Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu thứ cấp

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng công ty hóa chất và dịch vụ dầu khí (Trang 49)

Các tài liệu, số liệu (gọi chung là dữ liệu) thứ cấp là các tài liệu số liệu đã được công bố chính thức.

Quá trình thu thập dữ liệu thứ cấp được tác giả thực hiện như sau:

Bước ỉ: Xác định dữ liệu được tác giả thu thập thông qua tài liệu nội bộ phục vụ cho nghiên cứu đề tài. Công việc thu thập số liệu yêu cầu phải thực sự cẩn thận và chọn lọc những thông tin cần thiết nhất.

Bước 2: Xác định dữ liệu thứ cấp có thể thu thập từ nguồn bên trong và bên ngoài. Đối với nguồn bên trong là tài liệu của Công ty Mẹ - Tống công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP bao gồm: các báo cáo tài tính qua các năm, báo cáo về công tác đào tạo và phát triển của Tổng công ty giai đoạn 2015-2019. Các tài liệu bên ngoài bao gồm: các cuốn sách, giáo trinh liên quan đến quản lý nhân lực doanh nghiệp, các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ có nội dung liên quan đến quản lý và phát triến nhân lực.

Bước 3: Thu thập dữ liệu thứ cấp khi đã xác định được nguồn tài liệu.

- Đối với các tài liệu thu thập từ nội bộ: Quá trình tiến hành thu thập thông tin, các dữ liệu thứ cấp cần phải được sao chụp và chép tay.

- Đôi với các tài liệu được thu thập từ bên ngoài: tác giả đã tra cứu thông qua mạng internet bằng trang web: https://lic.vnu.edu.vn/vi để tìm các đề tài luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ liên quan đến công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng và phát triển nhân lực trong các doanh nghiệp khác nhau.

Bước 4: Nghiên cứu chi tiết dừ liệu thứ cấp bao gồm xác định giá trị của dữ liệu, xem lại mục tiêu nghiên cứu, đánh giá vấn đề nghiên cứu thông qua xử lý, sử dụng dữ liệu. Nghiên cứu giá trị dữ liệu nhằm xem xét độ chính xác của các dữ liệu thu nhập, vì có những dữ liệu được nghiên cứu với mục tiêu khác với mục tiêu nghiên cứu. Việc hình thành các dữ liệu thứ cấp các dữ liệu thứ cấp cần được thu thập từ các nguồn tư liệu gốc.

2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu cấp

Phưong pháp thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp là loại dữ liệu quan trọng nhất, đó là những dữ liệu chưa qua xử lý, được thu thập lần đầu, và thu thập trực tiếp từ Công ty Mẹ - Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP dựa trên kết quả nghiên cứu thông qua các cuộc điều tra, khảo sát, thống kê. Cụ thể: tác giả tiến hành hành khảo sát, phỏng vấn như sau:

Đầu tiên, thực hiện phỏng vấn sâu dành cho cán bộ quản lý liên quan tới hoạt động quản lý nhân lực phục vụ công tác thu thập thông tin và tìm hiểu nguyên nhân của những bất cập trong công tác quản lý nhân lực tại Công ty Mẹ.

Đối tượng phỏng vấn bao gồm: Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực nhân sự, Trưởng Ban Tổ chức và Phát triển nguồn nhân lực, Ke toán trưởng, Chánh văn phòng, Trưởng Ban Ke hoạch đầu tư.

Nội dung phỏng vấn: tác giả đưa ra các câu hỏi liên quan đến việc lập kế hoạch nhân lực, triển khai thực hiện quản lý nhân lực, kiểm tra đánh giá giám sát,.. .Cụ thể: Tác giả đã hỏi người được hỏi với tư cách là người quản lý về mức độ hài lòng với chế độ đãi ngộ mà PVChemđang thực hiện dành cho người lao động, về công tác hoạch định nhân lực đang thực hiện đã tốt hay chưa, đánh giá về bảng mô tả công việc, đánh giá về hoạt động tuyển dụng, hỏi về việc đào tạo, phát triển nhân lực có thực sự cần thiết, công tác đánh giá năng lực thực hiện tại công ty đã triển khai tốt hay chưa và cho ỷ kiến xuất để nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực

cho công ty trong thời gian tới. Kết quả: đa số câu trả: đã tương đối hài lòng về chế

độ đãi ngộ, vê đào tạo - phát triên của công ty, tuy nhiên khâu tuyên dụng chưa được hài lòng do chưa công khai minh bạch, còn nặng nề mối quan hệ thân tín và trọng bằng cấp.

