ tín dụng vừa làm việc thẩm định cho vay, vừa kiểm tra đôn đốc cho vay nên dẫn đến hệ quả của việc lỏng lẻo trong công tác kiểm soát nội bộ tại Chi nhánh, làm phát sinh sai phạm trong thẩm định, trong cho vay, theo dõi sau khi cho vay, nhưng dấu hiệu rủi ro không được phát hiện kịp dẫn đến các hàng loạt công tác khắc phục hậu quả đang phải thực hiện.

- Rủi ro do thiếu thông tin khi thẩm định và khi ra quyết định cho vay nên dẫn đến những quyết định cho vay sai lầm

Ngoài các nhân tố khách quan xuất phát từ phía khách hàng, còn có nhân tố chủ quan xuất phát từ phía Chi nhánh dẫn đến rủi ro tín dụng. Cụ thể như:

+ Nhân viên tín dụng thiếu năng lực thẩm định, không chịu khó thu thập thông tin về khách hàng và đôi khi hoàn toàn dựa trên tài liệu do khách hàng cung cấp, thiếu sự xác minh lại thông tin hoặc thiếu sự phân tích tính hợp lý của thông tin. Do hoàn toàn dựa trên tài liệu của khách hàng nên tờ trình thẩm định khách hàng thường được trình bày rất suôn sẻ theo các khuôn mẫu có sẵn và chứa đựng các thông tin có lợi cho khách hàng nhưng không nêu được những điểm mấu chốt có thể dẫn đến quyết định cho vay hay không cho vay.

+ Về phía người xét duyệt cho vay, do khối lượng hồ sơ vay phải xét duyệt quá nhiều và không có thời gian đọc kỹ tờ trình thẩm định của nhân viên tín dụng nên dễ bị đi theo những điều kiện nhân viên tín dụng đã chỉ ra mà quyết định xét duyệt cho vay. Mặt khác, người xét duyệt cũng dễ rơi vào sai lầm do cảm thấy yên tâm sau khi đọc các thông tin về tài sản thế chấp hoặc quá tin tưởng vào các thông tin do nhân viên tín dụng đưa ra và sự kiểm tra trước đó của cấp dưới.

- Rủi ro do chưa trực tiếp đến kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay

Hệ thống cảnh báo sớm về các khoản vay có vấn đề không hiệu quả nên không thể can thiệp kịp thời. Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của việc giám sát và quản lý sau khi cho vay, tại Chi nhánh vẫn có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khi cho vay. Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cách chủ

36

động để bảo đảm sẽ được hoàn trả. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc theo dõi hoạt động của khách hàng vay nhằm tuân thủ các điều khoản đề ra trong hợp đồng tín dụng giữa khách hàng và Chi nhánh nhằm tìm ra những cơ hội kinh doanh mới và mở rộng cơ hội kinh doanh. Tuy nhiên trong thời gian qua Chi nhánh chưa thực hiện tốt công tác này do:

+ Nhân viên tín dụng bị cuốn vào việc ưu tiên giải quyết các hồ sơ mới để có doanh số, một phần do yếu tố tâm lý ngại gây phiền hà cho khách hàng, một phần do hệ thống thông tin quản lý phục vụ kinh doanh của khách hàng quá lạc hậu, không cung cấp được kịp thời, đầy đủ các thông tin mà ngân hàng yêu cầu.

+ Chi nhánh có qui định rõ về việc kiểm tra sau khi cho vay nhưng lỏng lẻo trong việc kiểm soát sự tuân thủ giám sát sau khi cho vay của nhân viên tín dụng, bao gồm kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và tình hình thực tế của khách hàng. Vì thế, các nhân viên tín dụng đã không thực hiện đầy đủ quy định này hoặc thực hiện một cách đối phó. Do đó, đã xảy ra các tình trạng khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khả năng không trả được nợ hoặc ngân hàng không biết được khách hàng đã ngừng hoạt động kinh doanh hay đang gặp khó khăn về tài chính, nên vẫn tiếp tục giải ngân trong hạn mức tín dụng đã cấp cho khách hàng.

+ Sự am hiểu của các cán bộ tín dụng về các đặc thù của ngành nghề kinh doanh của khách hàng còn hạn chế nên không thể kiểm soát được toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng hoặc không hiểu được đặc điểm vòng quay vốn của khách hàng để xác định kỳ trả nợ cho hợp lý. Do không thể kiểm soát được toàn bộ việc sử dụng vốn vay của khách hàng, đã xảy ra những trường hợp thất thoát vốn vay - nhất là khi ngân hàng tài trợ cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản hoặc cho vay sản xuất nông nghiệp.

- Rủi ro do cán bộ ngân hàng làm sai

Một số vụ việc nợ xấu phải xử lý trong thời gian vừa qua tại Chi nhánh có liên quan đến sự tiếp tay của một số cán bộ tín dụng cùng với khách hàng làm sai lệch 8 bộ hồ sơ vay như: cho vay nhiều hơn nhu cầu để đảo nợ cho ngân hàng khác, rút ruột kho hàng cầm cố thay thế bằng hàng tạp chất kém chất lượng thậm chí không có hàng, nâng giá tài sản thế chấp cầm cố lên quá cao so với thực tế để rút tiền ngân hàng... giá trị của những tổn thất này không hề nhỏ. Hậu quả là Chi nhánh phải tăng tỷ lệ trích lập dự phòng cho các khoản tổn thất đang chờ xử lý, không rõ có thu hồi tài sản được hay

37

không, làm giảm lợi nhuận kinh doanh.

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đề hạn chế rủi ro tín dụng. Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưng một cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguy hiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng.

