Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có liên quan

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 60 - 64)

5. Kết cấu của đề tài

3.3.2. Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có liên quan

Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan trong quản lý, điều hành lĩnh vực tài chính tiền tệ cần thực hiện nhất quán các nguyên tắc nhằm hạn chế tối đa và chỉ đưa ra các thông tin liên quan đến thị trường tài chính, tiền tệ, lãi suất, tỷ giá và các giải pháp điều hành của cơ quan quản lý nhà nước cần rõ ràng, minh bạch, nhất quán và có thể dự báo được.

Ngân hàng Nhà nước cần tăng cường tính minh bạch trong hệ thống báo cáo, hạch toán, kế toán. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cần nhanh chóng ban hành Quy chế phối hợp, trao đổi thông tin phục vụ cho hoạt động quản lý rủi ro tín dụng trong hệ thống các tổ chức tín dụng.

Đối với Bộ Tài chính về việc đăng ký tài khoản khai báo thuế của doanh nghiệp. Ngoài các thông tin phải cung cấp theo quy định, Bộ Tài chính phải có trách nhiệm cung cấp thêm thông tin về tài khoản khai báo thuế của khách hàng cho Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC) để CIC cung cấp thông tin cho ngân hàng hỏi tin.

53

KẾT LUẬN CHUNG

Trong kinh doanh, ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với RRTD khi mà hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động chủ yếu đem lại thu nhập cho các ngân hàng thương mại ở Việt Nam, bao gồm BIDV. Vì vậy, hạn chế RRTD ở tỷ lệ chấp nhận được là mục tiêu mà mỗi ngân hàng thương mại đều phải đặt ra để thực hiện. Trong bối cảnh thị trường tài chính, thị trường hàng hoá, thiên tai, chính trị, … ngày càng có nhiều biến động lại làm cho RRTD trở nên phức tạp hơn.

Thời gian qua, BIDV đã xây dựng nhiều biện pháp để quản trị RRTD, tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn chưa cao. Do vậy, việc tìm các giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng lâu dài.

Thực hiện mục tiêu, nội dung và phạm vi nghiên cứu, chuyên đề đã hoàn thành các vấn đề chính sau đây:

- Nêu lên tổng quan hoạt động kinh doanh nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng của BIDV – CN Hùng Vương trong những năm gần đây

- Phân tích thực trạng quản trị RRTD của BIDV – CN Hùng Vương để nêu lên những kết quả đạt được và hạn chế còn tồn tại trong công tác quản trị RRTD tại ngân hàng.

- Các khuyến nghị được đề xuất có tính logic, sát thực tiễn và khả thi bởi nó trực tiếp giải quyết những hạn chế trong quản trị RRTD tại BIDV – CN Hùng Vương, phù hợp với định hướng trong công tác quản trị RRTD của Ban điều hành BIDV cũng như phù hợp với các nguồn lực như con ngườii, công nghệ, tiền bạc…của BIDV.

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư 03/2013/TTNHNN ngày 28/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước Quy định về hoạt động thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Nghị quyết số 1155/NQ-HĐQT ngày 22/8/2012 của Hội đồng quản trị BIDV v/v phê duyệt chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020.

3. Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của BIDV Hùng Vương

4. Quyết định 379/QĐ-QLTD ngày 24/01/2013 của BIDV về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp.

5. Tài liệu hội thảo Basel tháng 9/2015 của BIDV.

6. PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2016). Giáo trình tín dụng ngân hàng – Học viện Ngân Hàng, Nhà xuất bản Lao động – xã hội

7. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2015). Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê

8. GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2014). Giáo trình Nguyên lý và nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản thống kê

9. PGS.TS Lê Văn Tế (2013). Tín dụng ngân hàng, Nhà xuất bản lao động

10. PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Hiền (2002), Giáo trình Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 60 - 64)