Thứ hai, thực hiện khảo sát bằng cách phát phiếu khảo sát cho các đối tượng là cán bộ, chuyên viên, nhân viên các Ban, văn phòng Công ty (Phụ lục 3 của Luận văn). Cụ thể: tác giả thiết kế phiếu khảo nhân viên trong đó đưa ra các câu hỏi, các đối tượng được khảo sát chi việc chỉ việc đánh dấu (tích) vào ô/khung mà mình cho là đúng. Tùy từng nội dung hởi tác giả đưa ra các khung đánh giá với cấp độ: l.Rất đồng ý, 2. Đồng ý, 3. Binh thường, 4. Không đồng ý, 5. Rất không đồng ý, hoặc 1. Tốt, 2. Bình thường, 3. Chưa tốt

Nội dung khảo sát liên quan đến đánh giá: công tác hoạch định nhân lực, thiết kế phân tích công việc, hoạt động tuyển dụng, công tác đào tạo và phát triển nhân lực, năng lực thực hiện của nhân viên, chế độ đãi ngộ của công ty đối với người lao động, công tác kỷ luật lao động.

Số lượng khảo sát: 15 phiếu khảo sát điều tra cán bộ quản lý cấp cao (tác giả thu về được 11 phiếu trả lời trong đó 11 phiếu hợp lệ) và 160 phiếu khảo sát điều tra cán bộ chuyên niên, nhân viên (tác giả thu về được 155 phiếu trả lời trong đó có 152 phiếu hợp lệ)

2.2. Phương pháp xửtài liệu, số liệu

Các dữ liệu thống kê được thu thập từ các công trình nghiên cứu luận văn thạc sỹ, tiến sỹ về quản lý nhân lực, quản trị nhân lực ,... tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp các dữ liệu thống kê nhằm đưa ra những phân tích, đánh giá nhừng thành tựu đã đạt được cũng như chưa đạt được của các công trinh nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sỹ, tiến sỹ trước đó.

Dữ liệu thông kê được tác giả thu thập từ sách, báo, tạp chí, internet liên quan đến công tác quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp các dữ liệu thống kê nhằm đưa ra các phân tích, so sánh, đánh giá nhằm chọn lọc các thông tin đảm bảo tính thống nhất về mặt nội dung trong quản lý nhân lực trong doanh nghiệp, đưa ra được khái niệm cơ bản về nhân lực, quản lý nhân lực, vai trò của quản lý nhân lực cũng như kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhân lực tại một số doanh nghiệp.

Các dữ liệu thông kê được tác giả thu thập từ các phòng, ban, bộ phận trong Công ty Mẹ - Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - Công ty cổ phần. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp để đưa ra các phân tích dữ liệu, số liệu và tồng họp đánh giá công tác quản lý nhân lực, chỉ ra những kết quả đã đạt được, những hạn chế tồn tại, những nguyên nhân của hạn chế, tồn tại đó trong công tác quản lý nhân lực, từ đó tác giả đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân lực tại Công ty Mẹ - Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - Công ty cổ phần.

Phương pháp thống kê, so sánh, mô tả

* Tác giả sử dụng nhiều dữ liệu thông kê trong luận văn , dữ liệu này được cung cấp bởi các Ban, Văn phòng của Công ty Mẹ.

Các dữ liệu được tác giả sử dụng phương pháp thống kê, mô tả thông qua các bảng thống kê theo từng vấn đề nghiên cứu, theo nội dung quản lý nhân lực trong

doanh nghiệp nhằm làm rõ thực trang công tác quản lý nhân lực tại Công ty Mẹ.

* Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp so sánh đề đánh giá các số liệu giữa các năm với nhau (phản ánh tốc độ phát triển, số lượng, chất lượng, cơ cấu ... của đối tượng phân tích thông qua các báo cáo về lao động, tuyển dụng, đào tạo,... từng năm).

Trong luận văn, phương pháp so sánh được sử dụng chủ yếu để phân tích, đánh giá các chỉ số liên quan đến các vấn về nhân lực trong giai đoạn 2015 - 2020. Khi so sánh thường đối chiếu các chỉ tiêu hoạt động với nhau đế biết được mức độ biến động của các đối tượng nghiên cún, các chỉ tiêu so sánh phải thống nhất về nội

dung và đơn vị tính.

