Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và tại Việt Nam

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả phác đồ ARV có AZT ở bệnh nhân HIVAIDS tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 27 - 29)

1.2.1. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới [6] [7] [59] [61]:

Năm 1981, CDC thông báo sự không giải thích được về việc xuất hiện viêm phổi do PCP ở 5 nam thanh niên đồng tính tại Los Angeles và 226 nam thanh niên đồng tính mắc Sarcoma Kaposi.

Cuối năm 1982, 100 trường hợp có hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS) đầu tiên được CDC thông báo, xác định các tiêu chuẩn lâm sàng để chẩn đoán một trường hợp AIDS với mục đích giám sát dịch tễ. Năm 1993, CDC đưa ra các tiêu chuẩn để xác định một trường hợp AIDS.

Tính từ khi xuất hiện ca nhiễm đầu tiên (năm 1981) đến nay đã có khoảng 60 triệu người trên hành tinh nhiễm HIV, trong đó có khoảng 25 triệu người đã chết do các bệnh có liên quan đến AIDS. Các số liệu dịch tễ cho thấy, sự lây lan của HIV trên phạm vi toàn cầu đạt “đỉnh” vào năm 1996 khi có tới 3,5 triệu ca mới nhiễm. Như vậy tính đến năm 2008, số ca mới nhiễm HIV đã giảm 30% (2,7 triệu người vào năm 2008 so với 3,5 triệu người vào năm 1996). Trong 4 năm trở lại đây, số người tử vong do AIDS đã 10% (2 triệu vào năm 2008 so với 2,2 triệu năm 2004). Tín hiệu khả quan là số trẻ em

28

mới nhiễm HIV trong năm 2008 đã giảm 18% so với năm 2001 nhờ những nỗ lực dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.

Nhìn chung, cho đến năm 2008, dịch HIV đã bị hạn chế ở mức ổn định tại nhiều khu vực trên thế giới, tuy nhiên tỷ lệ nhiễm HIV vẫn tiếp tục gia tăng ở một số khu vực khác như Đông Âu, Trung Á và một số vùng của Châu Phi. Khu vực Cận Sahara của Châu Phi vẫn là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch HIV. Gần 71% tổng số trường hợp nhiễm HIV trong năm 2008 là dân của các nước khu vực này (với khoảng 1,9 triệu người mới nhiễm HIV năm 2008). Tiếp theo, đứng thứ hai vẫn là khu vực Đông Nam Á, với 280.000 người mới nhiễm HIV, cao hơn 110.000 người so với khu vực đứng thứ ba là Mỹ La Tinh trong cùng năm 2008.

1.2.2. Tình hình nhiễm HIV tại Việt Nam [1][2][6]:

Tháng 12/1990, trường hợp nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại thành phố Hồ Chí Minh. Dịch HIV thật sự bùng nổ ở nước ta năm 1993 với số ca nhiễm mới tăng vọt. Đến tháng 10/2001, HIV đã lan ra khắp các tỉnh thành trong cả nước. Lây nhiễm chủ yếu vẫn qua đường tiêm chích ma tuý, nên có khuynh hướng trẻ hoá (lứa tuổi 20 - 29 chiếm 29% vào năm 1997, 60,4% vào năm 2002) và lan sang nhóm có nguy cơ thấp như thai phụ (tăng từ 0,08% vào năm 1999 lên đến 0,2% vào năm 2000, 0,39% vào năm 2002), thanh niên đi khám tuyển nghĩa vụ quân sự (0,04% vào năm 1996, 0,15% vào năm 1998, 1,31% vào năm 2001).

Tính đến ngày 30/9/2009, cả nước có 180.312 người nhiễm HIV/AIDS đang còn sống được báo cáo, trong đó có 42.339 bệnh nhân AIDS và tổng số người chết do AIDS đã được báo cáo là 48.368 người.

Phân tích hình thái nguy cơ cho thấy, trong số người mới được phát hiện nhiễm HIV trong 9 tháng đầu năm 2010 có 49% bị nhiễm qua đường

29

máu, 38% qua đường tình dục, 3% qua đường mẹ-con và 10% không rõ đường lây. Tỷ lệ người nhiễm HIV là nam chiếm 70,8% và nữ chiếm 29,2%; phần lớn ở độ tuổi từ 20-39 (chiếm 82%).

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả phác đồ ARV có AZT ở bệnh nhân HIVAIDS tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương (Trang 27 - 29)