Các kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 48 - 51)

5. Kết cấu của đề tài

2.5.1. Các kết quả đạt được

BIDV - CN Hùng Vương là NHTM hàng đầu và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cho vay nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đặc biệt là tín dụng hộ sản xuất và cá nhân chiếm trên 90% tổng dư nợ với hơn 10.000 KHCN hộ gia đình là khách hàng truyền thống của BIDV - CN Hùng Vương.

Qua phân tích tình hình hoạt động của BIDV - CN Hùng Vương ta thấy trong thời gian qua Chi nhánh đã đạt được mục tiêu quản lý RRTD KHCN, bảo đảm an toàn trong kinh doanh, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

- Bộ máy quản lý rủi ro

Các cấp lãnh đạo ý thức được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng đối với sự sống còn của ngân hàng và sự cần thiết phải quản lý, kiểm soát RRTD. Vì vậy mô hình quản lý rủi ro tín dụng KHCN của BIDV nói chung và BIDV - CN Hùng Vương nói riêng đã có nhiều đổi mới theo yêu cầu hoạt động và theo thông lệ quốc tế. Theo đó,

41

chức năng nhiệm vụ của các Phòng, Ban tại trụ sở chính và chi nhánh được quy định rõ ràng, cụ thể. Qua đó, việc xác định trách nhiệm của mỗi phòng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN cũng được rõ ràng, cụ thể hơn.

BIDV đã thực hiện đổi mới cơ bản quản trị điều hành trong công tác tín dụng thông qua việc sửa đổi, bổ sung các quy chế, quy trình và áp dụng có hiệu quả các công cụ kế hoạch, giới hạn, cơ cấu tín dụng, cơ cấu khách hàng hiệu quả. BIDV nói chung và BIDV - CN Hùng Vương nói riêng đã thực hiện đánh giá đúng thực trạng tín dụng theo các chuẩn mực mới của NHNN. Trên cơ sở đó, đã có những biện pháp nhằm nâng cao năng lực thẩm định, thực hiện chỉnh sửa đổi mới phân cấp uỷ quyền, chuyển biến cơ cấu khách hàng, cơ cấu dư nợ nhằm mục đích hình thành hệ thống quản lý rủi ro tín dụng.

- Nhận dạng rủi ro

Hoạt động nhận dạng rủi ro của Ngân hàng diễn ra thường xuyên, liên tục đối với tất cả các khoản cho vay, trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay thông qua: Phân tích tình hình tài chính, phi tài chính, phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn, kiểm tra thực tế khách hàng và quy chế quản lý rủi ro cho vay. Sau khi thực hiện các bước để nhận dạng rủi ro, BIDV - CN Hùng Vương đã chỉ ra được hiện tại có 10 nguyên nhân chính gây ra rủi ro trong cho vay đối với KHCN.

- Đo lường rủi ro

Hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng đang được xây dựng tiến gần với thông lệ quốc tế. Quy định chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo công văn 1197/QĐ- NHNo-XLRR đang thực hiện tại BIDV đơn giản, rõ ràng, dễ hiểu và dễ thực hiện.

- Kiểm soát rủi ro

Tỷ lệ nợ xấu của BIDV - CN Hùng Vương trong những năm gần đây luôn đạt ở mức thấp, thấp xa so với mức giới hạn có thể cho phép theo thông lệ quốc tế cũng như ở Việt Nam là 5% và thấp hơn mức cho phép của BIDV là 3%.

Việc thu hồi nợ sau xử lý rủi ro trong những năm qua luôn đạt và đạt vượt kế hoạch BIDV giao. Do đó, một mặt bảo đảm cho lợi nhuận của BIDV - CN Hùng Vương tăng cao và bền vững, mặt khác vẫn bảo đảm mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế với chất lượng tín dụng được quản lý chặt chẽ.

- Tài trợ rủi ro

Rủi ro tại BIDV - CN Hùng Vương được tài trợ bằng việc trích lập dự phòng, tài sản bảo đảm và bằng nguồn bảo hiểm.

42

Ngân hàng đã thực hiện tốt việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dung theo văn bản 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014. Việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc: “... trích đúng, đủ, kịp thời theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm tính trích lập dự phòng…”.

Đối với với khoản vay có TSBĐ khi nhận thấy khách hàng có vấn đề về tài chính, kinh doanh thua lỗ Ngân hàng kịp thời xem xét khả năng phát mại để thu hồi vốn. Đối với những khoản vay không có TSBĐ, Ngân hàng đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính khách hàng, các khoản phải thu, nguồn vốn thanh toán… và yêu cầu khách hàng cam kết thanh toán chuyển khoản về tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, tư vấn cho khách hàng bán bớt những tài sản không phát huy hiệu quả, không cần để trả nợ tiền vay.

- Ngoài ra, để quản lý rủi ro Chi nhánh còn một số ưu điểm khác như sau:

+ Chi nhánh có chính sách nhằm duy trì đối với khách hàng tốt, có uy tín trong quan hệ tín dụng đồng thời thu hẹp các khoản tín dụng đối với khách hàng được xem là có nguy cơ nợ quá hạn, gây rủi ro.

+ Chi nhánh những bước cải tiến tích cực trong ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng ngừa rủi ro tín dụng. Chương trình giao dịch khách hàng hiện nay của BIDV (chương trình IPCAS) với hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung đã hỗ trợ rất nhiều trong việc khai thác, tìm hiểu thông tin khách hàng, đặc biệt là khách hàng từng giao dịch tại các chi nhánh của BIDV .

+ Chi nhánh đã nhận diện, lường trước được những dấu hiệu các khoản vay, khách hàng có vấn đề để có những biện pháp ứng phó kịp thời qua xếp hạng khách hàng bằng hệ thống xếp hạng nội bộ.

+ Công tác phân loại, quản lý và xử lý nợ xấu được thực hiện thường xuyên. Các khoản nợ xấu được xử lý RRTD theo quy định sau khi đã xem xét thấy mọi nỗ lực cần thiết để thu hồi khoản nợ là không có kết quả; phù hợp với quy định của NHNN Việt Nam và của BIDV.

Như vậy, công tác quản trị RRTD tại BIDV - CN Hùng Vương ngày càng hiệu quả, đóng góp và nâng cao hiệu quả kinh doanh bền vững của BIDV góp phần quan trọng vào thúc đầy phát triển kinh tế xã hội ở địa phương nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

43

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 2022 (Trang 48 - 51)