Điều chỉnh, đổi mới và mở rộng thị trường

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRUNG NGUYÊN (Trang 34 - 35)

Việc quản lý thương hiệu c•ng thông qua điều chỉnh, đổi mới và mở rộng thương hiệu, cụ thể:

Phối hợp có định hướng những yếu tố nhận diện thương hiệu

Việc phối hợp có tính nhất quán của thương hiệu là cần thiết nhằm duy trì sự tăng cường liên tưởng về thương hiệu. Tính nhất quán về nhận diện thương hiệu không phải là không thay đổi mà phải quản lý thương hiệu thường xuyên để duy trì sự đột phá có tính chiến lược hướng về thương hiệu.

Phối hợp kiến trúc thương hiệu với nhận diện thương hiệu

Cần có sự đồng nhất liên quan như: tên thương hiệu, logo, kiểu dáng, bao bì, màu sắc đặc trưng của dãy sản phẩm trong các mô hình kiến trúc thương hiệu như mở rộng theo chiều dọc. Khi xây dựng kiến trúc thương hiệu phải tính về lâu dài, doanh nghiệp phải vạch ra: Thương hiệu nào đi tiên phong làm đòn bẩy cho các thương hiệu khác; thương hiệu nào ở định vị thấp, trung bình, cao;…

Cần duy trì nhất quán mức giám chất lượng của mỗi dãy sản phẩm trong cùng một thương hiệu. Khi tăng giá, doanh nghiệp cần thay đổi một số yếu tố thương hiệu như màu sắc, chất liệu bao bì, tên hoặc các đặc tính thêm vào.

Điều chỉnh các chương trình giao tiếp marketing

Ngày nay, người tiêu dung biết đến một thương hiệu thông qua nhiều nguồn và nhiều điểm tiếp xúc. Những nguồn này gồm:

- Các kệnh truyền thông;

- Sự trải nghiệm cá nhân với thương hiệu; - Sự truyền miệng;

- Tương tác cá nhân với người của công ty; - Tiếp xúc qua điện thoại;

- Trang web của công ty; - Các điểm tiếp xúc khác.

23

Để thực hiện, doanh nghiệp cần điều tra mức độ nhận biết về thương hiệu của công ty và so với đối thủ cạnh tranh, khám phá các kênh thông tin khách hàng mục tiêu thường tiếp nhận, tăng cường tính sáng tạo, bất ngờ, hình ảnh ấn tượng trong quảng cáo. Chọn một nhân vật nổi tiếng phù hợp tính cách thương hiệu để nâng cao hình ảnh thương hiệu.

Tái tạo thương hiệu

Việc đổi mới thương hiệu là công cụ quan trọng thông qua nhận biết và liên tưởng về thương hiệu bằng cách cải thiện sự hồi tưởng và nhận biết của người tiêu dung. Nguồn tài sản mới của thương hiệu có thể thiết lập thông qua thay đổi các yếu tố của thương hiệu, thay đổi chương trình marketing.

Thâm nhập vào thị trường mới

Thâm nhập vào các thị trường mới c•ng là cách thức tái tạo, mở rộng thương hiệu đối với các khách hàng khác. Việc phân khúc thị trường đầy đủ và bỏ qua những phân khúc không phù hợp c•ng là lựa chọn hợp lý cho việc tái tạo thương hiệu. Đội ng• bán hàng cần thâm nhập vào các vùng sâu, vùng xa, các tỉnh thành khác, tăng độ bao phủ thông qua chiến lược phân phối hiệu quả, tiếp cận khách hàng mới để xây dựng tài sản thương hiệu.

Mở rộng thị trường xuất khẩu

Có nhiều cách xây dựng thương hiệu cho thị trường nước ngoài. Bằng cách tạo ra nhu cầu thông qua bán sản phẩm chất lượng tốt, giá rẻ, sau đó không ngừng tăng giá và chất lượng.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN học PHẦN QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU đề tài THỰC TRẠNG và PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU TRUNG NGUYÊN (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w