Lập ngân sách marketing

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRUNG NGUYÊN (Trang 31 - 32)

Các công ty chưa đầu tư cho thương hiệu c•ng như giao tiếp marketing đúng mức với quy mô, sản lượng, thị phần mà các doanh nghiệp đang có. Nhiều công ty chưa có kế hoạch dài hạn hoặc xác định ngân sách nhưng không có kế hoạch ngân sách phù hợp.

Thử thách giữa ngân sách marketing và chí phí truyền thông:

Chi phí quảng cáo qua các phương tiện truyền thông khá cao,chưa kể chi phí thiết kế và các dịch vụ khác. Để tạo được nhận biết cho người tiêu dùng, số lần đăng báo ít nhất là 3 kỳ trở lên. Các doanh nghiệp rất ngại khi xây xây dựng các hoạt động quảng cáo hoặc xây dựng thương hiệu,nhất là phải tính sản lượng tiêu thụ, ngân sách marketing bỏ ra mức phủ hàng,cách thức phân phối, công suất đáp ứng, khả năng chấp nhận của người tiêu dùng, hiệu quả khả thi. Với chiến lược định vị thấp, lợi nhuận không cao, ngân sách marketing không nhiều, chi phí các dịch vụ quảng cáo khá cao nên các doanh nghiệp không biết sử dụng ngân sách như thế nào có hiệu quả.

Kế hoạch sử dụng ngân sách có hiệu quả:

Ngân sách marketing phụ thuộc vào việc doanh nghiệp muốn thiết lập độ chính xác đến mức nào. Trước hết nếu công ty đi hoạt động được nhiều năm thì có thể dễ dàng thiết lập ngân sách marketing dựa trên doanh số và chi phí marketing những năm trước đây để tính toán chi phí dành cho mỗi khách hàng và chi phí trên mỗi sản phẩm để từ đó dựa vào chỉ tiêu doanh số hay nhu cầu khách hàng xác định ngân

20

sách marketing. Kết quả này không thật sự chính xác nhưng sẽ giúp doanh nghiệp đo lường được một ngân sách cần thiết giúp đạt được mục tiêu đề ra.

Xây dựng ngân sách marketing cho từng nhãn hàng:

Để xác định doanh thu dự kiến cho mỗi nhãn hiệu, các giám sát và nhân viên bán hàng kết hợp cùng với nhà phân phối, hệ thống cửa hàng,…tiến hành sàng lọc các khu vực có khách hàng mục tiêu, tính số lượng cửa hàng có thể bán sản phẩm. Tuy nhiên, ngân sách marketing không nên dàn đều cho các nhãn hiệu,doanh nghiệp cần chọn thương hiệu tiên phong để ưu tiên đầu tư và làm nền tảng hỗ trợ thương hiệu công ty và các thương hiệu còn lại.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRUNG NGUYÊN (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w