So sánh giữa số thực hiện của kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xu hướng thay đối về nhân lực của doanh nghiệp. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu, thấy được sự cải thiện hay xấu đi như thế nào trong kỳ tới. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LỶ NHÂN Lực TẠI TÔNG CÔNG TY HÓA

CHẤT DỊCH VỤ DẰU KHÍ

3.1. Giới thiệu khái quát về Tổng công ty Hóa chất Dịch vụ Dầu khí

3.1.1. Lịch sử hình thành

Tổng Công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCTP (PVChem), tiền thân là Hoá công ty Dung dịch khoan và phẩm Dầu khí được thành lập năm 1990. Đến năm 2005, Công ty chuyển đổi mô hinh kinh doanh hoạt động là Công ty cổ phần với Vốn điều lệ hiện tại là 500 tỷ đồng. Công ty được thành lập trên cơ sở là thành viên của Tống công ty Dầu khí Việt Nam, Công ty chuyên về sản xuất và kinh doanh hoá chất, hoá phẩm; khai thác và chế biến khoáng sản phục vụ cho công nghiệp dầu khí và các ngành công nghiệp khác. Hiện nay, Công ty là nhà cung cấp các dịch vụ hóa kỹ thuật hàng đầu cho các đơn vị trong và ngoài ngành Dầu khí. Sản phẩm và dịch vụ của công ty được cung cấp trên khắp Việt Nam nhưng các thị trường chính là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ngãi, Hồ Chí Minh và Bà Rịa Vũng Tàu

(nguồn PVChem.com.vn).

Trụ sở chính: Tầng 6, Tòa nhà Viện Dầu khí Việt Nam, số 167 Phố Trung Kính, Phường Yên Hòa, Quận cầu Giấy, TP.Hà Nội.

Vốn điều lệ: 500.000.000.000 đồng.

Website: www.pvchem.com.vn.

Tên tiếng Việt: “Tổng công ty Hoá chất và Dịch vụ Dầu khí - CTCP”; Tên tiếng Anh: “PetroVietnam Chemical and Services Corporation”; Tên viết tắt: PVChem;

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển

- Ngày 08/3/1990, PVChem được thành lập với tên gọi Công ty Dung dịch khoan và Hóa phẩm Dầu khí theo Quyết định số 182/ QĐ-TCDK ngày 08/3/1990 của Tổng cục Dầu khí (nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam).

- Ngày 05/02/2008, Chuyển đổi mô hình hoạt động sang Công ty Mẹ - Công ty

con với mục tiêu nâng cao năng lực sản xuât, mở rộng thị phân, gia tăng giá trị của doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của cổ đông.

- Ngày 15/01/2020, Tống công ty Dung dịch khoan và Hoá phẩm dầu khí chính thức đồi tên thành Tống công ty Hoá chất và Dịch vụ Dầu khí, đánh dấu giai đoạn phát triển mới của PVChem.

- Trong năm 2020, Tổng công ty đã chuyển đổi mô hình hoạt động của các đon vị thành viên từ chi nhánh hạch toán phụ thuộc sang hình thức Công ty TNHH một thành viên đáp ứng việc thực hiện chiến lược phát triển của PVChem trong tương lai. ĐVT: Tỷ đồng 4500 4000 3500 3000 2500 2000 1500 1000 500 0 4353 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Doanh thu của Tổng công ty qua các năm

đồ 3.1 Doanh thu của Tồng công ty qua các năm (2016-2019)

(Nguồn: Ban Kế hoạch Đầu tư- Tông công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí)

ĐVT: Tỷ đồng

Lợi nhuận của Tổng Công ty qua các năm

Biểu đồ 3.2 Lọi nhuận của Tổng công ty qua các năm (2008-2019)

(Nguồn: Ban Ke hoạch Đầu tu- Tông công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí)

3.1.3. cấu tồ chức

Tổng công ty Hóa chất và Dịch vụ Dầu khí - Công ty cổ phần (Tổng công ty) hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Công ty Mẹ bao gồm Cơ quan Tổng công ty và các chi nhánh. Các công ty con do PVChem góp vốn và nắm quyền chi phối. Các công ty con của PVChem hoạt động độc lập theo điều lệ và quy chế tài chính của mình. Tổng công ty có nguyên tắc hoạt động thống nhất về mặt tồ chức; quản lý điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thành viên, đảm bảo sự lãnh đạo có hệ thống tồ chức chặt chẽ đúng pháp luật, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có đủ phẩm chất, nãng lực, làm việc có tính chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu phát triển và ngày càng đổi mới của Công ty. Tồ chức bộ máy hoạt động của Công ty Mẹ theo cơ cấu tổng hợp giữa chức năng và trực tuyến bao gồm:

- Hội đồng Quản trị: 03 ủy viên chuyên trách, 01 ủy viên Hội đồng quản trị độc lập và 01 thành viên kiêm TGĐ;

- Ban Tông Giám đôc: 01 Tông giám đôc và 03 Phó Tông giám đôc; - Ban Kiểm soát nội bộ;

- Các Ban/Văn phòng: 04 Ban/Văn Phòng; - Các Chi nhánh: 02 chi nhánh.

VÃN PHÓNG 21 TÀI CHÍNH ■■ CHI NHANH ■■ CỎNGTYTNHH 11 CỔNG TY MI- ■I DMC-VTS 1

1 KỂ toan 1H PVCHEM ITS 1H DMC (100%) I■ VIÊT NAM (51%) ■1 (30%) 1

Biếu đồ 3.3 Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty

(Nguồn: Website Tổng Công ty)

3.1.4. Ngành nghề lĩnh vực kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh của Công ty Mẹ liên quan đến một số lĩnh vực kinh doanh chính sau:

- Nghiên cứu chuyển giao công nghệ, cung cấp dịch vụ dung dịch khoan, dịch vụ hoàn thiện và sửa chữa giếng khoan dầu khí, xử lý vùng cận đáy giếng, tăng

cường thu hồi dầu và các dịch vụ kỹ thuật dầu khí khác;

- Thu gom, xử lý, tái chế các loại phế liệu và chất thải cúa ngành dầu khí; - Dịch vụ làm sạch; chống ăn mòn

- Xử lý môi trường và chuyên giao công nghệ xử lý môi trường;

- Kinh doanh các hóa chất (trừ loại Nhà nước cấm), hóa phẩm, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyền, tồn chứa, chế biến dầu kill và các ngành kinh tế;

- Xuất nhập khẩu hoá chất (trừ loại Nhà nước cấm), hoá phẩm, thiết bị, nguyên liệu, vật tư phục vụ cho ngành công nghiệp dầu khí, phục vụ xử lý, chống ô nhiễm môi trường và các ngành công nghiệp khác;

- Khai thác, xử lý và cung cấp nước; xừ lý nước thải; - Khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản.

- Ngoài ra một số dịch vụ Tống công ty đang thực hiện như: dịch vụ dung dịch khoan; dịch vụ cung cấp hóa chất trọn gói; dịch vụ kỹ thuật phục vụ cho khai thác dầu khí; dịch vụ làm sạch bồn bể chứa dầu; tầu chở dầu và các thiết bị công nghệ, công trinh dầu khí; dịch vụ xử lý môi trường; dịch vụ chống ăn mòn; dịch vụ logistics.

Ngành nghề kinh doanh của từng đơn vị thành viên được phân biệt theo lĩnh vực kinh doanh chủ yếu và địa bàn hoạt động.

__ £

Trong 30 năm qua, PVChem đã không ngừng nô lực nâng cao chât lượng sản

9 9 9 r r

phâm/dịch vụ, nghiên cứu phát triên sản phâm mới, tôi ưu hóa sản xuât, nâng cao năng lực cạnh tranh,từng bước vươn ra thị trường quốc tế.

Theo Chiến lược phát triển đến năm 2025, định hướng đến năm 2035, PVChem đặt mục tiêu trở thành nhà cung câp dịch vụ hóa kỹ thuật chuyên nghiệp, sản xuất - kinh doanh các sản phấm hóa chất, hóa dầu hàng đầu tại Việt Nam, có uy tín trong khu vực. Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trung bình từ 10-

15%/năm cho giai đoạn từ 2016 - 2025 và 15-20%/năm cho giai đoạn 2026 - 2035.

3.1.5. Quy nhãn lực

Con người là nguồn lực quan trọng nhất chính vì vậy mà bất kỳ một đơn vị, một tổ chức nào cũng đặt vấn đề nhân lực lên hàng đầu. Quản lý nhân lực ngoài mục tiêu kinh tế, xã hội và mục tiêu củng cố phát triển tố chức thi còn có các mục tiêu bố trợ như thực hiện các chức năng nhiệm vụ cùa tổ chức. Chúng ta có thể thấy

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng công ty hóa chất và dịch vụ dầu khí (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)