Rủi ro tín dụng do nhân viên tín dụng thiếu trung thực và có ý đồ gian lận sẽ dễ dàng xảy ra khi ngân hàng quản lý tín dụng lõng lẻo, sơ hở và các điều kiện cám dỗ nhân viên tín dụng quá thuận lợi. Hầu hết các cán bộ quản lý Chi nhánh được trò chuyện trực tiếp đều bày tỏ lo ngại về vấn đề này vì họ cho rằng để việc xét duyệt cho vay đúng đắn có thể dựa trên kinh nghiệm nghề nghiệp, sự xét đoán và nhiều nguồn thông tin, để hạn chế được rủi ro pháp lý có thể nhờ sự tham vấn của luật sư, để kiểm soát cho vay chặt chẽ có thể dựa vào quy trình tín dụng và cơ chế cho vay ngặt nghèo. Nhưng nếu nhân viên tín dụng cố ý gian lận, thông đồng với khách hàng thì nhà quản lý có thể không phát hiện ra được.

Như vậy, theo kết quả khảo sát cho thấy công tác kiểm soát rủi ro tại Chi nhánh trong thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục và xử lý những sai phạm trong quản lý cho vay.

Khi phát hiện những sai phạm của khách hàng, tùy theo mức độ vi phạm của khách hàng mà có những quyết định xử lý khác nhau:

- Tạm ngừng cho vay đối với trường hợp khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, khách hàng có nợ gốc, lãi quá hạn.

- Chấm dứt cho vay, thu hồi nợ trước hạn trong trường hợp khách hàng vi phạm hợp đồng đã cam kết nhưng không khắc phục, sửa chữa hoặc vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm tiền vay, khách hàng ngừng sản xuất có thể dẫn đến giải thể, phá sản.

Tuy nhiên trong quá trình kiểm soát cho vay, do trình độ CBTD còn hạn chế nên vẫn còn một số hạn chế trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng trước, trong và sau khi cho vay. Chẳng hạn: CBTD không quản lý được thu nhập, nguồn tiền về của khách hàng để trả nợ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn. Nhiều khi việc trả nợ phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của khách hàng mà thiếu sự đôn đốc, nhắc nhở của CBTD…

Bộ phận tái thẩm định chỉ thẩm định khách hàng theo chỉ đạo của Giám đốc thông qua các thông tin do CBTD cung cấp và kinh nghiệm nên việc thẩm định không thật sự

38

chính xác.

Quy trình định giá TSBĐ còn một số hạn chế như: Chỉ hướng dẫn định giá một cách chung chung; Việc quy định giá lại TSBĐ không được nêu chi tiết: Sau khi cho vay việc định giá lại TSBĐ không được quy định chi tiết và cụ thể theo định kỳ dẫn đến các TSBĐ không được định giá lại do CBTD không thực hiện.

2.4.5. Thực trạng tài trợ rủi ro tại BIDV - CN Hùng Vương - Tài trợ bằng việc trích lập dự phòng:

Hiện tại BIDV - CN Hùng Vương đang thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo văn bản 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 của Hội đồng thành viên về ban hành Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín trong hoạt động của BIDV. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/06/2014 thay thế cho Quyết định 469/QĐ-HĐQT- XLRR ngày 30/03/2012 của Hội đồng thành viên.

+ Dự phòng chung: BIDV - CN Hùng Vương thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0.75% tổng dư nợ và giá trị cam kết ngoại bảng từ nhóm 1 đến nhóm 4.

+ Dự phòng cụ thể: BIDV - CN Hùng Vương áp dụng tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với năm (5) nhóm nợ nêu trên như sau: Nhóm 1: 0%; Nhóm 2: 5%; Nhóm 3: 20%; Nhóm 4: 50%; Nhóm 5: 100%.

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc: “... trích đúng, đủ, kịp thời theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm tính trích lập dự phòng; phản ánh đầy đủ, trung thực chi phí hoạt động kinh doanh và bảo đảm an toàn, phát triển bền vững ...”

- Tài trợ bằng tài sản bảo đảm

Ngay khi phân loại và nhận thấy khách hàng khó khăn về tài chính, kinh doanh thua lỗ khó khắc phục, nợ đã được gia hạn nhưng chưa trả được hoặc chưa xác định được nguồn trả, chi nhánh đã áp dụng các quản lý chặt chẽ khoản vay của khách hàng, đồng thời rà soát hồ sơ pháp lý và tình trạng TSBĐ để xem xét khả năng phát mại nhằm thu hồi vốn. Sau đó phối hợp với các cơ quan chức trách của nhà nước để tiến hành thanh lý TSBĐ tiền vay theo trình tự quy định trên các văn bản pháp lý.

Đối với BIDV - CN Hùng Vương, đối với những khoản vay không có TSBĐ, Chi nhánh đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính khách hàng, các khoản phải thu,

39

nguồn vốn thanh toán của các công trình qua thông báo vốn hàng năm đối với lĩnh vực xây dựng, kỳ thu tiền đối với lĩnh vực khác và yêu cầu khách hàng cùng chủ đầu tư, người mua hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, tư vấn cho khách hàng bán bớt những tài sản không phát huy hiệu quả, không cần để trả nợ tiền vay.

Phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả là tiêu chí quyết định trong việc xem xét cho vay. Tuy nhiên, những rủi ro tín dụng rất đa dạng và có những rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của con người mà thẩm định tín dụng không thể lường hết được. Đồng thời việc áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay sẽ nâng cao tính chịu trách nhiệm và chia sẻ rủi ro của khách hàng với ngân hàng. Do đó BIDV - CN Hùng Vương cũng rất chú trọng tăng cường áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay, đa dạng về hình thức: thế

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 41 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)