Môi trường vi mô

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRUNG NGUYÊN (Trang 41 - 44)

Môi trường kinh tế Việt Nam:

29

Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA), trong đó có những thế hệ mới với các khối kinh tế mạnh ( như các hiệp định CPTPP, EVFTA), nên thị trường của nền kinh tế Việt Nam đang được mở ra rộng lớn.

Cả Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đều coi Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng ở Châu Á-Thái Bình Dương. C•ng vì sức đề kháng của nền kinh tế đã tốt hơn trước nhiều nên nhìn chung việc tham gia các FTA của Việt Nam đều đạt được hiệu quả tốt. Tính đến tháng 2-2020, đã có 71 nước công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường (Thu Hoa.VOV5,2020).

Môi trường chính trị - pháp lý Tại thị trường nước ngoài hiện nay

Theo Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA), Liên minh Châu Âu (EU) đã xóa bỏ toàn bộ thuế cho các sản phẩm cà phê chưa rang và đã rang (giảm từ 7 – 11% xuống 0%), các loại cà phê chế biến c•ng giảm xuống còn 0% (Thu Hoa.VOV5,2020).

Cà phê là một trong số 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam, được EU cam kết bảo hộ khi EVFTA chính thức đi vào hoạt động.

Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn cho ngành cà phê Việt Nam với các nước xuất khẩu cà phê khác tại thị trường Mỹ. Hiện Việt Nam đã xuất khẩu cà phê đến hơn 80 nước trên thế giới. Trong đó, Đức và Mỹ là hai thị trường dẫn đầu với lượng nhập khẩu trên 10% cà phê của Việt Nam, xếp sau lần lượt là các nước Tây Ban Nha, Ý và Nhật Bản.

Tại thị trường Việt Nam hiện nay

Theo Thu Hoa.VOV5.(2020), trong các quy luật kinh tế thị trường thế giới mà Việt Nam tiếp thu có các quy luật về cạnh tranh và lợi nhuận. Để bảo đảm Việt Nam có một môi trường cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân, tại Hội nghị Trung ương 5 khóa XII, Đảng đã thông qua đồng thời 3 nghị quyết, bao gồm:

oNghị quyết số 11-NQ/TW về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,

o Nghị quyết số 10-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

30

o Nghị quyết số 12-NQ/TW về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Những nghị quyết này thể hiện rõ quan điểm của Đảng về việc xây dựng một nền kinh tế thị trường mang tính cạnh tranh cao, cạnh tranh công bằng giữa các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân ở trong nước.

Môi trường công nghệ

Với công nghệ hiện đại như ngày nay, những người nông dân ở nhiều nơi có thể chia sẻ kinh nghiệm gieo trồng, giới thiệu sản phẩm chăm sóc phù hợp, cập nhật thông tin và thậm chí là trao đổi giống cây trồng với nhau.

Bằng việc thấu hiểu giống cây, tình trạng đất trồng, kết hợp các công nghệ chăm sóc, ươm trồng phù hợp, nông dân gần như có thể chủ động hơn trong quá trình kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm và dự kiến sản lượng ngay khi chưa cuối vụ.

Ngoài ra, công nghệ còn hỗ trợ thực hiện các đột phá khác như phát triển giống cà phê mới, cải tiến giống cà phê c•, thay đổi phương thức canh tác và thu hoạch để đem đến sản phẩm tốt hơn.

Môi trường văn hóa – xã hội

Văn hóa uống cà phê của những người Việt hiện nay là văn hóa thưởng thức về cả vị giác lẫn thị giác. Khách hàng có thể ngồi tại quán cà phê hàng giờ liền không chỉ để thưởng thức một ly cà phê mà còn để tận hưởng không gian của quán. Giá tiền một ly cà phê hay một món nước bất kì nào đó của quán c•ng đã bao gồm cả tiền nguyên liệu và chi phí phục vụ.

Dù văn hóa thưởng thức cà phê có nhiều thay đổi theo sự phát triển từng ngày của xã hội nhưng hững ly cà phê đậm, đắng, thơm ngậy,… Cà phê là thức uống không bao giờ đánh mất vị trí của mình trong lòng những tín đồ cà phê tại Việt Nam. Môi trường tự nhiên

Theo Chu Khôi trong Tạp chí điện tử ( VnEconomy).(2020):

Cơn bão Goni (số 10) ảnh hưởng đến Việt Nam từ đầu năm nay đã gây thiệt hại nặng nề tại vùng trồng cà phê tại Đắk Lắk và Gia Lai.

Cơn bão Molave (số 9) trước đó đã ảnh hưởng khá nặng nề tại hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum, cả hai tỉnh chiếm khoảng 25% diện tích cà phê của cả nước.

31

Nhiều diện tích cà phê bị gãy đổ và ngập úng, trái bị rụng nhiều do trước đó phải chịu những trận hạn hán dài ngày.

Đến cuối tháng 10/2020, nhiều nơi trồng cà phê trọng điểm của Việt Nam là Tây Nguyên vẫn chưa thu hái được do trái cà phê chậm chín vì thời tiết thiếu nắng và ẩm ướt

Môi trường tự nhiên trở nên xấu đi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp sản xuất cà phê tại Việt Nam trong đó có Trung Nguyên

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRUNG NGUYÊN (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w