Nâng cao công tác đánh giá, sắp xếp, phân công nhân lực

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng công ty hóa chất và dịch vụ dầu khí (Trang 97)

Đánh giá thực hiện công việc là một hoạt động Quản lý nhân lực quan trọng và luôn luôn tồn tại trong tất cả các tổ chức. Tuỳ vào điều kiện cụ thể, các kết quả đánh giá cần được phản hồi lại với người lao động để họ biết được mức độ thực hiện công việc của mình và cách thức đề thực hiện công việc của mình được tốt hơn. Hệ thống đánh giá bao gồm 3 yếu tố: các chuẩn mực thực hiện công việc, đo

lường thực hiện công việc và thông tin phản hồi.

Hiện nay, tình trạng chung đối với các doanh nghiệp Nhà nước đó là đối với nhân lực trực tiếp thì đánh giá dựa trên hệ thống tiêu chí định lượng, còn đối với cán bộ nhân viên gián tiếp (văn phòng) thì việc đánh giá lại dựa trên tiêu chí định tính dựa vào quan điểm chủ quan của người đánh giá nên khó có thể đánh giá một cách chính xác hiệu quả công việc nhân lực. Chính vì vậy, Công ty Mẹ nên đi theo hướng áp dụng hình thức đánh giá định lượng thống nhất cho cả nguồn nhân lục trực tiếp và gián tiếp mà thế giới hiện đang áp dụng, đó chính là chỉ số KPIs (Key Performance Index). Chỉ số này được xây dựng để đo lường hiệu suất công việc của nhân lực dựa trên sự kết hợp của mức độ hoàn thành công việc và thái độ làm việc• • • • ± • • • của cán bộ nhân viên. Cụ thể, tùy theo quy định của tòng bộ phận, cuối mỗi tháng, quý, năm cán bộ thực hiện tự chấm điếm KPIs của bản thân, xin ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, sau đó trinh kết quả đánh giá lên Hội đồng lương và thi đua khen thưởng của doanh nghiệp duyệt. Hội đồng sẽ căn cứ vào bảng tiêu chuấn đánh giá

của các bộ phận và đối chiếu với bảng mô tả công việc, kết quả công việc đạt được của từng cá nhân để chấm điểm xếp hạng và kỳ luật.

Một phần của tài liệu Quản lý nhân lực tại tổng công ty hóa chất và dịch vụ dầu khí (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)